HĐND TP Hà Nội bãi nhiệm ông Nguyễn Đức Chung
100% đại biểu HĐND TP Hà Nội đã đồng ý bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP Hà Nội đối với ông Nguyễn Đức Chung.
Sáng 25/9, HĐND TP Hà Nội đã tổ chức kỳ họp thứ 16, khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021. Đây là kỳ họp bất thường được tổ chức để thực hiện công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Tại kỳ họp, các đại biểu HĐND TP Hà Nội thực hiện quy trình miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND Hà Nội đối với ông Nguyễn Đức Chung.
Sau khi nghe tờ trình bãi nhiệm chức danh danh Chủ tịch UBND TP Hà Nội đối với ông Nguyễn Đức Chung, 100% đại biểu HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết, đồng ý bãi nhiệm chức danh Chủ tịch UBND TP Hà Nội đối với ông Nguyễn Đức Chung.
HĐND TP Hà Nội biểu quyết bãi nhiệm chức danh Chủ tịch UBND TP Hà Nội với ông Nguyễn Đức Chung
Trước đó, ngày 11/8/2020, Bộ Chính trị đã quyết định đình chỉ sinh hoạt Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và đình chỉ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đối với ông Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, để xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm có liên quan của ông Nguyễn Đức Chung trong một số vụ án theo quy định của pháp luật.
Cùng ngày 11/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Đức Chung. Thời hạn là 90 ngày kể từ khi ra quyết định.
Quyết định nêu rõ tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, để xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm có liên quan của ông Nguyễn Đức Chung trong một số vụ án theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đức Chung bị đình chỉ do liên quan đến 3 vụ án gồm: Vụ buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; rửa tiền; vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại công ty trách nhiệm hữu hạn và thương mại Nhật Cường.
Thứ hai, vụ án vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại UBND TP Hà Nội và các đơn vị liên quan.
Vụ án thứ 3, chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước xảy ra tại Hà Nội.
Ngày 28/8, ông Nguyễn Đức Chung bị Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an khởi tố, bắt giam để điều tra về hành vi Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước. Tối cùng ngày, lực lượng chức năng đã thực hiện lệnh khám xét nơi làm việc của ông Chung tại trụ sở UBND TP và nhà riêng tại quận Đống Đa.
Ông Chu Ngọc Anh làm Chủ tịch UBND TP Hà Nội
Cũng trong sáng 25/9, ông Chu Ngọc Anh, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, đã được giới thiệu để HĐND thành phố bầu vào vị trí Chủ tịch UBND thành phố nhiệm kỳ 2016-2021.
Theo kết quả bỏ phiếu được công bố, ông Chu Ngọc Anh đã trúng cử chức danh Chủ tịch UBND TP Hà Nội với sự nhất trí của 100% đại biểu có mặt.
Ông Chu Ngọc Anh là tiến sĩ Vật lý, sinh ngày 17/6/1965, quê xã Thái Hòa, huyện Ba Vì, Hà Nội. Ông từng giữ các chức vụ Phó vụ trưởng Vụ Công nghệ cao; Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ.
Trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ vào năm 2016, ông Chu Ngọc Anh từng làm Thứ trưởng Bộ này (2011-2013). Giai đoạn 2013-2015, ông là Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ.
Thất nghiệp do Covid-19: Người lao động Hà Nội được hỗ trợ thế nào?
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, do tình hình dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp có thể phải dừng sản xuất ngay trong tháng 4, kéo theo đó lao động có thể sẽ mất việc... nên cần thống kê các trường hợp thất nghiệp để có chính sách hỗ trợ.
Mới đây, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP.Hà Nội, ông Nguyễn Hồng Dân, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội cho biết, ngành đã phối hợp với 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn, khảo sát tình hình lao động, việc làm của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
"Từ kết quả khảo sát đó, Sở sẽ đánh giá phân tích và tổng hợp, tham mưu đề xuất TP phê duyệt phương án hỗ trợ về nguồn nhân lực, đào tạo nghề, tư vấn giải quyết việc làm cho lao động mất việc làm do doanh nghiệp tạm dừng và dừng hoạt động" - ông Dân cho hay.
Theo Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội, trước mắt, Sở LĐTBXH Hà Nội phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp Hà Nội, với các doanh nghiệp có từ 200 lao động mất việc làm trở lên, sẽ tiến hành tổ chức tư vấn, thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ngay lập tức.
Lãnh đạo Sở LĐTBXH Hà Nội cũng thông tin, trong bảo hiểm xã hội người lao động đóng có phần bảo hiểm thất nghiệp. Vì vậy, khi người lao động bị thất nghiệp, bảo hiểm xã hội sẽ chịu trách nhiệm chi trả cho người lao động. "Toàn bộ những người lao động bị thất nghiệp sẽ được Quỹ bảo hiểm xã hội thanh toán" - vị này nói.
Một người dân đang được cách ly Covid-19 tại nhà trên địa bàn Hà Nội. (ảnh: T.An)
Về việc này, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung lưu ý, hiện nay châu Âu và Mỹ đã "đóng cửa", nên các chuỗi cung ứng đã đứt gãy. Nhiều doanh nghiệp có thể phải dừng sản xuất ngay trong tháng 4, kéo theo đó, nhiều lao động có thể sẽ mất việc. Vì thế, các đơn vị phải phối hợp với doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, thống kê các trường hợp thất nghiệp để có chính sách hỗ trợ.
Theo ông Chung, UBND TP.Hà Nội giao cho các Công ty quản lý nhà, quản lý các khu nhà ở sinh viên, nhà ở cho công nhân để có chính sách hỗ trợ giảm giá thuê nhà.
Đồng thời, UBND TP.Hà Nội cũng sẽ xin ý kiến Thành ủy và HĐND TP, tiếp tục hỗ trợ thêm 650 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội để cho các hộ nghèo, hộ kinh doanh cá thể, kinh doanh nhỏ vay với lãi suất bằng 0%.
Người đứng đầu chính quyền Hà Nội cũng cho biết, hiện đang có các chuyên gia đánh giá toàn diện tác động của Covid-19 lên nền kinh tế. Với lợi thế về sản xuất nông nghiệp, các quận, huyện cần thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất của vụ xuân trong thời gian tới để cung ứng lương thực, thực phẩm trong dài hạn.
"Cần suy nghĩ việc tái cơ cấu toàn bộ các cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP, làm sao nâng cao hiệu quả, chất lượng và năng suất trong thời gian tới. Đặc biệt cần chú ý đến toàn bộ hệ thống cung ứng, chuỗi sản xuất liên quan đến các mặt hàng nông nghiệp để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc" - lãnh đạo UBND Hà Nội đề xuất.
Trước đó, cũng tại một cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của TP.Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đánh giá, khủng hoảng do Covid-19 gây ra chưa thể tổng kết được mức độ thiệt hại, nhưng qua đánh giá đầu tiên là gây một chuỗi khủng hoảng về lĩnh vực y tế, con người và về kinh tế.
"Về kinh tế có thể kéo dài hết năm 2021 đến 2022. Điều này rất dễ hiểu khi đơn cử như những ngành, các chuỗi cung ứng sản phẩm, công ăn việc làm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều bị ảnh hưởng" - ông Chung nói.
Chủ tịch Hà Nội lấy ví dụ, các doanh nghiệp may, chuối cung ứng sản phẩm cho thể thao như giày thể thao, dù đã có nguyên liệu đảm bảo cho 70% đơn hàng nhưng không có người nhận vì các nước hiện đang đóng cửa. Các sự kiện văn hóa thể thao trên toàn thế giới cơ bản đều đã dừng, trừ trường hợp Olympic tháng 7 ở Nhật Bản còn đang bấp bênh. Vì thế, toàn bộ chuỗi cung ứng cho thể thao đã cơ bản chấm dứt, thiệt hại đi theo là rất lớn.
Nguồn cung từ Trung Quốc bắt đầu phục hồi, nhưng nguồn tiếp nhận ở Châu Âu, Mỹ lại không có trong 1 - 2 tháng tới. "Cho nên nó là khủng hoảng kép của kép và có thể trở thành đại khủng hoảng". Vì thế, Hà Nội sẽ bổ sung, đánh giá thêm tình hình, báo cáo Thường trực Thành ủy, thống nhất về phương án phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo chính xác, kịp thời.
37 ca mắc Covid-19 mới và 8 ngày ứng phó, chặn đà tăng Chỉ trong 8 ngày, số ca nhiễm virus corona của Việt Nam tăng từ 16 lên 53. Chính phủ, các địa phương đã thực thi hàng loạt biện pháp mạnh nhằm chặn dịch lan rộng. Gần 30 ngày trước, số người nhiễm Covid-19 ở Việt Nam dừng ở 16, không phát sinh thêm bệnh nhân nào mới. Bất ngờ, tối 6/3, Hà Nội...