HDBank đăng ký bán sạch cổ phiếu của Petechim khi đang đà lao dốc
Được biết, Cả 3 pháp nhân Petechim, HDBank và Vietjet Air đều có liên quan với nhau về chủ sở hữu.
Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank, HOSE: HDB) vừa đăng ký bán sạch 2,2 triệu cp CTCP Thương mại Dầu khí (Petechim, UPCoM: PTV) đang nắm giữ, tương đương với tỷ lệ sở hữu vốn là 11%. Thời gian dự kiến bắt đầu giao dịch từ 15/11 đến ngày 13/12/2019.
Tính tại ngày 09/05/2019, cổ đông lớn tại Petechim bao gồm Tổng Công ty dầu Việt Nam (PV Oil, UPCoM: OIL) nắm giữ 5,8 triệu cp, tương đương tỷ lệ 29%; CTCP Đầu tư và Xây dựng Tràng An sở hữu 4.62 triệu cp, với tỷ lệ 23,1%; ông Dương Công Ái nắm giữ 3.38 triệu cp, ứng với tỷ lệ 16.9% và cuối cùng là HDBank nắm giữ 2,2 triệu cp, có tỷ lệ sở hữu là 11% vốn.
Petechim còn cho biết nhóm cổ đông Sovico Holdings và PV Oil là các cổ đông chiến lược của Công ty. Bên cạnh HDBank, 1 TCTD khác là VIB cũng đang sở hữu 2,5 triệu cổ phiếu Petechim, tương ứng với tỷ lệ góp vốn 5%. VIB là cổ đông sáng lập của Petechim, cùng với PV Oil.
Được biết, 20 triệu cp Petechim vừa được chính thức giao dịch trên hệ thống UPCoM vào ngày 05/11. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 11.000 đồng/cp, tương đương mức giá 220 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên trên sàn UPCoM, cổ phiếu Petechim tăng mạnh 36%, chốt ở mức 15.000 đồng/cp với tổng khối lượng giao dịch đạt 21.400 đơn vị.
Tuy nhiên, chỉ sau gần 1 tuần giao dịch, thị giá cổ phiếu Petechim đã giảm 32%, lùi về mức 10,200 đồng/cp.
Như vậy với mức giá này, nếu thoái vốn thành công khỏi Petechim, HDBank sẽ thu về 22.44 tỷ đồng.
Video đang HOT
Thương mại Dầu khí – Petechim là tổ chức có liên quan đến ông Trần Hoài Nam – Phó Tổng Giám đốc HDBank. Hiện, ông Nam là Thành viên HĐQT Petechim và giữ chức vụ Phó tổng giám đốc của Vietjet. Như vậy, ông Nam cùng lúc giữ cả 3 vị trí tại Petechim, HDBank và VietJet.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Hùng (chồng của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo) – Chủ tịch HĐQT Petechim, cũng đang là Phó chủ tịch HĐQT Vietjet, với gần 4,5 triệu cổ phần. Bà Thảo vừa là Tổng giám đốc hãng Vietjet vừa làm Phó chủ tịch thường trực ở HDBank.
Trong quý 3, Petechim ghi nhận doanh thu hơn 139 tỷ đồng, tăng 15% so cùng kỳ. Đặc biệt, Petechim có ghi nhận hơn 2.4 tỷ đồng khoản hoàn nhập đầu tư cổ phiếu VJC của CTCP Hàng không Vietjet nên chi phí tài chính của Công ty âm hơn 1.7 tỷ đồng.
Nhờ đó mà Petechim có lãi ròng hơn 1.4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ báo lỗ đến 1.4 tỷ đồng. Đây cũng là quý mà PTV có lãi sau 6 quý liền ngập trong thua lỗ (từ quý 1/2018).
Năm 2019, Công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần 783 tỷ đồng và lãi sau thuế 9,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, Petechim đã lỗ 5.6 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay do phần lớn các dự án thường được quyết toán vào cuối năm.
Trước đó, vào giữa năm 2018, những quan hệ sở hữu “lòng vòng” giữa nhóm sở hữu này khiến cho Petechim không thể thực hiện thành công giao dịch mua cổ phiếu của HDBank, vì quy định không cho phép do không phù hợp với Khoản 5 Điều 129 Luật Các tổ chức tín dụng: “Tổ chức tín dụng không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính tổ chức tín dụng đó”.
Dung Hoàng
Theo Antt.nguoiduatin.vn
Ông Phạm Nhật Vượng có thêm hơn 15.000 tỷ, giàu gấp 8 lần tỷ phú đứng sau
Giá cổ phiếu VIC của Vingroup đã liên tiếp lập đỉnh giá mới trong những phiên giao dịch gần đây sau chuỗi 5 phiên tăng giá liên tiếp. Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/7, VIC tăng 1.200 đồng (1%) lên mức 123.200 đồng/cổ phiếu.
Dù chỉ tăng 1% nhưng tỷ phú Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch Vingroup) cũng bỏ túi 2.238 tỷ đồng nhờ giá trị cổ phiếu do ông nắm giữ tăng giá. Hiện tại, số cổ phiếu VIC do ông Vượng nắm giữ (hơn 1,8 tỷ cổ phiếu) đang có giá 229.791 tỷ đồng, tương đương 9,926 tỷ USD.
Tính chung sau chuỗi 5 phiên giao dịch gần nhất, tài sản của cá nhân tỷ phú giàu nhất Việt Nam đã tăng thêm 15.667 tỷ đồng. Và đương nhiên, ông Vượng ngày càng bỏ xa về khoảng cách giàu có với các ông chủ còn lại.
Thậm chí, riêng khoản hơn 15.000 tỷ đồng tăng thêm nói trên cũng đã vượt quá 50% tổng tài sản hiện có của người giàu thứ hai trên sàn chứng khoán, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc hãng hàng không Vietjet. Còn nếu tính tổng giá trị tài sản, ông Vượng đang có nhiều hơn gấp 8,2 lần so với người đứng sau trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt.
Với việc cả cổ phiếu HDB của HDBank và VJC của Vietjet Air cùng tăng giá trong phiên 25/7, tài sản của bà Thảo có thêm 42 tỷ đồng, nâng tổng giá trị tài sản hiện có thông qua HDB và VJC lên con số 27.834 tỷ đồng.
Ông Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo.
Mặc dù vậy, bà Thảo vẫn đang bỏ một khoảng cách khá xa so với người đứng thứ ba trong danh sách này là ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Techcombank. Với việc cổ phiếu TCB của Techcombank giảm giá nhẹ nhưng bù đắp lại là sự tăng giá của cổ phiếu MSN của Masan Group, giá trị tài sản của ông Hùng Anh đã tăng thêm 22,76 tỷ đồng trong phiên 25/7.
Hiện tổng giá trị tài sản của Chủ tịch Techcombank đạt mức 20.803 tỷ đồng từ TCB và MSN. Cũng cần phải nói thêm là cổ phiếu MSN đã có sự bứt phá phiên thứ 5 liên tiếp về thị giá. Riêng với MSN, ông Hùng Anh đã có thêm 494 tỷ đồng từ chuỗi ngày tăng giá gần đây.
Người đứng ngay phía sau là ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group với tổng tài sản hiện có từ TCB và MSN là 20.573 tỷ đồng, tăng 24,7 tỷ đồng so với phiên giao dịch một ngày trước đó.
Tuy nhiên, cũng như ông Hồ Hùng Anh, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang cũng có chung niềm vui MSN tăng giá phiên thứ 5 liên tiếp. Riêng điều này đã giúp cho Chủ tịch tập đoàn thực phẩm tư nhân lớn nhất Việt Nam bỏ túi thêm 504 tỷ đồng.
Đứng thứ 5 trong danh sách tỷ phú chứng khoán không ai xa lạ, vẫn là bà Phạm Thu Hương, vợ của ông Phạm Nhật Vượng, với khối tài sản trị giá 18.610 tỷ đồng thông qua việc nắm giữ VIC.
Riêng trong phiên 15/7, bà Hương có thêm 181 tỷ đồng, lũy kế 5 phiên gần nhất, tài sản của bà Hương đã tăng thêm 1.268 tỷ đồng. Con số này đủ để tạo khoảng cách không dễ san lấp giữa bà Hương và người giàu thứ 6, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long.
Hiện tài sản của ông Long đang ở mức 15.680 tỷ đồng, tăng mạnh 595 tỷ đồng trong phiên 25/7 sau khi cổ phiếu HPG tăng 3,9% và đóng cửa ở mức 22.400 đồng/cp.
Đứng sau ông Long trong top 10 những tỷ phú chứng khoán lần lượt gồm: bà Phạm Thúy Hằng (cổ đông lớn của VIC) với khối tài sản trị giá 12.308 tỷ đồng; ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch FLC) 11.332 tỷ đồng; ông Bùi Thành Nhơn (Chủ tịch Novaland) 11.243 tỷ đồng; và ông Hồ Xuân Năng (Chủ tịch Vicoston) với khối tài sản trị giá 9.430 tỷ đồng.
Hiền Anh
Theo infonet.vn
Cadivi (CAV) đăng ký mua lại gần 3 triệu cổ phiếu quỹ CTCP Dây cáp điện Việt Nam (Cadivi, mã chứng khoán CAV - sàn HOSE) vừa thông báo phương án mua lại cổ phiếu quỹ nhằm bình ổn giá cổ phiếu và tối đa hóa lợi ích cho cổ đông. Theo đó, CAV sẽ đăng ký mua lại 2,88 triệu cổ phiếu quỹ từ nguồn thặng dư vốn cổ phần. Giao dịch được thực...