Hé lộ gia tộc ‘uy tín’ nhất Trung Quốc, chỉ phục vụ hoàng đế
Dạng Thức Lôi là gia tộc nổi tiếng ở Trung Quốc khi chuyên thiết kế các công trình cho hoàng tộc nhà Thanh. Theo ước tính, khoảng 1/5 công trình được công nhận là di sản tại Trung Quốc do gia tộc này thiết kế.
Gia tộc Dạng Thức Lôi được đánh giá có ảnh hưởng lớn đến lịch sử kiến trúc ở Trung Quốc. Nguyên do là bởi gia tộc này có truyền thống lâu đời làm nghề kiến trúc. Đặc biệt, gia tộc họ Lôi nổi danh nhờ chuyên thiết kế các công trình cho hoàng tộc nhà Thanh.
Cụ thể, gia tộc Dạng Thức Lôi được nhiều người biết đến khi chuyên thiết kế xây dựng các đình đài, lầu cổ có quy mô khủng. Nổi tiếng trong số này là việc gia tộc Dạng Thức Lôi thiết kế, xây dựng, tu sửa nhiều công trình quan trọng của hoàng tộc nhà Thanh thời phong kiến.
Theo một số nguồn tin, trong thời gian trị vì, hoàng đế Khang Hy của nhà Thanh đã từng cho tu sửa điện Thái Hòa bên trong Tử Cấm Thành. Trước khi khởi công tu sửa công trình quan trọng trong hoàng cung, triều đình phải làm lễ Lương Điển (lễ thực hiện ráp thanh xà chính trên mái của tòa kiến trúc).
Do đó, hoàng đế Khang Hy chủ trì lễ Lương Điển trước sự có mặt của văn võ bá quan trong triều. Sau khi hoàn thành nghi lễ, người thợ đưa thanh xà mới vào vị trí trên mái điện Thái Hòa để thay thế cho cái cũ. Tuy nhiên, khi người thợ ghép vào thì không khớp với khung mái.
Lúc ấy, văn võ bá quan và những người thợ làm công việc tu sửa vô cùng sợ hãi vì lo lắng hoàng đế Khang Hy sẽ “nổi trận lôi đình”. Trong tình huống đó, một người thợ tên Lôi Phát Đạt đứng ra và cầm trên tay chiếc rìu rồi trèo lên phần mái. Kế đến, người thợ này dùng đôi bàn tay khéo léo đưa thanh xà vào đúng vị trị, khớp với khung mái của điện Thái Hòa.
Vua Khang Hy cảm thấy hài lòng nên thưởng cho Lôi Phát Đạt bằng cách cho ông làm quản lý Dạng Thức phòng. Đây là phòng chuyên phụ trách công việc xây dựng trong hoàng cung. Từ đó trở đi, danh xưng “Dạng Thức Lôi” ra đời.
Lôi Phát Đạt truyền dạy những kỹ năng hoàn hảo cho con trai là Lôi Kim Ngọc. Nhờ vậy, sau khi kế nghiệp cha, Lôi Kim Ngọc bộc lộ tài năng hơn người và được triều đình, nhà vua giao cho nhiều công việc quan trọng như thiết kế, giám sát việc xây dựng, tu sửa các cung điện, vườn hoa, miếu thờ, lăng tẩm… Trong những thập kỷ tiếp theo, gia tộc Dạng Thức Lôi tiếp tục phục vụ các đời vua tiếp theo cũng như hoàng tộc nhà Thanh.
Tuy nhiên, sau Cách mạng Tân Hợi, chế độ phong kiến chấm dứt ở Trung Quốc nên Dạng Thức phòng biến mất. Từ đây, gia tộc Dạng Thức Lôi dần sa sút. Đến đời thứ 8 của Dạng Thức Lôi là Lôi Hiến Thái không có người thừa kế. Do vậy, sau khi Lôi Hiến Thái qua đời, gia tộc Dạng Thức Lôi hiển hách không còn
Dù vậy, gia tộc Dạng Thức Lôi để lại nhiều dấu ấn quan trọng. Theo ước tính, gia tộc này thiết kế khoảng 1/5 số công trình được công nhận là di sản ở Trung Quốc.
Viên Minh Viên, Sướng Xuân Viên, Di Hòa Viên, Thừa Đức Tỵ Thử Sơn Trang, Sùng Lăng, Thanh Đông Lăng và Tây Lăng, Thiên Đàn, Cố Cung, Tam Hải… là những công trình tiêu biểu do gia tộc này phụ trách thiết kế, xây dựng hay tu sửa.
Khám nghiệm di hài Bao Công, sự thật sững sờ dần hé lộ
Bao Công là vị quan nổi tiếng dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông. Ông qua đời năm 1062 để lại nhiều bí ẩn gây tò mò.
Những bí ẩn này được làm sáng tỏ khi các nhà khảo cổ tìm thấy mộ chứa di hài Bao Công.
Bao Công (999 - 1062), tên thật Bao Chửng, chữ là Hi Nhân, còn được gọi là Bao Thanh Thiên, quê gốc ở Lư Châu, Hợp Phì, Trung Quốc. Ông làm quan dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông.
Là vị quan chính trực, liêm minh, không sợ quyền thế, Bao Công xét xử các vụ án, đưa ra phán quyết đúng người, đúng tội, không bao che cho bất cứ ai dù người đó là đại thần, vương tôn quý tộc.
Theo sử sách, Bao Công qua đời ở tuổi 64 khi đang giữ chức Khu mật phó sứ. Ông đột ngột qua đời sau 13 ngày đổ bệnh. Dù được nhà vua ban cho thuốc tốt nhưng sức khỏe của vị quan này không có chuyển biến tốt. Cuối cùng, Bao Công qua đời.
Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu, ban thụy hiệu cho Bao Công là "Hiếu Túc". Sau khi hoàn thành các nghi lễ, thi hài Bao Chửng được an táng tại Lư Châu.
Sau khi Bao Công qua đời, một số truyền thuyết về vị quan này được lưu truyền rộng rãi trong dân chúng. Trong số này có giai thoại về việc vào ngày đưa tang Bao Công, 21 quan tài giống nhau đưa ra từ 3 cửa thành Lư Châu. Gia đình Bao Công làm như vậy vì muốn vị quan này yên giấc ngàn thu mà không bị kẻ thù hay mộ tặc quấy nhiễu.
Một giả thuyết khác đề cập đến việc Bao Công không chết vì bệnh tật. Thay vào đó, vị quan này bị kẻ thù đầu độc dẫn tới tử vong.
Sau nhiều thế kỷ, những giả thuyết về cái chết của Bao Công được làm sáng tỏ khi các chuyên gia tìm được mộ của vị quan này ở Đại Hưng Tập.
Bên trong mộ chứa di hài của Bao Công. Các chuyên gia tiến hành kiểm tra, giám định ADN nhằm làm sáng tỏ cái chết của ông. Theo đó, họ phát hiện hàm lượng các nguyên tố thủy ngân, sắt và canxi trong xương Bao Công cao hơn nhiều so với xương của người hiện đại.
Tuy nhiên, hàm lượng chì và arsen (thạch tín) trong di hài Bao Công lại thấp hơn người thường. Ở Trung Quốc thời phong kiến, độc dược được sử dụng chủ yếu là tì sương (thạch tín) và chu sa (thủy ngân). Hai loại này có độc tính cực mạnh.
Với kết quả trên, Tiến sĩ Hồ Hân Dân - Viện trưởng Viện Bảo tàng tỉnh An Huy cho hay giới nghiên cứu loại trừ khả năng Bao Công bị trúng độc cấp tính do bị đầu độc bằng thạch tín. Bao Công thực sự qua đời vì bạo bệnh đúng như sử liệu chính thức viết.
Phần bụng của chiến binh đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng to bất thường: Vì 3 lý do Theo các chuyên gia, phần bụng của các chiến binh đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng to hơn bình thường là do 3 nguyên nhân. Tần Thủy Hoàng không chỉ là hoàng đế đầu tiên của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Ông còn là người có công thống nhất Trung Hoa, để lại nhiều công trình vĩ đại cho...