Hé lộ bí mật ‘Ngũ mao đảng’
Trong nhiều năm qua, chính quyền Bắc Kinh luôn bị nghi ngờ đã thuê mướn hàng ngàn người chuyên bình luận hoặc nhận xét những vấn đề trên các trang mạng xã hội theo hướng ủng hộ chính phủ.
Ước tính có khoảng 488 triệu dòng bình luận trên mạng xã hội Trung Quốc năm 2015 là sản phẩm của các bình luận viên “ Ngũ mao đảng”. REUTERS
Đội quân hùng hậu này bị gọi kháy là “Ngũ mao đảng”, do theo những lời đồn đãi, mỗi dòng bình luận dạng này được trả nửa tệ, hay 5 hào (ngũ mao). Tuy nhiên, nghiên cứu mới của các chuyên gia Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy quy kết này không chính xác.
Theo Đài NPR dẫn lời Giáo sư Gary King của Đại học Harvard cho hay nhóm của ông đã phân tích hàng loạt các email rò rỉ từ Văn phòng Tuyên truyền internet ở TP.Chương Cống, thuộc tỉnh Giang Tây và phát hiện các bình luận viên này thực chất là công chức nhà nước được yêu cầu “làm thêm” như một phần trách nhiệm công việc và không được trả lương.
Video đang HOT
Ước tính đã có khoảng 488 triệu dòng bình luận trên mạng xã hội Trung Quốc vào năm ngoái là sản phẩm của các bình luận viên này. Khoảng một nửa các bình luận tích cực đó xuất hiện trên các website của chính quyền và phần còn lại được đăng trên các trang mạng xã hội.
Các chuyên gia ước tính cứ 178 lời bình luận trên các trang mạng Trung Quốc thì lại có một bình luận thuộc về “Ngũ mao đảng”.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Xâm lược Syria: Con đường dẫn tới Thế chiến III?
Việc Thổ Nhĩ Kỳ và Ả-rập Xê-út công khai can thiệp quân sự vào Syria sẽ gây ra những hậu quả tai hại cho toàn bộ khu vực Trung Đông.
Đó là nhận định của bình luận viên Alexander Khrolenko của hãng truyền thông quốc tế "Nước Nga ngày nay".
Trọng pháo của Ả-rập Xê-út bắn phá lãnh thổ Yemen.
Tình hình Syria đang nóng lên từng ngày. Trong mấy ngày nay, Thổ Nhĩ Kỳ liên tục bắn phá một số khu vực ở phía bắc Syria, kể cả các vị trí của quân đội chính phủ (SAR). Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu một lần nữa đưa ra tối hậu thư cho lực lượng tự vệ người Kurd ở Syria. Bộ Quốc phòng Ả-rập Xê-út khẳng định việc triển khai bố trí máy bay chiến đấu tại căn cứ Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ gần biên giới Syria. Ả-rập Saudi phát động cuộc tập trận quy mô lớn liên quan đến 150.000 binh sĩ đến từ 25 quốc gia và điều đó khiến nước láng giềng Iraq cảm thấy căng thẳng. Mặc dù Ả-rập Xê-út, UAE, Bahrain và Qatar tuyên bố sẽ gửi quân đến Syria chỉ khi nào có thỏa thuận với chỉ huy liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu, tình hình vẫn không giảm căng thẳng.
Thổ Nhĩ Kỳ và Ả-rập Xê-út đang rất cố gắng vực dậy lực lượng đối lập tại Syria. Tuy nhiên, phiến quân được sự hỗ trợ của các nước này đang rút lui dưới sự tấn công của quân đội Syria và không quân Nga. Ankara và Riyadh chỉ còn một cách để "giữ thể diện" là tiến hành một cuộc xâm lược Syria bằng bộ binh.
Bình luận viên Khrolenko khẳng định, hành động can thiệp quân sự này sẽ bị quân đội chính phủ Syria giáng trả đích đáng. Có thể Ankara có kế hoạch chống lại sự kháng cự của quân đội Syria - với sự giúp đỡ của Ả-rập Xê-út, UAE, Qatar, Bahrain. Không quân Ả-rập Xê-út tiến sát khu vực xung đột chính cũng khiến cho người Mỹ được lợi: bản thân họ sẽ "thăm dò" khả năng thực sự của hệ thống phòng không Nga mà không sợ gặp rủi ro mạo hiểm cho bản thân.
Ông Alexander Khrolenko nói: Theo nghĩa rộng, xung đột Trung Đông hiện nay là từ hai phía: NATO và thế giới Hồi giáo Sunni, Nga và thế giới người Shiite. Trong cuộc tranh chấp địa chính trị này, nước chịu nhiều mạo hiểm hơn cả là Thổ Nhĩ Kỳ. Một mặt, các nhóm khủng bố buộc phải rời Syria vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm cuộc nội chiến mãn tính ở nước này. Mặt khác, đối với các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay, việc Tổng thống Bashar al-Assad vẫn tiếp tục nắm quyền ở Damascus chẳng khác gì một thất bại quân sự nặng nề. Đối với Ả-rập Xê-út, điều đó có nghĩa là mất quyền cầm đầu thế giới Hồi giáo Sunni. Liệu Washington sẽ có thể ngăn chặn được Ankara và Riyadh?
Trong trường hợp xấu nhất là Tehran đứng về phía Damascus, cuộc đụng độ sẽ nhanh chóng leo thang thành một cuộc chiến tranh quy mô lớn. Mỹ sẽ buộc phải hỗ trợ Ả-rập Xê-út và đồng minh NATO của mình là Thổ Nhĩ Kỳ. Iran sẽ được Nga giúp đỡ, có khả năng cả Trung Quốc. Tình hình tiếp theo sẽ diễn biến một cách không thể nào đoán trước.
Bình luận viên Alexander Khrolenko khẳng định rằng không phải bản thân Tổng thống Assad, mà chính dầu mỏ mới là ngòi nổ trong chính sách đối ngoại hiếu chiến của Ankara và Riyadh. Đường ống dẫn dầu từ Ả-rập Xê-út đến Châu Âu qua Syria và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khiến Nga thành nhà cung cấp năng lượng thứ yếu. Nước Syria của Tổng thống Assad chính là rào chắn ngăn cản sự thành công của dự án này.
Ông Khrolenko cảnh báo: Hơn bao giờ hết, Trung Đông đang tiến gần một cuộc chiến tranh rộng lớn nhất trong lịch sử khu vực.
Minh Châu (Theo Sputnik)
Theo_Kiến Thức
Bị chê béo, cô gái hút mỡ làm xà phòng tặng bạn trai trả thù Một cô gái người tỉnh Hà Nam, Trung Quốc bị người yêu chê béo và chia tay đã trả thù bằng cách đi hút mỡ rồi chế biến thành xà phòng tặng bạn trai cũ. Tiêu Tiêu chia sẻ ảnh đi hút mỡ. Ảnh: Weibo Theo Shanghaiist, cô gái có tên Tiêu Tiêu, người thành phố Trịnh Châu, đã chia sẻ tấm hình...