HDBank tài trợ 10.000 tỷ đồng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Ngày 6-11, HDBank cho biết, HDBank vừa tài trợ 10.000 tỷ đồng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
Đây là gói tín dụng với những ưu đãi đặc biệt của HDBank dành cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch trên cả nước.
Khách hàng giao dịch tại HDBank.
Theo đó, HDBank dành gói lãi suất cho vay ưu đãi giảm tới 1%/năm so với lãi suất thông thường; bên cạnh đó HDBank chấp nhận tài sản hình thành từ vốn vay với tỷ lệ cho vay lên đến 80% và thời hạn vay lên tới 10 năm. Đồng thời, HDBank cũng đã triển khai các chương trình liên kết với các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi trong cả nước cũng như xây dựng các chương trình xuất khẩu kèm các giải pháp tài chính chuyên biệt, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp dễ dàng đưa sản phẩm nông nghiệp sạch đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Cơ hội đặc biệt này dành cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp nuôi trồng và doanh nghiệp thu mua, chế biến… vay vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch; doanh nghiệp đang hoạt động ổn định, hiệu quả, có nhu cầu đầu tư mở rộng hoặc đầu tư dự án mới ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch (công nghệ lai tạo giống, trồng cây trong nhà kính; trồng cây theo phương pháp thủy canh và trên giá thể, vận dụng công nghệ tưới nhỏ giọt…).
Video đang HOT
Với gói tín dụng này, HDBank hướng tới việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước thông qua hệ thống phân phối tại các siêu thị, đối tác thu mua để đưa các sản phẩm rau quả sạch, chất lượng cao phục vụ cho người dân trong nước, đồng thời sản xuất ra các sản phẩm đủ tiêu chuẩn hướng tới xuất khẩu ra nước ngoài.
Gói tín dụng này của HDBank có ý nghĩa trong việc cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo bước phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0, đồng thời góp phần kiến tạo một quốc gia khỏe mạnh hơn, hội nhập hơn.
Tin, ảnh: BÙI MAI
Theo qdnd.vn
Đau đầu hơn đại gia Lê Phước Vũ, bầu Đức đang 'ngụp lặn' trong khoản nợ gần 60 nghìn tỷ
2 công ty mà bầu Đức nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT đều đang "đọng" khoản nợ khủng với tổng số nợ lên tới gần 60 nghìn tỷ đồng.
Ông Đoàn Nguyên Đức (tức bầu Đức) hiện là Chủ tịch HĐQT của CTCP Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (Mã CK: HAG) và Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG).
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2018 vừa công bố của HAG cho thấy, công ty đạt doanh thu thuần 1.520,6 tỷ đồng - tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu trái cây đạt 924 tỷ đồng, tăng gấp đôi cùng kỳ năm trước, chiếm xấp xỉ 61% doanh thu của HAGL.
Lãi gộp HAGL trong quý 3 tăng gấp đôi lên 862,2 tỷ đồng, tương ứng biên lãi gộp gần 57%, cao hơn đáng kể so với mức 35% cùng kỳ năm trước. Trong đó, mảng trái cây đóng góp khá hiệu quả khi biên lãi gộp ở mức 60,5%, trong khi quý 3/2017, biên lãi gộp mảng này chỉ là gần 44%.
Cả 2 công ty của bầu Đức đang "gồng gánh" khoản nợ "khủng".
Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh trong kỳ, HAGL ghi nhận 377,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 3/2018, tăng 118% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lợi nhuận công ty mẹ là 403 tỷ đồng, tăng 235%.
Tuy vậy, tình hình kinh doanh của HNG lại không mấy khả quan. Sau khi trừ đi các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, kết quả HNG báo quý 3/2018 lỗ sau thuế 227,5 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng lỗ 174 tỷ đồng. Cùng kỳ, công ty báo có lãi sau thuế tới 953 tỷ đồng.
Đáng chú ý, cả HAG và HNG đều đang "gánh" khoản nợ "khủng", với tổng số tiền nợ lên tới gần 60 nghìn tỷ đồng. Cụ thể, BCTC quý 3/2018 của HNG cho thấy, tính đến hết tháng 9/2018, tổng nợ phải trả của HNG là 19.462 tỷ đồng, giảm hơn 3 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, khoản nợ dài hạn là 11.429 tỷ đồng (giảm so với con số 15.782 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước). Khoản nợ ngắn hạn phải trả lại tăng lên, từ mức 6.347 tỷ cùng kỳ năm trước lên mức 8.033 tỷ.
Còn với HAG, tổng nợ phải trả tính đến cuối quý 3 cũng đã giảm so với đầu kỳ, từ 35.274 tỷ đồng cùng kỳ năm trước xuống còn 31.335 tỷ đồng. Trong đó, khoản nợ ngắn hạn là 12.611 tỷ đồng và nợ dài hạn là 18.723 tỷ đồng.
Tình hình kinh doanh không mấy sáng sủa cộng với thông tin về các khoản nợ "khủng" đã khiến thị giá cổ phiếu của cả HAG và HNG trên sàn chứng khoán bị sụt giảm. Cổ phiếu HNG rơi về mốc 14,75 nghìn đồng trong khi đó cổ phiếu HAG chỉ bằng 1 cốc trà đá 5,19 nghìn đồng.
Tuy vậy, với việc sở hữu 326.730.533 cp HAG, ông Đoàn Nguyên Đức vẫn nắm trong tay "túi tiền" khá lớn trên sàn chứng khoán, tương ứng 1.696 tỷ đồng, xếp vị trí thứ 36 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán. Bầu Đức cũng vừa lấy khoản tiền cá nhân ra cho HAG và HNG vay gần 1.000 tỷ đồng.
Lâm Anh
Theo vietq.vn
Sân bay Long Thành chậm tiến độ ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng đất Chính phủ báo cáo về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia... Theo báo cáo, đến ngày 30 /9 /2018, có 63/63 tỉnh, thanh phô trực thuộc Trung ương đã hoàn thiện hồ sơ về nội dung trên. Hiện nay, Chính phủ đã phê duyệt được 55/63...