HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về nhân sự
HĐND TP Hà Nội xem xét, thông qua 1 Nghị quyết thường kỳ, 11 nghị quyết chuyên đề và 2 nghị quyết về nhân sự.
Sáng 6/7, Kỳ họp thứ 15, HĐND thành phố Hà Nội khóa XV chính thức khai mạc. Tham dự kỳ họp có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ…
Kỳ họp thứ 15 HĐND TP Hà Nội khóa XV diễn ra trong 2 ngày 6-7/6.
Kỳ họp này, HĐND TP đánh giá về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng 6 tháng đầu năm 2020; tình hình giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn thành phố Hà Nội; công tác phòng, chống tham nhũng…, HĐND TP xem xét, thông qua 1 Nghị quyết thường kỳ, 11 nghị quyết chuyên đề và 2 nghị quyết về nhân sự.
Video đang HOT
Trong đó có nhiều nghị quyết chuyên đề có tác động lớn đến đời sống dân sinh như: Quy định các khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi; quy định mức thu đối với giáo dục mầm non, phổ thông công lập của thành phố Hà Nội…
Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh, bước vào năm 2020, thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trong điều kiện đặc biệt khó khăn, chưa từng có tiền lệ; dịch Covid-19 bùng phát và nhanh chóng trở thành đại dịch. Dịch bệnh đã làm hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, gián đoạn các hoạt động xã hội, nhất là y tế, giáo dục – đào tạo, du lịch, văn hóa… Cùng với đó, ảnh hưởng nặng nề của dịch tả lợn châu Phi từ cuối năm 2019; thời tiết cực đoan, khô hạn, nắng nóng kéo dài gây thiệt hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống của nhân dân.
Với tinh thần chung của cả thành phố là “Chống dịch như chống giặc” và “Chống trì trệ như chống dịch”, HĐND thành phố đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện đôn đốc, khảo sát, giám sát thực hiện các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của thành phố từ đầu năm đến nay. HĐND TP đã tổ chức 2 kỳ họp không thường kỳ, 1 phiên giải trình, 2 cuộc giám sát; các ban HĐND TP tổ chức 7 cuộc giám sát, 8 cuộc khảo sát chuyên đề nhằm đôn đốc, rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thủ đô, kịp thời có giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết: “Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm còn nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 tác động. Vì vậy, với trách nhiệm của mình, trên cương vị công tác, thực tiễn cuộc sống của các đại biểu. Đề nghị các đại biểu nghiên cứu, phân tích thấu đáo, thảo luận kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện, khách quan tình hình kinh tế – xã hội của thành phố, trên cơ sở đó đưa ra phương hướng, giải pháp hữu hiệu, sát với yêu cầu của thành phố nhằm sớm phục hồi, phát triển kinh tế nhanh, xã hội ổn định sau đại dịch Covid-19, góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng ở mức cao nhất”.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc yêu cầu các đại biểu: “Nhiệm vụ thành phố càng nặng nề thì chúng ta càng phải quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, gương mẫu, đi đầu, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tổ chức thành công Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố và Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Tôi trân trọng đề nghị các đồng chí, các vị đại biểu HĐND thành phố tiếp tục hiến kế, đóng góp tâm sức, xây dựng nghị quyết HĐND thiết thực, khả thi, đi vào cuộc sống”./.
Thái Nguyên: Từ phong trào thi đua nông dân sản xuất giỏi, xuất hiện nhiều tỷ phú, nhà sáng chế
Ông Nguyễn Ngọc Tuân - Chủ tịch Hội ND tỉnh Thái Nguyên cho biết: Trong những năm qua, các cấp Hội ND tỉnh Thái Nguyên đã đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững".
Riêng trong giai đoạn 2017-2019, toàn tỉnh có 275.146 lượt hộ nông dân đăng ký danh hiệu thi đua các cấp. Trong đó, cấp tỉnh có 6.038 lượt, cấp huyện 27.584 lượt, cấp xã 241.524 lượt. Qua bình xét, trung bình mỗi năm có hơn 56.000 hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp.
Từ phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô, ứng dụng công nghệ mới. Điển hình là công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gà tại trang trại chăn nuôi gà, lợn của gia đình bà Nguyễn Thị Cương (ở xã Lương Phú, Phú Bình). Hay công nghệ sao chè bằng gas, hệ thống tôn sao chè công suất lớn của gia đình bà Đào Thanh Hảo (ở xã Tân Cương (TP.Thái Nguyên)...
Mô hình chăn nuôi gà đẻ thụ tinh nhân tạo của nông dân giỏi Nguyễn Thị Cương (ở xã Lương Phú, huyện Phú Bình, Thái Nguyên). Ảnh: Trung Kiên
Từ phong trào xuất hiện nhiều "nhà sáng chế nông dân" với những sáng chế, giải pháp kỹ thuật trong hoạt động sản xuất tham gia các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật các cấp và đạt giải thưởng cao, như: Ông Bùi Đức Dũng (ở thị trấn Đu, Phú Lương) sử dụng que thụ tinh nhân tạo cho lợn nái sinh sản; ông Nguyễn Văn Chất với phương pháp gieo hạt ớt đều và tỷ lệ nảy mầm cao...
Nhiều nông dân SXKD giỏi đã thành lập các doanh nghiệp hoặc thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) nhằm liên kết, mở rộng quy mô, tăng hiệu quả SXKD. Hiện nay, cả tỉnh có 284 HTX nông nghiệp, trong đó có 210 HTX do hội viên, nông dân thành lập; 14 HTX do hội nông dân các cấp trực tiếp đứng ra vận động, hỗ trợ thành lập. Hội ND các cấp đã vận động và phối hợp thành lập 166 tổ hợp tác, nhóm/tổ liên kết, chi/tổ hội nghề nghiệp.
Bên cạnh sự tích cực, năng động của hội viên, hội nông dân các cấp cũng đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ để phong trào có sức lan tỏa mạnh mẽ và đạt kết quả cao. Một trong những giải pháp quan trọng nhất đó chính là hỗ trợ nông dân về vốn. Hiện nay, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân do Tỉnh hội quản lý với trên 35 tỷ đồng đang triển khai cho 76 dự án với hơn 800 hộ vay.
Các cấp hội trong tỉnh cũng nhận ủy thác của Ngân hàng Chính sách Xã hội với tổng dư nợ là 989,996 tỷ đồng cho 26.793 hộ hội viên vay thông qua 912 tổ tiết kiệm và vay vốn. Thực hiện thỏa thuận phối hợp giữa Hội ND tỉnh với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đến nay, 16.075 hộ hội viên, nông dân đã được vay tổng số tiền 1.533,125 tỷ đồng thông qua 885 tổ liên kết.
Cá tra tìm đường bơi ra Bắc Chiều nay (9/6) tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Hà Nội), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đã tổ chức Chương trình "Kết nối sản xuất - Tiêu thụ nội địa các sản phẩm cá tra". Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng NNPTNN Nguyễn Xuân Cường chia sẻ, ngành hàng cá tra được đánh giá là...