HDBank giảm lãi suất cho vay
Thời gian triển khai từ nay đến hết năm 2020…
Theo số liệu thống kê, trong 9 tháng đầu năm, có gần 99 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trên cả nước, với tổng số vốn đăng ký là 1.428,5 nghìn tỷ đồng, số lao động đăng ký đạt 777,9 nghìn lao động. Như vậy, số doanh nghiệp đã giảm 3,2%, vốn đăng ký tăng 10,7% và số lao động giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Cũng trong 9 tháng đầu năm, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 38,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 81,8%; 27,6 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 2,4%; gần 12,1 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 0,1%; 36,5 nghìn doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, tăng 39,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhiều doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ chủ yếu kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, đại lý du lịch, giáo dục và đào tạo, thương mại… . Nhóm này thuộc các ngành bị tác động nặng nề nhất và chiếm tới 94% – 97% số doanh nghiệp gặp khó khăn.
Với mục tiêu sẻ chia khó khăn, tiếp sức kịp thời cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, vượt qua vùng nhiễu động của kinh tế trong thời dịch bệnh, nhiều ngân hàng gần đây tiếp tục giảm lãi suất cho vay.
Chẳng hạn HDBank vừa thông báo đưa lãi suất của gói Swift SME 5.000 tỷ đồng, dành cho các khách hàng có nhu cầu bổ sung nguồn vốn và đáp ứng các điều kiện tín dụng chuẩn SME của HDBank, xuống chỉ còn từ 6,2%/năm, thay vì mức 6,5% trước đó. Thời gian triển khai từ nay đến hết năm 2020. Bên cạnh lãi suất ưu đãi, HDBank cũng linh hoạt hỗ trợ nhiều đặc quyền lợi ích khác như miễn, giảm nhiều loại phí… giúp doanh nghiệp SME giảm thiểu tối đa chi phí, tăng hiệu quả giá rẻ của gói vay.
Trướ đó ngân hàng cũng đã có các gói tín dụng ưu đãi với tổng quy mô hơn 34.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do thiên tai và bị ảnh hưởng bởi Covid-19, đã khách hàng đón nhận tích cực. Nhà băng này cũng miễn, giảm các loại phí giao dịch để chia sẻ với khách hàng.
Cùng với đó, một số ngân hàng thời gian gần đây đã đưa ra các gói lãi suất cho vay ưu đãi hoặc giảm lãi suất nhằm hỗ trợ khách hàng, có thể kể đến như Vietcombank, VPBank hay OCB, MSB…
Video đang HOT
Lực đẩy cổ phiếu ngân hàng
Cổ phiếu CTG, BID, VCB tăng giá và thanh khoản sau khi tháo gỡ được pháp lý để chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Các cổ phiếu chuyển sàn được hỗ trợ bởi thông tin chấp thuận niêm yết.
Một số ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý III và 9 tháng tích cực.
Tuần qua, cổ phiếu ngân hàng là tâm điểm hỗ trợ đà đi lên của thị trường. Cổ phiếu 3 ngân hàng quốc doanh gồm Vietcombank (HoSE: VCB), VietinBank (HoSE: CTG), BIDV (HoSE: BID) đều tăng giá, sau khi có thông tin được "cởi trói" pháp lý để chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Thị giá VCB tăng 4%, trong tuần với thanh khoản bình quân 1,1 triệu cổ phiếu, cao hơn 57% so với tuần trước. Giá BID cũng cao hơn 4,6% so với đầu tuần, với khối lượng giao dịch bình quân hơn 3,5 triệu đơn vị, gấp 2,5 lần tuần 5-9/11.
Tương tự, cổ phiếu CTG ghi nhận mức tăng lớn nhất gần 13% với thanh khoản bình quân hơn 11,8 triệu cổ phiếu mối phiên, cao hơn 61% so với tuần trước. Cá biệt phiên 9/10, có hơn 16,8 triệu cổ phiêu được giao dịch cao nhất từ giữa tháng 3/2018.
Ngân hàng này đã công bố nghị quyết HĐQT thông qua lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về phương án phát hành cổ phiêu trả cổ tức từ lợi nhuận sau thuế và trích quỹ 3 năm 2017-2019.
Diễn biến cổ phiếu CTG từ đầu năm. Nguồn: VNDirect.
Tính đến cuối tháng 6, VietinBank có 23.579 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, bên cạnh thặng dư vốn cổ phần 9.974 tỷ đồng và các quỹ dự trữ 9.607 tỷ đồng. Năm 2019, ngân hàng được cổ đông thông qua không chia cổ tức, trong khi năm 2018 được dự kiến chia 8% và năm 2017 chia 5-7% bằng cổ phiếu. Lần gần nhất VietinBank trả cổ tức là tháng 9/2017, cho năm tài chính 2016, tỷ lệ 7% bằng tiền mặt.
Triển vọng kinh doanh của VietinBank phụ thuộc vào lộ trình tăng vốn. Tổng tài sản mục tiêu tăng 1-3%, huy động vốn tăng 5-10% và dư nợ tín dụng tăng 4-8,5%. Trước đó, ngân hàng được giao hạn mức tăng trưởng tín dụng 8,5%.
Trong bối cảnh các ngân hàng phải áp dụng Thông tư 41/2016 về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn Basel II, việc tăng vốn trở thành vấn đề trọng tâm của các ngân hàng, nếu muốn tiếp tục tăng trưởng tín dụng. Nâng cao hệ số an toàn vốn, đồng nghĩa các nhà băng có thêm dư địa để mở rộng cho vay và có thêm lợi nhuận.
Ngoài các ngân hàng quốc doanh, cổ phiếu một số ngân hàng tư nhân cũng nhận được chú ý. Đơn cử, cổ phiếu TCB của Techcombank (HoSE:TCB) có phiên tăng trần với thanh khoản kỷ lục gần 75 triệu đơn vị, tương đương giá trị 1.703 tỷ đồng, ngày 14/10.
HĐQT ngân hàng này đã thông qua chào bán 4,76 triệu cổ phiếu, tương đương 0,14% cổ phiếu lưu hành cho người lao động (ESOP), gồm 482.129 cổ phiếu cho người lao động nước ngoài và hơn 4,28 triệu cổ phiếu dành cho người lao động Việt Nam. Giá phát hành là 10.000 đồng/cp. Ngân hàng đã khóa "room" ngoại ở mức 22,4908% từ mức 22,5076%.
Cổ phiếu ngân hàng chuyển sàn có diễn biến tích cực. Ảnh: ACB.
Bên cạnh đó, các cổ phiếu như ACB, VIB, LPB... tiếp tục nhận được sự chú ý với những thông tin chuyển sàn. VIB và LPB đã được HoSE chấp thuận niêm yết, trong khi ACB vừa gửi hồ sơ vào giữa tháng 10. Phó Tổng giám đốc LienVietPostBank cho biết dự kiến cổ phiếu sẽ chào sàn HoSE vào đầu tháng 11. Cổ phiếu LPB tăng 8% trong tuần.
Việc chuyển sàn được nhận định sẽ là xúc tác định giá lại cổ phiếu, nâng cao giá trị, hình ảnh và thương hiệu ngân hàng. Đơn cử, sau khi chuyển sang HoSE, cổ phiếu ACB có thể lọt vào các rổ chỉ số như VN30 (tỷ trọng 4%), VNDiamond (10%), VNFIN Select (12%), VNFIN Lead (12%)... Các quỹ mô phòng chỉ số sẽ cho phép khối ngoại gián tiếp đầu tư. Theo quỹ VEIL thuộc Dragon Capital, tỷ lệ premium khi giao dịch thỏa thuận cổ phiếu ACB ngoài sàn giữa các nhà đầu tư ngoại cao hơn 10% so với thị giá trên sàn, đứng thứ ba trên thị trường sau MWG (45%) và FPT (20%).
Mặt khác, vừa qua một số ngân hàng cũng bắt đầu công bố kết quả kinh doanh 9 tháng với số liệu tích cực. Theo thông tin từ LienVietPostBank, lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt hơn 1.740 tỷ đồng, vượt kế hoạch 2020, cao hơn 6% so với cùng kỳ 2019. Như vậy quý III, ngân hàng lãi 736 tỷ đồng, tăng 42%
TPBank cũng báo lãi trước thuế 3.024 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước và tương đương 74% kế hoạch năm. Trong khi đó, MB cũng ghi nhận lợi nhuận trước thuế 9 tháng cao hơn 7% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 90% kế hoạch năm.
Trong tuần tới, các ngân hàng sẽ tiếp tục công bố lợi nhuận quý III và 3 quý. Trước đó, Trung tâm Phân tích Chứng khoan SSI - SSI Research cũng ước tính lợi nhuận một số ngân hàng, trong đó VietinBank được dự báo lợi nhuận trước thuế 3.240 tỷ đồng trong quý III, tăng 3,8% so với cùng kỳ; BIDV đạt 2.400 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ.
Ước tính lợi nhuận một số ngân hàng. Nguồn: SSI Research.
Techcombank được dự báo đạt 3.260 tỷ đồng lãi quý III, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước; HDBank (HoSE: HDB) đạt hơn 1.600 tỷ đồng, tăng 30%. Lãi trước thuế ACB ước tăng 23%, đạt 2.370 tỷ đồng trong quý III.
Dù nhận định tác động của đại dịch sẽ khiến lợi nhuận ngành ngân hàng giảm trong năm nay, công ty chứng khoán cho rằng các nhà băng sẽ bứt phá trong 2021. Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI - SSI Reserch kỳ vọng sau khi hoàn thành việc hỗ trợ khách hàng, lợi nhuận ngân hàng quốc doanh ước tính sẽ tăng 23% trong khi nhóm ngân hàng TMCP tăng 11,2%.
HDBank không còn là cổ đông lớn của OGC Từ 9/10, HDBank không còn là cổ đông lớn của CTCP Tập đoàn Đại Dương (OGC), đây là lượng cổ phiếu HDBank nhận về từ việc xử lý nợ. Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank, mã HDB) mới công bố báo cáo về ngày không còn là cổ đông lớn, nhà đầu tư nắm giữ từ 5% vốn trở lên tại CTCP...