HDBank: Nợ xấu, trích lập dự phòng giảm mạnh
Ngân hàng TMCP Phát triển T.P Hồ Chí Minh ( HDBank) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm, theo đó lợi nhuận hợp nhất đạt 2.100 tỷ đồng, tăng 47,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, Công ty tài chính HD Saison chiếm 12% lợi nhuận hợp nhất 9 tháng đầu năm so với 38% cả năm 2017.
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của HDBank có được nhờ thu nhập lãi thuần hợp nhất và của riêng ngân hàng mẹ tăng lần lượt 18,5% và 28,5% so với cùng kỳ năm ngoái, với NIM hợp nhất và của ngân hàng mẹ đạt 3,8% (so với 4,1% năm 2017) và 2,4% (so với 2,4% năm 2017).
Thu nhập lãi thuần hợp nhất chiếm 80,9% tổng thu nhập từ hoạt động, giảm 3,8 điểm % so với năm 2017 do thu nhập ngoài lãi tăng mạnh 33,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thu nhập phí thuần tăng 223% là điểm sáng nhờ HD Saison mở rộng sang các thương vụ hợp tác bancassurance không độc quyền trong mảng phi nhân thọ.
Tỷ lệ chi phí/thu nhập hợp nhất 9 tháng đầu năm ở mức 48%, giảm 4,4 điểm % so với cùng kỳ năm ngoái do chi phí mở rộng mạng lưới trong các năm qua trở nên dễ thở hơn trong năm 2018.
Trong 9 tháng đầu năm 2018, HDBank đã mở thêm 39 phòng giao dịch, qua đó nâng tổng số phòng giao dịch lên 279. Tốc độ mở rộng của HD Saison cũng khá tích cực với 1.666 điểm bán hàng, qua đó nâng tổng số điểm bán hàng lên 13.168 với 4,6 triệu khách hàng.
Tín dụng quý 3 của HDBank và HD Saison cùng tăng trưởng kém so với quý 2 do tăng trưởng tín dụng mảng tài chính tiêu dùng chậm. Tăng trưởng tín dụng hợp nhất trong 9 tháng đầu năm đạt 14,2% trong khi tăng trưởng tín dụng tính riêng ngân hàng mẹ đạt 15%. Điều này cho thấy HD Saison chỉ đạt tăng trưởng 6,6%.
Video đang HOT
Tăng trưởng tín dụng quý 3 chỉ tăng 0,5% so với quý trước trong khi mức tăng của quý 2 là 3,8%.
Tăng trưởng tín dụng qúy 3 giảm dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước trích lập dự phòng trong quý 3 là 968 tỷ đồng, giảm 23% so với mức 1.264 tỷ đồng trong quý 2.
Cũng như HD Saison, FE Credit đạt tăng trưởng kém, chỉ khoảng 4,2% tính từ đầu năm. Tính đến cuối tháng 9/2018, HDBank đã gần chạm mức trần tăng trưởng tín dụng do NHNN đề ra đầu năm. Ngân hàng đã xin phép NHNN nâng trần tăng trưởng tín dụng lên 40% để bù đắp cho việc sáp nhập ngân hàng PG Bank, nhưng vì thương vụ này từng gặp một số khó khăn về thủ tục xin phép chấp thuận nguyên tắc sáp nhập nên khó có khả năng hoàn tất sáp nhập chính thức trong quý 4.
Tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối quý 3 của HDBank giảm 10 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tăng 10 điểm cơ bản so với cuối quý 2, trong khi tỷ lệ nợ xấu đã xử lý trên dư nợ trong 9 tháng đầu năm không đổi.
Nợ xấu đã xử lý bằng dự phòng rủi ro trích lập trong 9 tháng đầu đạt 528 tỷ đồng, chiếm 0,4% dư nợ tín dụng, so với 383 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Tính đến cuối tháng 9/2018, giá trị trái phiếu ròng VAMC còn lại của HDBank đạt 717 tỷ đồng, giảm 10,8% so với cuối tháng 06/2018. Chi phí dự phòng 9 tháng đầu năm giảm mạnh 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngân Giang
Theo infonet.vn
Bộ trưởng cũng sốt ruột về nợ nước ngoài của doanh nghiệp
Riêng năm 2017, nợ nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp tăng tới 42%, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh khi giải trình trước Quốc hội chiều 29/10.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình và ngân sách, nợ công.
Bộ trưởng Dũng cũng là người đăng đàn sau cùng sau cả ngày thảo luận về các vấn đề ngân sách, đầu tư công của Quốc hội.
Trước đó, một số vị đại biểu cũng đã bày tỏ quan ngại khi mặc dù các chỉ tiêu về chỉ số nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trên GDP cơ bản vẫn giữ nguyên như năm 2018 xong số tuyệt đối vẫn tăng khá mạnh. Nhất là chỉ tiêu nợ nước ngoài đã sát ngưỡng cho phép 50% GDP.
Bộ trưởng giải thích, theo quy định của Luật Quản lý nợ công, nợ nước ngoài quốc gia bao gồm: nợ nước ngoài của Chính phủ chủ yếu là vay ODA, vay ưu đãi cho các chương trình và dự án. Các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh và nợ nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp và của tổ chức tín dụng.
Đối với nợ nước ngoài của Chính phủ, Bộ trưởng cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã tích cực cơ cấu lại theo hướng giảm dần tỷ trọng từ 60% năm 2011 xuống còn khoảng 40% vào cuối năm 2018. Theo đó, tỷ lệ nợ nước ngoài của Chính phủ giảm từ mức 24% GDP vào cuối năm 2011 xuống còn 21% GDP của giai đoạn 2016-2018.
Nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh đã hạn chế cấp bảo lãnh cho các dự án mới. Theo đó, dư nợ được Chính phủ bảo lãnh giảm từ mức 10,9% GDP năm 2015 xuống còn 8,7% GDP năm 2018. Trong đó, bảo lãnh nước ngoài giảm từ mức 5,9% GDP vào cuối năm 2015 xuống còn khoảng 5% GDP vào cuối năm 2018.
Về con số một vị đại biểu "chất vấn" giải ngân ở khoản nợ này lại tăng lên 2.000 tỷ, Bộ trưởng lý giải đó là giải ngân của các khoản bảo lãnh trước năm 2018 còn năm 2018 cơ bản không cấp bảo lãnh mới.
Riêng đối với nợ nước ngoài, tự vay, tự trả của doanh nghiệp, thông tin từ người đứng đầu ngành tài chính là hiện chiếm khoảng 50% tổng nợ nước ngoài của quốc gia, có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây và là nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP.
Riêng năm 2017, nợ nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp tăng tới 42%, trong đó có khoản vay của công ty Vietnam Beverage trị giá 4,8 tỷ USD để mua cổ phần của Sabeco. Khoản này cộng vào khoản vay của nước ngoài, cộng vào nợ nước ngoài quốc gia, Bộ trưởng giải trình.
Theo Bộ trưởng thì trước thực trạng trên, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chủ trì nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng. Đồng thời thực hiện đồng bộ với các giải pháp khác nhằm quản lý chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia trong giới hạn cho phép. Hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới.
"Không bảo lãnh cho doanh nghiệp để vay vốn nước ngoài và không sử dụng nguồn Chính phủ vay về để cho doanh nghiệp vay lại. Không sử dụng ngân sách nhà nước để cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, xử lý nợ xấu của ngân hàng và cấp vốn điều lệ cho các tổ chức tín dụng thương mại", Bộ trưởng khẳng định.
Khái quát lại, Bộ trưởng đánh giá, kết quả cơ cấu lại ngân sách nhà nước 3 năm là tích cực, bám sát nghị quyết của Quốc hội và tính bền vững của ngân sách nhà nước được củng cố. Trong trường hợp không có những biến động lớn cùng với dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 đang trình với Quốc hội, các mục tiêu cơ bản của kế hoạch tài chính ngân sách 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 sẽ cơ bản được hoàn thành.
Gói lại cả ngày thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nói: về bội chi và nợ công, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng bội chi ngân sách và nợ công giữ được mức trong giới hạn cho phép, tuy nhiên cần lưu ý khoản nợ nước ngoài đang có xu hướng vượt trần.
Về dự toán ngân sách nhà nước những tháng còn lại của năm 2018 và kế hoạch năm 2019-2022, Phó chủ tịch cho biết nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ giữ nguyên trần đầu tư công là 2 triệu tỷ gắn với kế hoạch bội chi cũng như trần nợ công theo kế hoạch tài chính 5 năm đã được Quốc hội quyết định. Cơ bản tán thành việc điều chỉnh nâng trần vay ODA từ 300 nghìn tỷ đồng lên 360 nghìn tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu giải ngân vốn ODA và cho phép sử dụng nguồn vốn dự phòng, căn cứ theo tiến độ thu ngân sách và phải cân đối được nguồn vốn.
Đề nghị với Chính phủ phải rà soát và giải trình thêm bằng văn bản với Quốc hội về việc nguồn lực có đủ hay không để phân bổ nguồn dự phòng như ý kiến của một số đại biểu Quốc hội, ông Hiển nói.
Phó chủ tịch cũng thông tin thêm là Quốc hội đã giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sử dụng nguồn dự phòng 200.000 tỷ, tuy nhiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ nguyên tắc là phải trình ra Quốc hội, đến nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa sử dụng bất cứ đồng nào trong dự phòng ngân sách.
Theo vneconomy.vn
Cổ phiếu ngân hàng vẫn "sáng" 9 tháng đầu năm 2018, nhiều ngân hàng hoàn thành gần 80% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Trong khi đó, lợi nhuận ngành này thường tăng mạnh trong quý IV. Nhiều nhà băng đạt lợi nhuận trước thuế cao trong 9 tháng đầu năm như ACB đạt 4.776 tỷ đồng, HDBank đạt 2.884 tỷ đồng, Viecombank đạt 11.600 tỷ đồng, Techcombank đạt...