Hè đến rồi, hãy khám phá ngay những quán nộm ngon nổi tiếng Hà Nội
Nộm bò khô luôn là món ăn được mọi người yêu thích khi hè đến. Chỉ đơn giản là đu đủ xanh, thịt bào khô hoặc hoa chuối thái lát mỏng, trộn cùng thứ nước trộn chua ngọt và thêm lạc rang đập dập nhưng mỗi quán lại có một công thức và tạo ra các vị khác nhau
Dưới đây là danh sách những nộm ngon nổi tiếng đất Hà thành.
Nộm bò khô phố Hồ Hoàn Kiếm
Nộm Long Vi Dung nổi tiếng phố Hồ Hoàn Kiếm. Ảnh sưu tầm/ https://dulich.petrotimes.vn/
Luôn đứng đầu top những quán nộm ngon nổi tiếng Hà Nội, thì không ai là không biết tới nộm Long Vi Dung nổi tiếng phố Hồ Hoàn Kiếm – phố “nộm” ngay trung tâm phố cổ. Quán nằm ở phố hoàn kiếm luôn đi từ Cầu Gỗ rẽ qua thì quán ngay góc ạ. Một đĩa nộm ở đây có giá 35.000 đồng, nhưng khá đầy đặn, ngoài đu đủ nạo sợi truyền thống và rau thơm còn có rất nhiều thịt bò: thịt bò khô cắt miếng, thịt bò luộc thái lát mỏng, gân bò, mề quay, gan sấy… phong phú. Khi thưởng thức, tất cả được trộn đều cùng thứ nước trộn chua ngọt rất vừa miệng. Ngoài ra quán còn có bánh bột lọc, nem chua rán hay chim quay rất ngon. Vì thế mà quán lúc nào cũng tấp nập khách ra vào, đặc biệt là những ngày cuối tuần.
Nộm sứa phố Đường Thành
Ảnh sưu tầm/ https://dulich.petrotimes.vn/
Nói về sứa thì có nộm sứa là được nhiều người yêu thích nhất. Hè tới, ăn sứa biển đã trở thành một trong những thói quen của người Hà thành truyền từ bao đời nay. Đơn giản chỉ là sứa biển, khi đưa vào miệng là miếng sứa biển giòn như thạch rau câu, kèm miếng đậu nướng cùng một ít dừa tươi, rau kinh giới, tía tô và bát mắm tôm được đánh bông dậy mùi. Chỉ vậy thôi mà cái gánh hàng nho nhỏ ở đầu phố Đường Thành – đoạn ngã tư với Hàng Bông – đã trở thành địa chỉ quen thuộc từ hàng chục năm nay cho những người thích ăn sứa.
Nộm bò khô thêm bì phố Tôn Thất Tùng
Ảnh sưu tầm/ https://dulich.petrotimes.vn/
Quán nằm trong dãy chợ ở ngõ đầu tiên từ Chùa Bộc rẽ vào phố Tôn Thất Tùng, chỉ bán từ 3h chiều. Một đĩa nộm có giá từ 20.000 đồng. Nếu là một tín đồ của món nộm chua ngọt, bạn không thể không biết. Ngoài các nguyên liệu quen thuộc ở đây còn có thêm cả bì lợn thái sợi trộn thính nếp khá lạ miệng. Nhìn đĩa nộm đầy màu sắc hấp dẫn: sợi đu đủ trắng xanh giòn tan, thịt bò khô màu đỏ nâu, bì, lạc màu vàng ngà, rau kinh giới xanh mát… tất cả được trộn cùng với nước mắm chua ngọt pha vừa miệng.
Video đang HOT
Nộm cổ gà phố Hàng Buồm
Ảnh sưu tầm/ https://dulich.petrotimes.vn/
Nằm trên phố Hàng Buồm nhộn nhịp, ở số nhà 43 có một hàng ăn nhỏ nằm hơi khuất tuy nhiên quán rất đông vì một món nghe rất lạ tai: Cổ gà chiên. Ở đây cổ gà được chiên lên vàng ruộm, một chiếc cũng đủ chặt ra làm 3, 4 miếng, cứ thế cầm tay chấm nước mắm rồi đưa lên miệng nhẩn nha. Phần cổ gà không có nhiều thịt, ấy vậy mà miếng cổ gà quay cũng đủ để khách ăn cảm nhận rõ vị ngọt mềm đặc trưng, thêm gia vị tẩm ướp vừa vặn nên càng đậm đà “ăn đứt” thứ thịt quay dày cả tảng thông thường. Một người đến tầm đói cũng chỉ ăn hết được khoảng 2-3 chiếc cổ gà.
Nộm “bố già” trên phố Hồng Phúc
Ảnh sưu tầm/ https://dulich.petrotimes.vn/
Với những người mê món nộm thì hình ảnh “bố già” tay thoăn thoắt bốc đu đủ, cắt thịt, tưới nước mắm vào từng bát nộm ở ngã tư phố Hồng Phúc, Nguyễn Trung Trực (đối diện trường tiểu học Nguyễn Trung Trực) đã trở nên vô cùng quen thuộc mỗi buổi chiều về. Món nộm ở đây đặc biệt cả món tỏi chiên giòn – thứ gia vị rất ít quán nộm ở Hà Nội có. Tép tỏi chiên vừa tới, vàng mà không cháy ăn hơi cay lại giòn, kết hợp với nộm giòn, nước chấm chua ngọt càng thêm ngon và đã. Quả thật bát nộm của “bố già” đủ khiến cả người ăn khỏe phải lưng dạ, không những thế giá cũng mềm đến đáng ngạc nhiên, chỉ… 20.000 đồng cho một bát thập cẩm, đủ ăn sướng miệng.
Nộm Mai Nga phố Hàm Long
Ảnh sưu tầm/ https://dulich.petrotimes.vn/
Là quán nộm nổi tiếng nhất nhì khu Hàm Long, không có gì khó hiểu khi quán nộm này luôn tấp nập người ra vào dù có mức giá “nhỉnh” hơn so với các quán xung quanh. Nước nộm thanh thanh hài hòa các vị, dậy mùi tỏi phi hấp dẫn khứu giác ăn kèm với bánh bột lọc ăn hợp miệng vô cùng.
Nộm Lim phố Hàng Bún
Ảnh sưu tầm/ https://dulich.petrotimes.vn/
Là một trong những quán nộm bò khô ngon nhất nhì Hà thành, nhưng nộm Lim Hàng Bún lại có cách chế biến đặc biệt hơn. Khúc thịt bò sấy như một khúc gỗ lim màu nâu sậm rắn chắc làm ta liên tưởng đến thịt trâu gác bếp của vùng cao Tây Bắc. Vị nộm Lim chua mát, ngọt ngọt, giòn giòn của đu đủ xanh, cay cay của ớt, thơm ngai ngái giòn tan của tỏi chiên, mùi thơm nức của thịt bò chính là bí quyết của món ăn này. Tỏi được chọn là tỏi ta, tép tỏi tuy nhỏ nhưng nhiều tinh dầu và đặc biệt rất thơm tạo nên nét đặc biệt ở quán nộm này.
Quán bánh cuốn đắt hàng suốt 40 năm, ngày bán 200 suất ở Hà Nội
Nếu như bánh cuốn Thanh Trì không nhân, đặc trưng bởi cái trắng muốt, thì quán bánh cuốn gần 40 năm của chị em họ Hoàng lại hút khách bởi vị đậm đà của nhân thịt mộc nhĩ và bát nước chấm vừa miệng.
Bánh cuốn là một thứ đặc sản bình dị của mảnh đất Hà thành, được ăn cùng hành khô, giò chả Ước Lễ, thêm vài nhánh rau mùi, rau húng để tăng thêm mùi vị, chấm nước mắm chua ngọt.
Ngày nay, dạo một vòng quanh khắp phố phường Hà Nội, tần suất xuất hiện của món bánh này cũng không thua kém gì những món ăn phổ biến khác của Thủ đô như là phở, bánh mì...
Nằm trên con phố Phan Phù Tiên (Đống Đa, Hà Nội), quán bánh cuốn do bà Lộc mở từ 1985, ngày nay đang được 2 người con gái của bà tiếp quản, trực tiếp tráng bánh và quản lý quán.
Chị Hoàng Hồng Ánh và chị Hoàng Diệu Hương tiếp quản quán bánh cuốn của mẹ đẻ.
Từ những ngày đầu mở quán, 4 người con gái của bà Lộc đã cùng nhau phụ với mẹ bán bánh cuốn, mẹ tráng còn con bê bánh phục vụ khách.
"Nhà tôi có 4 chị em gái, 3 chị em ở Hà Nội, 1 chị ở Sài Gòn đều lưu giữ nghề gia truyền của mẹ để lại. Mọi người đến quán toàn thấy mấy chị em gái làm nên hay gọi là quán chị em", chị Hoàng Hồng Ánh cho biết.
Chỉ với một vài dụng cụ "tự chế" đơn giản cùng với 3 nồi nước luôn sôi nghi ngút, chị Hương (em gái chị Ánh) thoăn thoắt múc bột bánh vào nắp tráng bột gáo dừa và dàn mỏng trên mặt vải.
Sau đó úp vung đến khi bánh phồng lên tức đã chín, chị nhanh tay lấy bánh, chị Ánh đỡ lá bánh, cho nhân thịt băm trộn lẫn với mộc nhĩ rồi gấp lại, lớp bánh mỏng dính cuộn đều ôm lấy nhân bên trong bóng bẩy, đầy tinh tế.
Bột gạo làm bánh được hòa loãng, đổ vào chiếc gáo dừa.
Chị Hương dàn mỏng bánh trên mặt khuôn vải rồi đậy vung lại.
Chị Ánh làm công đoạn gói nhân bánh, thêm hành khô, hoàn thiện đĩa bánh cuốn cho khách.
Nhìn 2 chị em họ làm bánh cuốn như những nghệ nhân, rất điệu nghệ. Những chiếc nồi nhôm dùng để tráng bánh của quán nhỏ hơn so với các quán khác. Chị Ánh nhanh nhảu giải đáp: "Khuôn bánh nhà tôi chỉ nhỏ như chiếc bánh đa nem, bánh tráng mỏng và không bị nhiều bột, lãng phí bột".
Bánh cuốn ngon nhất khi ăn lúc còn nóng hổi nên khi có khách 2 chị em mới bắt đầu làm. Bánh tráng đến đâu, ăn đến đó, đòi hỏi người ăn phải kiên nhẫn chờ đợi. Thế nhưng, không có ai cằn nhằn, khó chịu, bởi sự chờ đợi của họ luôn được đền đáp xứng đáng bằng đĩa bánh cuốn nóng hổi, thơm nức.
Điểm đặc trưng của quán nằm ở bát nước chấm gia truyền do mẹ chị để lại. Nước chấm được pha từ nước thịt lợn thăn ninh nhừ, sau đó thêm nước mắm, giấm, nước cốt chanh cho vừa vặn. Nước chấm trong, ngọt thanh và không bị lênh láng mỡ.
Gắp từng miếng bánh chấm thật đẫm vào bát nước chấm, cái đậm đà của nhân bánh kết hợp với cái dẻo mịn của lớp vỏ và hương vị độc đáo của nước mắm, của rau mùi hòa quyện khiến thực khách ăn mãi mà không muốn dừng đũa.
Bánh cuốn ở đây ăn cùng với chả quế Ước Lễ, lạp xưởng.
Bên cạnh nước chấm, nhiều thực khách còn "nghiền" hành khô giòn rụm ăn cùng bánh cuốn của quán. Chị Ánh cho biết, hành khô do nhà chị tự làm nên là hành nguyên chất 100%, bột gạo để làm bánh chị cũng tự xay. Thậm chí, hạt tiêu chị mua cả hạt về rang rồi xay nhỏ để rắc vào bát nước chấm.
Ngoài nhân thịt băm mộc nhĩ quen thuộc, quán còn nổi tiếng với món trứng hấp. Trứng được hấp chín khoảng 70%, xắn miếng trứng lòng đào dẻo, ngậy, béo mà không bị tanh.
Bánh phải mỏng, bóng, trắng trong.
Nhân bánh được ướp gia vị, xào kỹ cùng mộc nhĩ.
Quán mở bán từ 6 giờ 30 sáng đến 1h30 chiều, đông nhất là những ngày cuối tuần. Trung bình mỗi ngày bán được khoảng 200 đĩa bánh, nhiều thực khách ăn từ khi còn nhỏ, giờ đã lên chức bố, mẹ vẫn thường xuyên tới quán thưởng thức.
Chị Đào Ngọc Anh ở phố Tôn Đức Thắng (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi ăn bánh cuốn ở đây từ khi mới đi học lớp 1, đến nay đã có con rồi tôi vẫn chỉ trung thành quán này. Thỉnh thoảng tôi dẫn cả con đến đây ăn, hương vị vẫn giữ nguyên như vậy từ thời bà Lộc bán. Vỏ bánh vừa mướt, mỏng mà vẫn dai dai không có quán nào có được".
Mỗi đĩa bánh cuốn có giá 20.000 đồng, trứng hấp, chả quế sẽ tính tiền riêng.
Không cao sang, cầu kỳ, bánh cuốn Hà Nội chiếm trọn trái tim của thực khách từ mọi lứa tuổi, mọi địa vị, tầng lớp bởi chính cái vẻ mộc mạc, thanh nhã vốn có của mình, trở thành một thứ đặc sản không thể thiếu của Thủ đô.
Nhai sướng miệng với món nộm sứa giòn sần sật! Nộm sứa là một món ăn khá ngon, từng miếng sứa trong suốt ngấm kỹ gia vị chua chua ngọt ngọt, giòn sần sật nhai cực sướng miệng. Mà các chị em cứ yên tâm là món này làm rất đơn giản và không tốn thời gian chút nào cả, thỉnh thoảng mà chúng mình trổ tài làm món này thì thể nào...