HĐND TP Hà Nội: Tiếp tục phương châm “đổi mới, dân chủ, trách nhiệm, hiệu quả, vì dân”
Với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân, trong những năm qua, đặc biệt là năm 2018, HĐND các cấp thành phố Hà Nội đã phát huy trí tuệ tập thể, dân chủ thảo luận, bàn bạc, tạo sự thống nhất cao trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương.
Lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí giữ chức vụ do HĐND bầu tại kỳ họp thứ 7 HĐND TP khóa XV
Tổ chức các kỳ họp, phiên giải trình theo tinh thần đổi mới, hiệu quả
Trong năm 2018, HĐND Thành phố đã tổ chức thành công 02 kỳ họp thứ 6 và thứ 7; ban hành 30 nghị quyết và một số nghị quyết về công tác nhân sự theo thẩm quyền; trong đó có nhiều nghị quyết quan trọng liên quan đến cơ chế, chính sách, chăm lo đời sống nhân dân, thúc đẩy sự phát triển của Thành phố. Tại kỳ họp thứ 7, HĐND Thành phố tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí giữ chức vụ do HĐND bầu theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Quy trình lấy phiếu được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định. Kết quả toàn bộ các đối tượng đều đạt tỷ lệ phiếu tín nhiệm và tín nhiệm cao trên 80%; tạo nên khí thế, sức mạnh tập thể của toàn hệ thống chính trị vì mục tiêu phát triển toàn diện Thủ đô…
Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp được thực hiện với nhiều đổi mới, “hỏi nhanh, đáp gọn”, chú trọng chất lượng, đề cao tinh thần xây dựng, tính dân chủ, công khai tranh luận, đối thoại và ý thức trách nhiệm của người chất vấn và người được chất vấn. Thường trực HĐND Thành phố cũng đã chủ động, đổi mới trong tổ chức tiếp xúc cử tri, trong đó có cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề về quản lý, sử dụng nhà chung cư để tổng hợp ý kiến, kiến nghị bức xúc của cử tri về nội dung này nhằm chuẩn bị kỹ, chất lượng cho phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Chủ tọa điều hành phiên chất vấn tập trung theo từng chủ đề để đảm bảo sự minh bạch, có thể đi đến tận cùng từng nội dung. Thông báo kết luận phiên chất vấn được ban hành với các nội dung rõ ràng, cụ thể, ghi rõ các cam kết trả lời, các mốc thời gian thực hiện để yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện và thuận tiện cho cử tri theo dõi, giám sát.
Trong năm 2018, Thường trực HĐND Thành phố đã tổ chức 2 phiên giải trình về: (1) thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; Quy tắc ứng xử nơi công cộng và công tác tổ chức, quản lý lễ hội trên địa bàn Thành phố; (2) tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội đảm bảo đúng luật, chất lượng, hiệu quả và trách nhiệm. Các phiên giải trình của Thường trực HĐND Thành phố được tổ chức rất thành công, được Trung ương, HĐND các tỉnh, thành phố trong cả nước và cử tri Thủ đô quan tâm theo dõi và đánh giá cao, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ tới HĐND các cấp Thành phố.
Giám sát đa dạng, chất lượng, hiệu quả cao
Trong năm, HĐND Thành phố tổ chức 02 đoàn giám sát chuyên đề, đó là: (1) tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn Thành phố; (2) tình hình thực hiện kết quả kiến nghị của cử tri; kết quả giải quyết các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận tố cáo đã có hiệu lực pháp luật trên địa bàn Thành phố từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Các nội dung này đều là những lĩnh vực khó, nhạy cảm, liên quan đến nhiều cấp, ngành nhưng Thường trực HĐND, các Ban HĐND đã quyết tâm thực hiện thành công hoạt động giám sát. Kết quả của các cuộc giám sát này là nội dung, căn cứ quan trọng để HĐND Thành phố ban hành 02 nghị quyết chuyên đề về những nội dung đã thực hiện giám sát. Các kiến nghị giám sát của Thường trực HĐND được UBND Thành phố nghiêm túc tiếp thu, chỉ đạo các cấp, ngành, đơn vị cơ sở xem xét thực hiện; nhiều kiến nghị đã được giải quyết kịp thời, góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả giám sát. Các Ban HĐND, Văn phòng HĐND Thành phố đã chủ động triển khai 33 cuộc giám sát, khảo sát và phối hợp thực hiện 11 cuộc giám sát, khảo sát trong năm 2018.
Video đang HOT
Cùng với hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND, các Ban, Văn phòng HĐND Thành phố, các Tổ đại biểu HĐND Thành phố đã chủ động triển thực hiện 24 cuộc giám sát, khảo sát theo chương trình đề ra, tập trung vào việc triển khai thực hiện các chương trình, nhiệm vụ trên địa bàn, công tác giải quyết kiến nghị cử tri, những vấn đề bức xúc được dư luận và cử tri quan tâm.
Bên cạnh công tác tổ chức kỳ họp và giám sát, Thường trực HĐND Thành phố chỉ đạo xây dựng Chương trình công tác số 01/CTr-HĐND với 252 công việc trọng tâm theo từng tháng, từng quý; rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, cơ quan thực hiện và lãnh đạo phụ trách. Đồng thời thường xuyên duy trì các cuộc họp giao ban Thường trực HĐND, cơ quan đúng quy định để rà soát việc thực hiện Chương trình công tác và triển khai các công việc quan trọng, đột xuất theo chỉ đạo của Thành ủy và các nhiệm vụ chung của Thành phố; đảm bảo các công việc đều được thực hiện đúng tiến độ, có kết quả và hiệu quả.
Cùng với đó, thực hiện tốt các công việc theo thẩm quyền của Thường trực HĐND Thành phố giữa hai kỳ họp đúng quy định của pháp luật. Trong đó: Cho ý kiến, phê duyệt, điều chỉnh quyết định chủ trương dự án đầu tư công và thỏa thuận nguồn vốn đối với 110 dự án; Cho ý kiến bước 1 để UBND Thành phố tiếp tục trình HĐND Thành phố phê duyệt, điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư và thỏa thuận nguồn vốn đối với 17 dự án; Phân bổ kế hoạch vốn năm 2018 cho 142 dự án và chương trình; Chấp thuận cơ chế sử dụng ngân sách cấp huyện hỗ trợ ngành dọc đối với 10 dự án; Cho ý kiến đối với 47 mức chi, nội dung chi thuộc thẩm quyền; Chỉ đạo, triển khai Nghị định số 120/2018/NĐ-CP ngày 13/9/2018 của Chính phủ liên quan đến Luật Đầu tư công và ban hành quy trình xử lý các hồ sơ trình cho ý kiến phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố…
Nghiêm túc, đổi mới trong tiếp xúc cử tri, tiếp công dân
Các đại biểu HĐND Thành phố đã tiến hành tiếp xúc cử tri tại các đơn vị bầu cử trước và sau kỳ họp thường kỳ giữa năm đảm bảo đúng quy định. Tổng số đã có 124 cuộc tiếp xúc cử tri, tiếp thu hơn 700 ý kiến, kiến nghị của cử tri. Các cuộc tiếp xúc cử tri đều được tổ chức đúng quy định của luật, đã từng bước đổi mới theo hướng tăng số lượng cử tri là người trực tiếp lao động sản xuất, giảm thời gian đọc báo cáo, tăng phần giải trình, trả lời của các sở, ngành và UBND quận, huyện, thị xã có liên quan.
Trong năm 2018, HĐND Thành phố đã tiếp nhận, xử lý 1.816 đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, đã xử lý và chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết 345 đơn, đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết 17 đơn, lưu 1.453 đơn (do trùng, không rõ nội dung, nặc danh, đã giải quyết hết thẩm quyền…). Đã nhận được 241 văn bản trả lời theo phiếu chuyển đơn và 531 văn bản liên quan của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Phát huy những kết quả đạt được, năm 2019, HĐND các cấp thành phố Hà Nội tiếp tục được đổi mới, hoạt động hiệu quả hơn để đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của các cấp chính quyền và Nhân dân Thủ đô, tiếp tục thực hiện phương châm hành động “đổi mới, dân chủ, trách nhiệm, hiệu quả, vì dân”. Tiếp tục quán triệt, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, thực hiện tốt hoạt động phối hợp với các cơ quan, đơn vị để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, các Nghị quyết của HĐND, các chương trình công tác lớn, nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố và từng địa phương, phấn đấu hoàn thành cao nhất chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng năm 2019 và của cả nhiệm kỳ 2016-2021.
Cùng với đó, tập trung tháo gỡ các tồn tại, hạn chế, đẩy mạnh nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, chủ động sớm trong công tác chuẩn bị nội dung kỳ họp thường kỳ và đột xuất năm 2019 với các nội dung sát thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển, đúng luật. Tổ chức các phiên họp Thường trực HĐND hàng tháng theo quy định. Lựa chọn nội dung và tổ chức tốt các phiên giải trình của Thường trực HĐND các cấp.
Tiếp tục triển khai chương trình giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu HĐND trong năm 2019 đảm bảo trọng tâm, trọng điểm về các vấn đề bức xúc, quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành của Thành phố, phù hợp với thực tiễn địa phương. Tiếp tục duy trì, đẩy mạnh hoạt động giám sát của Tổ đại biểu HĐND Thành phố và cấp huyện; chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của các Ban HĐND cấp huyện, cấp xã. Tổ chức tốt các cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp của đại biểu HĐND các cấp, tăng cường các cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề. Đôn đốc cơ quan giải quyết nhanh, đúng quy định và đổi mới, thông báo rộng rãi kết quả kịp thời tới cử tri, Nhân dân. Triển khai có hiệu quả, chất lượng công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của Thường trực, các đại biểu HĐND theo đúng quy chế.
Theo Phapluat&xahoi/hanoi.gov.vn
Những trường hợp được chi trả bảo hiểm xã hội một lần
Điều 60 Luật BHXH 2014 có quy định về BHXH 1 lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu. Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH người lao động có yêu cầu thì được hưởng BHXH 1 lần nếu thuộc một trong các trường hợp.
Theo đó, các trường hợp được chi trả BHXH một lần như: Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
Ra nước ngoài để định cư; Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ trướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp người lao động quy định tại Điểm đ và Điểm e Khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu".
Căn cứ vào Điều 109 Luật BHXH 58/2014 hồ sơ hưởng chế độ BHXH 1 lần gồm: Sổ BHXH; Đơn đề nghị hưởng trợ cấp BHXH 1 lần; chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc tạm trú để đối chiếu.
Đối với người ra nước ngoài để định cư có thêm một trong các giấy tờ sau: Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam; hộ chiếu do nước ngoài cấp; thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài; giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 5 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
Các trường hợp được nhận BHXH một lần
Đối với người lao động mắc bệnh nguy hiểm tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ trướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
Các bệnh, tật ngoài các bệnh kể trên có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn... cần trích sao hồ sơ bệnh án. Cơ quan BHXH sẽ giải quyết trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo đúng quy định.
Mức hưởng được tính theo số năm đã đóng bảo BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ 1 năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Mức hưởng BHXH 1 lần thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này".
Theo BHXH TP.HCM: Năm 2018, có 2.339.890 người tham gia BHXH bắt buộc, tăng 139.189 người ( 6,3%) so với năm 2017. Tình trạng xin trợ cấp BHXH một lần vẫn tăng cao có 100.332 lượt người hưởng BHXH một lần. Năm 2019, phấn đấu số người tham gia BHXH được 2.446.144 người, tương ứng tỷ lệ lực lượng lao động tham gia BHXH là 54%.
PHA LÊ
Theo Dansinh
Điều chỉnh năm sinh trên sổ BHXH có cần lý lịch Đảng viên không? Một bạn đọc ở Đông Triều (Quảng Ninh) hỏi: Tôi nộp hồ sơ gồm CMND, sổ hộ khẩu, bản sao giấy khai sinh để đề nghị điều chỉnh năm sinh trên sổ BHXH. Tuy nhiên, cơ quan BHXH yêu cầu nếu là Đảng viên phải cung cấp thêm lý lịch Đảng viên vào thành phần hồ sơ. Cho tôi hỏi, văn bản nào...