Hé lộ ảnh chụp rõ nét tảng băng trôi đã gây thảm họa chìm tàu Titanic
Bức ảnh đen trắng về tảng băng trôi đã được một thuyền trưởng tàu chở khách vượt Đại Tây Dương tình cờ chụp lại hai ngày trước khi thảm họa Titanic xảy ra.
Bức ảnh thuyền trưởng W Wood chụp về tảng băng được cho là nguyên nhân khiến tàu Titanic bị chìm. (Nguồn: BNPS)
Một bức ảnh đáng chú ý về “tảng băng khiến tàu Titanic bị chìm” đã xuất hiện 108 năm sau thảm họa lịch sử cướp đi sinh mạng của hơn 1.500 hành khách và thủy thủ.
Bức ảnh đen trắng được một thuyền trưởng tàu chở khách vượt Đại Tây Dương tình cờ chụp lại hai ngày trước khi thảm họa chìm tàu Titanic xảy ra.
Thuyền trưởng W. Wood chỉ huy con tàu SS Etonian là người rất thích nhiếp ảnh và đã chụp được tảng băng khổng lồ này.
Điều quan trọng, ông đã ghi chú về tọa độ của tảng băng, gần như trùng khớp địa điểm tàu Titanic va chạm với băng trôi 40 giờ sau đó và chìm khiến 1.522 người thiệt mạng.
Khi đến New York, thuyền trưởng Wood đã rửa và gửi một bức ảnh cho cụ của mình, cùng với một lá thư trong đó ông nói rằng đây là tảng băng khiến tàu Titanic bị chìm.
Video đang HOT
Bức ảnh và bức thư thuyền trưởng Wood gửi cho cụ mình. (Nguồn: BNPS)
Thuyền trưởng Wood viết: “Cháu gửi cụ bức ảnh về biển cả, tàu Etonian lướt trong gió và tảng băng khiến tàu Titanic bị chìm. Chúng cháu đã đi qua tảng băng này 40 giờ trước tàu Titanic, lại vào ban ngày, nên cháu dễ dàng nhìn thấy tảng băng và chụp bức ảnh này.”
Ông này đã viết một chú thích bằng mực đen trên bức ảnh đi kèm, ghi chú “tảng băng được chụp bởi thuyền trưởng tàu SS Etonian tại tọa độ 41,50 độ Bắc và 49,50 độ Đông vào lúc 16 giờ ngày 12/4/1912″.
Tàu Titanic đâm phải một tảng băng trôi vào lúc 10 giờ 20 ngày 14/4/1912 và chìm xuống đáy biển chỉ chưa đầy 3 giờ sau đó.
Một số hình ảnh về các tảng băng trôi trong vùng lân cận của Titanic được chụp trước và sau vụ va chạm đã được công bố trong thế kỷ qua.
Bức ảnh tàu Titanic rời cảng Southamton ngày 10/4/1912, 4 ngày trước khi thảm họa xảy ra. (Nguồn: AP)
Tuy nhiên, bức ảnh về tảng băng trôi có hình dạng khác thường của thuyền trưởng Wood dường như rất khớp với các bản phác thảo và mô tả của nhân chứng về tảng băng mà tàu Titanic đã va phải.
Bức ảnh và bức thư hiện đang được bán đấu giá với giá ước tính 12.000 bảng./.
Cận cảnh chiếc còi của sĩ quan tàu Titanic có giá gần 100 triệu đồng
Chiếc còi thuộc về một sĩ quan trong thảm họa Titanic lịch sử được đem ra đấu giá cùng nhiều hiện vật khác có liên quan đến con tàu với giá hàng trăm triệu đồng.
Hơn 100 năm sau khi xảy ra thảm họa lịch sử tàu Titanic bị đắm, tìm kiếm vật cổ trên con tàu vẫn là thú đam mê của rất nhiều nhà sưu tầm trên toàn thế giới.
Chiếc còi có khắc chữ Lieut. HG Lowe RNR thuộc về sĩ quan Harold Lowe làm việc trên tàu Titanic
Chiếc còi là một trong những vật phẩm thuộc về Harold Lowe, sĩ quan thứ năm trên tàu Titanic. Sau khi qua đời, con cháu của Lowe là người nắm giữ chiếc còi.
Thảm họa Titanic xảy ra vào lúc 23h40, giờ địa phương, ngày 14/4/1912, tàu đâm trúng một tảng băng trôi và chìm chỉ khoảng hai giờ sau đó.Trong số 2.224 người có mặt trên con tàu được cho là 'không thể nào chìm', chỉ có khoảng 700 người sống sót. 1.500 người còn lại hoặc bị mắc kẹt trong khoang tàu đắm hoặc chết trong làn nước giá lạnh của Bắc Đại Tây Dương.
Người ta tìm thấy xác con tàu ở đáy biển thuộc độ sâu 3,8 km về phía nam của Newfoundland. Harold Lowe là người chỉ huy xuồng cứu sinh 14 của tàu Titanic đồng thời tổ chức tìm kiếm những người còn sống sót trên vùng biển băng giá.
Nam diễn viên người Wales Ioan Gruffudd đã thể hiện rất thành công nhân vật sĩ quan sinh ra ở Bắc Wales này trong bộ phim bom tấn Hollywood 'Titanic' do James Cameron đạo diễn.
Chiếc còi có khắc chữ Lieut. HG Lowe RNR (Khu bảo tồn Hải quân Hoàng gia). Nhà tổ chức đấu giá Andrew Aldridge cho biết: "Chiếc còi chắc chắn thuộc người sĩ quan anh hùng nhưng hiện không rõ Harold Lowe có sử dụng chiếc còi trong đêm tàu Titanic bị chìm hay không".
Người ta ước tính chiếc còi có giá trị khoảng 2.526 đến 3.788 USD (tương đương khoảng hơn 88,6 triệu đồng)
Bức ảnh những sĩ quan trên tàu cứu hộ RMS Carpathia kèm chữ ký của thuyền trưởng Arthur Rostron
Ngoài ra còn một số vật phẩm thuộc con tàu huyền thoại như bức ảnh các sĩ quan trên tàu cứu hộ Titanic mang tên RMS Carpathia có chữ ký của thuyền thưởng Arthur Rostron. Đây là chiếc thuyền cứu sinh đầu tiên phát hiện và tiếp cận con tàu Titanic khi tình cơ đi ngang qua hiện trường. Bức ảnh có giá trị ước tính từ 7.578 đến 12.628 USD (khoảng hơn 295 triệu đồng).
Năm 2017, một lá thư nhuộm màu biển sau khi được lấy ra từ thi thể nạn nhân Titanic đã bán với giá 166.000 USD (tương đương khoảng 3,8 tỉ đồng).
Tuy nhiên, những hình ảnh mà các nhà khoa học ghi lại được vào năm 2019 cho thấy xác tàu Titanic đã xuống cấp nghiêm trọng do sự phá hủy tự nhiên dưới đáy biển Bắc Đại Tây Dương.
Giật mình giấc mơ tiên tri "đúng y xì" về thảm kịch chìm tàu Titanic Tàu Titanic huyền thoại gặp thảm kịch chìm tàu kinh hoàng vào tháng 4/1912, cướp đi sinh mạng của hơn 1.500 người. Sau khi thảm kịch này xảy ra, một số người may mắn sống sót cho biết đã có giấc mơ tiên tri về việc tàu Titanic gặp nạn từ trước. Tàu Titanic huyền thoại chìm tại Bắc Đại Tây Dương đêm...