Hễ dạy con là cha mẹ lại cãi nhau
Không ít cặp vợ chồng vì không cùng quan điểm giáo dục con mà cãi nhau. Ai cũng khăng khăng cho rằng chỉ có phương pháp của mình là đúng, là tốt nhất cho con…
Ảnh minh họa
Lâu nay, vợ chồng anh Đoàn Minh Dũng (Hà Nội) chẳng khác gì “mặt trăng, mặt trời” mỗi lần dạy con. Ai cũng muốn dạy con theo cách của mình, ai cũng cố bảo vệ quan điểm của mình. Họ không biết rằng, chỉ có đứa con ở giữa là chịu tổn thương và không biết nghe ai, theo ai.
Trong khi anh Dũng chỉ mong các con khỏe mạnh, vui vẻ thì vợ anh luôn muốn con phải học giỏi, phải là niềm tự hào của bố mẹ. Đứa con đầu mới học lớp 7 nhưng vợ anh đã “điên cuồng” tìm đủ lớp học thêm cho con. Chị muốn con phải thi được vào trường chuyên, lớp chọn trong kỳ thi vào lớp 10.
Đứa con thứ hai mới 3 tuổi nhưng tối nào chị cũng bắt con học, nào học chữ, học Toán, học tiếng Anh. Nhìn đứa con nói còn chưa sõi đã bị mẹ bắt học, anh Dũng cảm thấy rất xót con.
Anh Dũng cho biết, cuối tuần nào hai vợ chồng cũng phải quay cuồng đưa con đi học, đón con về, nên cả nhà muốn đi chơi cũng khó. Vì tối nào con cũng có lịch học thêm nên để có một bữa cơm đủ 4 người cũng là điều xa xỉ với gia đình anh.
Video đang HOT
Theo anh Dũng, do vợ anh chỉ học hết lớp 12 rồi đi buôn bán nên chị luôn ám ảnh việc học. Mục tiêu của chị là con phải đi du học để chị “nở mặt nở mày” với bạn bè. Quan điểm của anh Dũng lại khác. Anh Dũng cho rằng, học giỏi không đồng nghĩa với việc sau này sẽ thành công, sẽ kiếm được nhiều tiền. Thế nên, điều quan trọng trong cuộc sống của mỗi người là vui vẻ, hạnh phúc. Và anh muốn các con có nhiều trải nghiệm thú vị, chứ không phải suốt ngày “bò lê bò càng” hết lớp học thêm này đến lớp học thêm khác.
Chính vì mỗi người một quan điểm trong việc dạy con nên anh Dũng và vợ liên tục cãi nhau. Nhiều lúc thương con, xót con, anh rất muốn cho con nghỉ học thêm để đi chơi với bố cho thoải mái. Thế nhưng, con sợ mẹ nên không dám trái ý mẹ. Vì mẹ kiếm tiền giỏi nên các con vừa sợ vừa ngưỡng mộ mẹ, chúng luôn hỏi ý kiến mẹ, ít khi hỏi ý kiến bố. Anh Dũng cảm thấy chán chường khi bị vợ coi thường, khi con chỉ nghe lời mẹ mà không nghe lời bố.
Giống như vợ chồng anh Dũng, nhiều cặp vợ chồng cứ nói đến chuyện dạy con là cảm thấy ức chế với đối phương. Hai vợ chồng với hai quan điểm dạy con khác nhau, hai định hướng khác nhau khiến việc dạy con vô cùng khó khăn.
Ai cũng cho rằng phương pháp của mình là tốt nhất và luôn phủ nhận cách dạy con của người kia. Người thì có thiên hướng về điểm số, thành tích, bằng cấp nhưng trong mắt đối phương những thứ đó chỉ là “phù phiếm”. Với họ, trẻ con phải được vui chơi, phải có tuổi thơ. Hai quan điểm mâu thuẫn và ai cũng khó chịu với cách dạy con của người kia.
Bất đồng quan điểm, thậm chí là xung đột trong cách dạy con, là điều không hiếm trong hôn nhân. Điều quan trọng là các bố mẹ cần biết cách dung hòa cũng như ứng xử khéo léo để con biết điều đúng, điều sai, tránh ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
5 lý do đủ khiến phụ nữ biết bản thân không nên phụ thuộc tiền bạc vào chồng
Nếu chồng làm điều gì đó tổn thương tình cảm của bạn nhưng chính chồng là người bỏ tiền ra lo từng thứ bạn ăn, bạn mặc thì chắc chắn bạn không thể đòi hỏi gì nhiều cả.
Chênh lệch quyền lực
Một sự thật luôn đúng đó chính là người có tiền luôn có quyền. Thế nên nếu như bạn chỉ ở nhà sống dựa dẫm vào chồng thì chẳng thể nào khiến anh ta tôn trọng được. Là phụ nữ đừng để chồng xem thường.
Mất kiểm soát
Khi chồng bạn là người duy nhất kiếm tiền trong nhà, thì anh ta sẽ đưa ra mọi quyết định tài chính lớn. Nếu bạn muốn ra ngoài và thưởng cho bản thân bộ quần áo hay đôi giày thì bạn cũng phải xin phép từ chồng mình. Việc xin xỏ như vậy chỉ càng khiến bạn thấy mệt mỏi hơn mà thôi.
(ảnh minh họa)
Cảm giác thiếu nợ chồng
Nếu chồng làm điều gì đó tổn thương tình cảm của bạn nhưng chính chồng là người bỏ tiền ra lo từng thứ bạn ăn, bạn mặc thì chắc chắn bạn không thể đòi hỏi gì nhiều cả. Ngoài ra lúc nào bạn nghĩ chồng nuôi mình nên mình phải quy lụy chồng.
Không có chiến lược rút lui
(ảnh minh họa)
Đôi khi người ta có thể hết yêu, điều đó nếu như xảy ra với bạn. Bạn vẫn có thể vẫn phải ở lại trong mối quan hệ đảm bảo tài chính. Điều đó chắc chắn sẽ không công bằng cho cả hai người. Phải kiếm ra tiền, có như vậy bạn chẳng bị phụ thuộc vào ai, kể cả có ly hôn cũng không sợ hãi, bản thân mình có thể lo được cho mình và con cái.
Giá trị bản thân của bạn bị ảnh hưởng
Ai mà chẳng thích được cảm thấy việc mình làm là hiệu quả và quan trọng. Nếu bạn không làm việc và lúc nào phụ thuộc từng đồng chi tiêu vào chồng thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mình không có giá trị gì cả.
Khi bạn đang yêu một 'đứa trẻ có râu': 7 dấu hiệu chàng là mama's boy chính hiệu Mamas boy là những người đàn ông không thể tự lập đưa ra quyết định mà không hỏi ý kiến mẹ, hoặc luôn phụ thuộc vào mẹ trong mọi việc nhỏ nhặt nhất. Không người con gái nào muốn hẹn hò với một mamas boy. Dù yêu chàng nhưng bạn sẽ không thể vui vẻ khi luôn phải cạnh tranh với mẹ chàng...