HDBank giành “cú đúp” doanh nghiệp niêm yết xuất sắc
Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HOSE: HDB) vừa được vinh danh trong Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất năm 2020, trong cuộc Bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2020 (VLCA 2020) do Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Báo Đầu Tư phối hợp tổ chức.
Top 10 doanh nghiệp nhóm vốn hóa lớn có Báo cáo thường niên (BCTN) tốt nhất đạt giải VLCA năm nay tiếp tục gọi tên các doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Bảo Việt, Vingroup, SSI, Vicostone, Novaland.
Năm nay, vượt qua các vòng bình chọn gắt gao, HDBank cùng Vietinbank và SHB tiến vào chung cuộc.
Với giá trị vốn hóa trên 30.000 tỷ đồng, HDBank là ngân hàng duy nhất hai năm liên tiếp được vinh danh trong top 10 doanh nghiệp lớn sau gần 3 năm cổ phiếu HDB của HDBank lên sàn chứng khoán.
VLCA 2020 thu hút hơn 700 doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán HOSE, HNX và đồng thời là thành viên rổ chỉ số VNX Allshare tham dự.
Các doanh nghiệp được chia thành các nhóm theo mức vốn hóa, cạnh tranh ở 03 hạng mục giải thưởng: BCTN, Báo cáo phát triển bền vững; Tình hình thực thi quản trị công ty của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Video đang HOT
Ông Trần Hoài Nam- Phó Tổng Giám đốc HDBank đại diện HDBank nhận giải tại Lễ vinh danh cuộc Bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2020.
Giải BCTN các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc được Sở Giao dịch chứng khoán (HOSE và HNX) thực hiện chấm điểm doanh nghiệp, 4 công ty kiểm toán hàng đầu (Big 4) là Deloitte, Ernst & Young, KPMG và PwC soát xét kết quả nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan và chuyên sâu.
Sau đó, Hội đồng bình chọn gồm các chuyên gia đến từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, HOSE, HNX, Trung tâm Lưu ký (VSD), Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Báo Đầu tư Chứng khoán cùng nhiều chuyên gia độc lập dựa trên kết quả đánh giá và soát xét, thảo biểu quyết để chọn ra 30 BCTN xuất sắc nhất thuộc 03 nhóm vốn hóa (lớn, vừa và nhỏ).
Với chủ đề “Happy Digital Banking”, BCTN của HDBank trình bày khoa học, toàn diện thông tin về cơ cấu tổ chức, hoạt động và chiến lược trở thành Happy Digital Bank.
Ông Trần Hoài Nam- Phó Tổng Giám đốc HDBank và ông Lê Thành Trung- Phó Tổng Giám đốc HDBank tại Lễ vinh danh cuộc Bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2020.
HDBank cũng là một trong những đơn vị tiên phong áp dụng chuẩn mực báo cáo tiên tiến nhất trong khu vực và trên thế giới, như Thẻ điểm Quản trị công ty khu vực ASEAN, chuẩn mực toàn cầu GRI trong lập báo cáo phát triển bền vững… vào công bố thông tin, đánh giá hiệu quả hoạt động của Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành và các chương trình phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chí khắt khe lẫn tiêu chí bổ sung của BTC sau 12 mùa giải.
Năm 2020, đồng hành cùng khách hàng vượt qua Covid-19 với hàng loạt các gói hỗ trợ ưu đãi về lãi suất, mở rộng tín dụng, với việc kinh doanh hiệu quả, HDBank tiếp tục đón nhận nhiều danh hiệu cao quý do các tổ chức uy tín trong và ngoài nước trao như: 2 năm liền là “Ngân hàng bán lẻ nội địa tốt nhất 2020″ do Asian Banking & Finance trao tặng; ngân hàng Việt Nam duy nhất 3 năm liền dẫn đầu “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2020″ do tổ chức Nhân sự châu Á bình chọn; Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s tiếp tục xếp hạng tín nhiệm dài hạn HDBank ở mức B1 dù trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp bị hạ bậc tín nhiệm.
Mới đây, HDBank đã phát hành thành công vốn cho các định chế tài chính khắt khe như Ngân hàng tái thiết KFW của Đức. Gần nhất, HDBank được vinh danh Doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam – ASEAN 2020.
Kinh doanh mùa Covid: Tổng lãi của 40 công ty lớn nhất TTCK giảm 30.000 tỷ, nhưng vẫn có nhiều cái tên tăng trưởng mạnh
Một số doanh nghiệp lớn đạt được kết quả tăng trưởng rất cao như Vinaconex, Novaland, Hòa Phát hay Viettel Global.
Tổng hợp tại 40 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất trên TTCK của chúng tôi cho thấy tổng lợi nhuận trước thuế của nhóm này trong 9 tháng đầu năm đạt 162.800 tỷ đồng, giảm 15% so với kết quả 191.300 tỷ đồng của cùng kỳ. Tuy vậy kết quả quý 3 đã cho thấy sự phục hồi nhất định khi tổng lợi nhuận quý 3 chỉ còn giảm 9,2% xuống 62.100 tỷ đồng.
Trong Top 40 có 12 ngân hàng, đạt tổng lợi nhuận 75.700 tỷ đồng, tăng 10% so với 9 tháng đầu năm. Mức tăng trưởng lớn nhất thuộc về VPBank (tăng 31% lên 9.400 tỷ) cùng với Techcombank, Vietinbank, HDBank và TPBank tăng trưởng trên 20%.
Vietcombank vẫn dẫn đầu với 16.000 tỷ (-9%) còn BIDV đi ngang, đạt 7.100 tỷ đồng.
Ba doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng ba chữ số gồm Triển lãm Giảng Võ (do thu nhập lãi tiền gửi), Vinaconex (do thoái vốn khỏi Vinaconex Power, An Khánh JVC) cùng Novaland Group.
Lợi nhuận của Novaland tăng gấp đôi từ 1.900 lên 3.800 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp khác có lợi nhuận tăng cao gồm có Hòa Phát, tăng 47% từ 6.800 lên 10.000 tỷ đồng và Viettel Global tăng 47% từ 1.500 tỷ lên 4.300 tỷ đồng.
Có 3 doanh nghiệp ghi nhận lỗ gồm 2 hãng hàng không Vietnam Airlines (lỗ 10.500 tỷ) và Vietjet (lỗ 900 tỷ đồng) cùng với Lọc hóa dầu Bình Sơn - BSR lỗ 4.100 tỷ đồng. Có lãi trở lại hơn 1.100 tỷ trong quý 3 đã giúp Petrolimex có lợi nhuận 193 tỷ đồng trong 9 tháng, giảm 96% so với cùng kỳ.
Các doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận giảm sâu khác gồm có Masan High-Tech Materials (MSR), giảm 96%, Tổng Công ty Cảng hàng không ACV giảm 77%, Masan Group giảm 73%.
Sabeco, PNJ, Vincom Retail, PV Gas, PV Power giảm 20-30% so với 9 tháng đầu năm 2019.
Về lợi nhuận tuyệt đối, VinHomes vẫn dẫn đầu với 23.100 tỷ đồng ( 10%). Bên cạnh đó còn có 5 doanh nghiệp khác lãi trên 10.000 tỷ gồm Vietcombank, Vinamilk, Techcombank, Vietinbank và Hòa Phát.
Các doanh nghiệp lỗ luỹ kế hàng nghìn tỷ đang vay nợ ngân hàng nào? Trong thời kì kinh tế gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều ngân hàng có đang "sốt vó" khi cho các doanh nghiệp nợ luỹ kế hàng nghìn tỷ đồng vay? Theo thống kê, ông lớn Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HVN) là doanh nghiệp có lỗ luỹ kế tính đến 30/9 khủng nhất trong...