Hé lộ bí ẩn ’siêu quyền lực’ thời chiến của tổng thống Mỹ
Những tài liệu vừa được giải mật hé lộ những kế hoạch bí mật của nhánh hành pháp Mỹ trong tình huống khẩn cấp như sau một vụ tấn công hạt nhân, khi tổng thống có thể kích hoạt quyền lực thời chiến.
Trong thời Chiến tranh lạnh, chính quyền Mỹ đã âm thầm ban hành những chỉ thị mật cho phép tổng thống kích hoạt quyền lực khẩn cấp. Theo tờ The New York Times ngày 26.5, nội dung những chỉ thị này không hề được công bố hay báo cáo với quốc hội. Tuy nhiên, những tài liệu được công bố gần đây do Trung tâm vì Công lý Brennan tại Đại học New York có được, gồm những tài liệu liên quan đến nỗ lực của chính quyền Tổng thống George W. Bush nhằm chỉnh sửa sắc lệnh tuyển quân sau vụ khủng bố ngày 11.9.2001, đã hé lộ những manh mối.
Nhánh hành pháp Mỹ được cho là đã soạn thảo nhiều chỉ thị mật để tổng thống có thể ban hành trong trường hợp xảy ra thảm họa. Ảnh REUTERS
Theo The New York Times, những quyền hành khẩn cấp vào thời gian thập niên 1950, 1960 gồm việc ban hành thiết quân luật, kiểm duyệt thông tin từ nước ngoài và dừng các phiên xét xử đối với người bị giam giữ. Một sắc lệnh khác vào thập niên 1950 cho phép tạo ra vùng quân sự, cấm cửa một số nhóm người. Quyền này được cho là liên quan đến việc chính phủ Mỹ khi đó cấm người Nhật và người Mỹ gốc Nhật đặt chân đến vùng ở bờ tây trong Thế chiến 2. Năm 1967, Bộ Tư pháp khuyến nghị bỏ quyền này.
Các chỉ thị vào thời đó còn có việc tuyên bố tình trạng chiến tranh, cho phép triệu tập quốc hội tại một địa điểm an toàn, và tạo ra cơ quan có thẩm quyền kiểm soát nền kinh tế. Cơ quan này báo cáo với tổng thống và có thể ban hành các biện pháp như trưng dụng tài sản tư và phân phối tư liệu, kiểm soát mức lương, giá cả, giải quyết tranh chấp lao động.
Hiện chưa rõ những quyền hành kể trên có còn tồn tại trong thời hiện đại và có quyền hành nào khác được bổ sung cho tổng thống.
Video đang HOT
Chuyên gia Elizabeth Goitein thuộc Trung tâm vì Công lý Brennan suy đoán rằng có khả năng các quyền hành khẩn cấp này đã được mở rộng ra những tình huống khác, ngoài trường hợp bị tấn công hạt nhân.
Vào thời gian đầu, những quyền hành được cho là chỉ tập trung vào một hạng mục nhưng về sau, số lượng đã tăng lên thành 7, dù nội dung cụ thể của các hạng mục này không được công bố. Vào thời điểm Tổng thống George W. Bush nhậm chức vào năm 2001, có 48 chỉ thị liên quan đến quyền khẩn cấp của tổng thống và vào thời điểm ông Bush sắp mãn nhiệm năm 2008, con số tăng lên thành 56.
Nhiều hồ sơ do Trung tâm vì Công lý Brennan cung cấp cho thấy những quyền hành của thời Tổng thống Bush tập trung vào vấn đề an ninh quốc gia, sau vụ khủng bố 11.9, như cho phép tổng thống kiểm soát hoặc ngắt các mạng lưới liên lạc trong thời chiến.
Tổng thống George W. Bush cùng các quan chức bên dưới boongke sau vụ tấn công ngày 11.9. Ảnh REUTERS
Một hồ sơ khác vào mùa hè năm 2008 nhắc đến việc các luật sư của Bộ Tư pháp đang sửa đổi một sắc lệnh dự thảo liên quan đến ý kiến gần đó của Tòa án Tối cao. Hồ sơ không nêu rõ là phán quyết nào nhưng theo The New York Times, Tòa án Tối cao thời điểm đó vừa ban hành các phán quyết quan trọng có thể liên quan đến hành động của chính quyền trong trường hợp khẩn cấp: gồm quyền sử dụng súng và quyền được xét xử của tù nhân tại nhà tù Guantanamo.
Bà Goitein nói rằng những hồ sơ này đã cho thấy rõ quyền khẩn cấp của tổng thống sau vụ 11.9 có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến sự tự do dân sự của người dân Mỹ. “Dù vậy, không có sự giám sát của quốc hội và điều đó không thể chấp nhận”, bà Goitein nói.
Trung tâm vì Công lý Brennan đã thu thập các tài liệu về quyền khẩn cấp của tổng thống và đã có được các hồ sơ từ thư viện Tổng thống Bush theo Đạo luật tự do thông tin.
Các hồ sơ được công bố sau khi hạ viện thông qua một dự luật hồi tháng 12.2021, áp đặt nhiều giới hạn lớn lên quyền lực của tổng thống. Dự luật chưa được thượng viện thông qua. Hồi năm 2020, thượng nghị sĩ Edward Markey cũng giới thiệu dự luật tương tự sau khi Tổng thống khi đó là ông Donald Trump tuyên bố có toàn quyền trong thời gian đầu đại dịch Covid-19 và ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.
IS lập mưu ám sát cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush ở Dallas?
Một người bị tình nghi thuộc Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã lập mưu ám sát cựu Tổng thống George W. Bush, đến tận thành phố Dallas để quay phim xung quanh nhà của ông Bush, theo tạp chí Forbes hôm nay 24.5.
Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cho hay cơ quan này đã phát hiện âm mưu ám sát nói trên thông qua hai người đưa tin bí mật và việc giám sát tài khoản của nghi phạm trên ứng dụng nhắn tin WhatsApp, theo Forbes.
Nghi phạm, ở thành phố Columbus, thủ phủ của bang Ohio, nói muốn ám sát ông Bush vì cảm thấy cựu lãnh đạo này có trách nhiệm cho cái chết của nhiều người Iraq và phá hủy đất nước này theo sau chiến dịch quân sự của Mỹ năm 2003, theo đơn xin lệnh truy bắt của FBI.
Cựu Tổng thống George W. Bush. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH FORBES
Nghi phạm lên kế hoạch ám sát ở Mỹ từ năm 2020 và có hồ sơ xin tị nạn đang chờ giải quyết, theo đơn xin lệnh truy bắt của FBI, được nộp vào ngày 23.3 và được mở niêm phong trong tuần này tại một tòa án liên bang ở Ohio.
Các đặc vụ liên bang đã dùng hai người đưa tin bí mật để điều tra âm mưu ám sát cựu Tổng thống Bush. Trong số đó có một người tuyên bố hỗ trợ có được giấy tờ nhận diện và nhập cư giả, và người thứ hai giả là khách hàng của một người đưa người nhập cư trái phép, sẵn sàng chỉ trả hàng ngàn USD để đưa gia đình sang Mỹ.
Trong tháng 11.2021, nghi phạm tiết lộ với một nội gián của FBI về âm mưu ám sát ông Bush và đã hỏi người đưa tin bí mật là liệu có biết cách có được hồ sơ nhận diện giả của cảnh sát và/hoặc FBI để hỗ trợ cho việc ám sát hay không và liệu có thể đưa nhóm người tham gia âm mưu ám sát sau khi kế hoạch hoàn tất hay không, theo đơn xin lệnh truy bắt của FBI.
Còn người tình nghi đưa người trái phép nói rằng ông ta muốn tìm và ám sát một cựu tướng Iraq đã hỗ trợ người Mỹ trong cuộc chiến tranh Iraq và là người mà ông cho là đang sống ở Mỹ với danh tính giả, theo các nhà điều tra.
Có tới 7 người trong nhóm tham gia kế hoạch ám sát sẽ được đưa đến Mỹ để nhằm vào cựu Tổng thống Bush, theo cuộc nói chuyện được mô tả trong đơn xin lệnh truy bắt nghi phạm của FBI và công việc của nghi phạm là xác định vị trí và giám sát những nơi ở và/hoặc văn phòng của ông Bush, và tìm cách có được súng cùng xe để dùng trong vụ ám sát.
Sau khi đến Dallas cùng với người đưa tin tức bí mật để quay phim về chỗ ở của ông Bush, nghi phạm còn quay thêm Viện Nghiên cứu George W. Bush, theo các đặc vụ liên bang.
Hiện chưa có cáo buộc nào được đưa ra đối với nghi phạm và hiện không rõ người này có bị bắt hay chưa, theo Forbes. Bộ Tư pháp Mỹ cũng như văn phòng của cựu Tổng thống Bush chưa có phản hồi về thông tin liên quan từ Forbes.
Vụ việc trên cho thấy các nhà điều tra liên bang Mỹ tiếp tục theo dõi các mối đe dọa từ IS dù tổ chức này đã bị các chiến dịch quân sự và tình báo Mỹ làm suy yếu nghiêm trọng trong những năm gần đây, theo Forbes.
.
Đang trinh sát, lính Mỹ bị gấu tấn công đến chết ở Alaska Hôm 13.5, Lục quân Mỹ công khai danh tính người lính bị gấu giết hại ở bang Alaska hồi đầu tuần là thượng sĩ Michael Plant, 30 tuổi, người thành phố Saint Augustine thuộc bang Florida. Alaska là lãnh thổ của loài gấu. Ảnh AFP/GETTY "Thượng sĩ Plant là một phần không thể thiếu của đơn vị chúng tôi. Anh ấy lạc quan...