Hé lộ chiến lược đối phó Triều Tiên của Donald Trump
“Hãy đưa tên lửa tớ Hawaii ngay lập tức”, lời ra lệnh của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harris đưa ra là cảnh báo cứng rắn đối với Triều Tiên, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng.
Đô đốc Mỹ Harris (phải) cho rằng phải khẩn cấp đưa tên lửa đến Hawaii để bảo vệ hòn đảo này trước nguy cơ bị Triều Tiên tấn công.
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ nói rằng, Hawaii rõ rang đang có nguy cơ đe doạ trong hôm nay, tờ Daily Star đưa tin. Đô đốc Harris cũng cho biết thêm, hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD đã được triển khai tới Hàn Quốc và sẽ được khởi động “trong những ngày”.
Ông nói rằng các biện pháp phòng Hawaii có thể làm “ngay bây giờ”. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng: “Tôi tin rằng kiến trúc tên lửa đạn đạo của chúng ta đủ để bảo vệ Hawaii hôm nay – nhưng nó có thể bị choáng ngợp.”
Nếu Kim Jong-un bắn “làn sóng” tên lửa, Hawaii sẽ không thể bắn trả tất cả. Đô đốc khuyên quân đội nên xem xét việc đặt radar mới trên hòn đảo Thái Bình Dương.
Ông cũng cho biết những tên lửa “đánh chặn” mới cũng sẽ được lắp đặt để đánh bật tên lửa của nhà lãnh đạo Kim Jong Un ra khỏi bầu trời. Ông cảnh báo, không còn nhiều thời gian để hành động bởi Triều Tiên sẽ phát triển một tên lửa và có thể tấn công Mỹ.
Đô đốc Harris nói: “Tôi không chia sẻ sự tự tin với các bạn rằng, Triều Tiên sẽ không tấn công Hàn Quốc, Nhật Bản hay Mỹ … một khi họ có khả năng”.
Ngày 26.4, theo Reuters, chính quyền Mỹ cũng cho biết, chiến lược của Tổng thống Donald Trump về Triều Tiên sẽ là hướng tới gây sức ép để Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa thông qua siết chặt các biện pháp trừng phạt, đồng thời để mở cánh cửa đối thoại.
Video đang HOT
Tuyên bố chung của Ngoại trưởng Rex Tillerson, Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis và Giám đốc Tình báo Quốc gia Dan Coats nêu rõ: “Mỹ theo đuổi sự bình ổn và giải giáp hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên một cách hòa bình. Chúng tôi để mở khả năng đàm phán hướng tới mục tiêu này. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn sẵn sàng bảo vệ bản thân và các đồng minh.
Chúng tôi sẽ hối thúc các thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế tăng cường sức ép với Triều Tiên để thuyết phục chế độ này xoa dịu tình hình leo thang và trở lại con đường đối thoại”. Tuyên bố khẳng định, Washington sẽ tiếp tục sử dụng các biện pháp ngoại giao và trừng phạt bổ sung để đưa Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán.
Trong khi đó, giới quan sát cho rằng trò chơi thách đố giữa Washington và Bình Nhưỡng đã trở nên nguy cấp. Nếu Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 6 như dự kiến, hơn bao giờ hết sẽ nhiều khả năng đẩy tình hình vượt qua điểm có thể vãn hồi. Tất cả các bên liên quan đều sẽ chịu hậu quả và Bình Nhưỡng chắc chắn bị tổn thất nặng nề nhất.
Theo kịch bản tối ưu, các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc chưa từng có tiền lệ mà Liên hợp quốc áp đặt sẽ giáng đòn mạnh xuống toàn bộ hoạt động công nghiệp của Triều Tiên và nước này khó có khả năng duy trì phát triển xã hội. Nếu Mỹ triển khai các cuộc tấn công chính xác nhằm vào các cơ sở hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, Bình Nhưỡng sẽ buộc phải có quyết định sống còn.
Khi đó, nếu Triều Tiên không sử dụng đòn đáp trả chiến lược, sẽ mất đi khả năng răn đe và Washington sẽ chiếm vai trò chủ đạo. Nếu Bình Nhưỡng chọn cách trả đũa Seoul, Mỹ và Hàn Quốc sẽ tấn công chính quyền Bình Nhưỡng mà không cần suy tính. Trong tình huống rủi ro cao này, các bên rất nhanh chóng mất kiểm soát. Không bên liên quan nào muốn một tình huống như vậy song nếu trò chơi bắt đầu, không bên nào có thể dừng lại được.
Theo Danviet
Thách thức Trung Quốc, Kim Jong Un không nghĩ đến 12 tuần hậu quả?
Khi cảnh báo Trung Quốc, nhà lãnh đạo Triều Tiên dường như đã quên sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc lên kinh tế nước này. Theo DailyStar, Triều Tiên sẽ chìm vào khủng hoảng nhiên liệu nếu làm Bắc Kinh nổi giận.
Triều Tiên được cho là đã cảnh báo Trung Quốc về "hậu quả thảm khốc" trong quan hệ song phương nếu Bắc Kinh đứng về phía Mỹ.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, khi cảnh báo Trung Quốc, nhà lãnh đạo Triều Tiên dường như đã quên sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc lên kinh tế nước này. Theo DailyStar, Triều Tiên sẽ chìm vào khủng hoảng nhiên liệu nếu làm Bắc Kinh nổi giận.
Giá xăng tại Bình Nhưỡng đã tăng 83% chỉ trong ba ngày, người nước ngoài yêu cầu bồi thường. Tại một số trạm xăng, chỉ có các nhà ngoại giao và các tổ chức quốc tế được phục vụ. Dầu hỏa ở Triều Tiên, được lấy từ nguồn cung cấp dầu thô của Trung Quốc.
Một chuyên gia tại ngân hàng IBK của Hàn Quốc nói rằng một lệnh cấm vận dầu sẽ khiến Triều Tiên "tê liệt".
Nếu Trung Quốc cắt đứt nguồn cung dầu, Triều Tiên sẽ không tồn tại được trong ba tháng ", ông Cho Bong-hyun nhận định. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên và hai nước có lịch sử hợp tác tốt.
Trước đó, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc bình luận bài viết "Các vị có giỏi nhảy theo nhạc của người khác không?" đăng ngày 22.4 của hãng thông tấn Triều Tiên (KCNA) không trực tiếp đề cập tới "Trung Quốc", song theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap thì bài viết này nhằm vào Bắc Kinh.
Yonhap bình luận, việc Bình Nhưỡng nâng mức chỉ trích với Bắc Kinh là rất hiếm. Bài viết cảnh báo rằng, Trung Quốc chắc chắn sẽ phải đối mặt với hậu quả trong quan hệ song phương chừng nào vẫn áp đặt trừng phạt kinh tế lên Triều Tiên như Mỹ đang trừng phạt nước này.
Trước đó nữa, các chuyên gia và truyền thông Trung Quốc kêu gọi chính phủ nước này tăng cường trừng phạt chống Triều Tiên, gồm cả dừng xuất khẩu dầu, nếu Triều Tiên thử hạt nhân lần 6.
Trong khi tình hình Triều Tiên đang nóng trở lại sau ít ngày tạm lắng, giới phân tích cho rằng, Triều Tiên đang tung ra những lời đe doạ quá sự thật.
Theo Sputnik, mới đây nhất, báo cáo được các nhà phân tích Viện Viễn Đông Gyeongsang ( "Gyeongnam FC") của Hàn Quốc công bố cho biết, Triều Tiên không có khả năng bắn hạ tên lửa của Hàn Quốc và Mỹ, mặc dù đã tăng cường các biện pháp phòng thủ tên lửa sau khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền.
Hãng thông tấn Yonhap đưa tin, dữ liệu trong "Báo cáo về chương trình hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên", được chuẩn bị bởi các nhân viên trường Đại học. Họ cho rằng CHDCND Triều Tiên với hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có của mình khó có thể bắn hạ tên lửa Mỹ và Hàn Quốc trong trường hợp tấn công vào căn cứ tên lửa của Triều Tiên.
Giới chuyên gia tin rằng, Triều Tiên không có khả năng bắn hạ tên lửa của Hàn Quốc và Mỹ.
Yonhap cho biết báo cáo được công bố vào thời điểm các lực lượng vũ trang của Hàn Quốc đã phát triển hệ thống tấn công phòng thủ chống CHDCND Triều Tiên có tên mã là "Kill-Chain", sẽ sẵn sàng vào năm 2022.
Các chuyên gia Đại học nói rằng Triều Tiên đã xây dựng một mạng lưới phòng thủ tên lửa ở Bình Nhưỡng và các căn cứ quân sự lớn, do kinh nghiệm chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Tại thời điểm hiện tại, theo số liệu của họ, Bắc Triều Tiên có 179 tên lửa "đất đối không" loại SA-2 với tầm xa 30 km, 38 tên lửa SA-5 với tầm xa 150km, tên lửa của Bắc Triều Tiên SA-3 với phạm vi 15 km.
Các chuyên gia Hàn Quốc nói rằng những tên lửa được phát triển và được cài đặt trong những năm 50 và những năm 60 của thế kỷ trước, tụt hậu khá xa các đặc tính của hệ thống Mỹ Patriot PAC-2. Hiện nay, CHDCND Triều Tiên đang cố gắng sửa đổi các tên lửa của họ và phát triển bệ phóng tự hành di động.
"Hiện rất khó kết luận rằng Triều Tiên có phương tiện độc lập bảo vệ trước tác động của tên lửa Hàn Quốc và Mỹ", Yonhap dẫn lời giáo sư đại học Gyeongnam Jang Chol Un.
Theo Danviet
Triều Tiên quyết tâm "đi đến tận cùng" nếu Mỹ khiêu khích Triều Tiên không sợ và cũng không muốn tránh chiến tranh, theo tuyên bố mới nhất của Bộ Ngoại giao nước này. Triều Tiên nói sẵn sàng đối đầu với sự hung hăng của Mỹ (Ảnh minh họa) Triều Tiên cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ các động thái của Mỹ và chuẩn bị đầy đủ để chống trả bất kỳ...