HĐBA tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề ở Syria, Bosnia và Herzegovina
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 5/11 đã tổ chức 2 cuộc họp về Bosnia và Herzegovnai, và Syria.
Hội đồng Bảo an LHQ thảo luận về Lực lượng Gìn giữ hòa bình LHQ – Cảnh sát LHQ, ngày 4/11/2020. Ảnh: TTXVN phát
Tại cuộc thảo luận định kỳ hàng năm về tình hình Bosnia và Herzegovina, Đại diện cấp cao của Tổng thư ký LHQ Valentin Inzko cho rằng việc ký và thực hiện Hiệp định hòa bình Dayton 25 năm qua đã mang lại hòa bình cho Bosnia và Herzegovina, đồng thời tạo khuôn khổ phát triển trong tương lai dù vẫn còn nhiều thách thức đối với hòa bình tại đất nước này.
Cũng theo ông Inzko, gần đây tại Bosnia và Herzegovina đã đạt được một số nỗ lực như sửa đổi Luật bầu cử, cho phép tổ chức bầu cử ở thành phố Mostar sau 12 năm và chuẩn bị bầu cử địa phương vào tháng 12 tới. Tuy nhiên, Bosnia và Herzegovina vẫn cần phải tiếp tục các nỗ lực cải cách, nâng cao đời sống người dân, tránh các phát biểu gây chia rẽ và chống vinh danh tội phạm chiến tranh.
Video đang HOT
Các nước thành viên LHQ hoan nghênh những nỗ lực của Bosnia và Herzegovina, đồng thời hối thúc nước này tiếp tục thúc đẩy hơn nữa các biện pháp cải cách, nâng cao đời sống người dân, cũng như tìm kiếm giải pháp nhằm xây dựng đất nước hòa bình, hiện đại, đa dân tộc và ổn định. Một số ý kiến nhìn nhận Bosnia và Herzegovina cần đạt các mục tiêu phù hợp với giá trị của châu Âu, hướng tới gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO).
Phát biểu chung thay mặt Việt Nam và Indonesia, Đại sứ Indonesia Dian Triansyah Djani hoan nghênh nỗ lực trong thời gian qua của Bosnia và Herzegovina, nhất là trong việc chuẩn bị cho bầu cử địa phương và phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Trong thời gian tới, Bosnia và Herzegovina cần củng cố lãnh đạo ở cấp địa phương trong các tiến trình chính trị, phát triển kinh tế vì lợi ích của người dân, thúc đẩy thống nhất dân tộc vì phát triển và ổn định lâu dài. Việt Nam và Indonesia tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Bosnia và Herzegovina, ủng hộ tìm kiếm giải pháp lâu dài và bền vững cho đất nước này.
Cùng ngày, HĐBA đã họp trực tuyến trao đổi việc triển khai Nghị quyết 2118 (năm 2013) của HĐBA về vấn đề vũ khí hoá học tại Syria. Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Phạm Hải Anh, Phó trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, khẳng định lại quan điểm của Việt Nam về vấn đề vũ khí hóa học nói chung như đã nêu tại nhiều cuộc họp trước, trong đó có việc lên án mọi hành vi sử dụng vũ khí hoá học, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ Công ước Cấm vũ khí hoá học. Đại sứ kêu gọi Tổ chức Cấm Vũ khí hoá học và Syria tăng cường hợp tác để giải quyết các khác biệt còn tồn tại nhằm thực thi đầy đủ Công ước Cấm Vũ khí hóa học.
Hàng tháng, HĐBA tiến hành các cuộc họp để nghe báo cáo của LHQ và trao đổi về tình hình Syria, trong đó có các nội dung liên quan tới tiến trình chính trị, tình hình nhân đạo và vấn đề vũ khí hoá học.
Pháp trục xuất gia đình Hồi giáo cạo đầu con gái
Pháp đã trục xuất một gia đình Hồi giáo đến từ Bosnia và Herzegovina vì đánh đập, cạo đầu cô con gái muốn kết hôn với người Cơ đốc giáo.
Bộ Nội vụ Pháp cho biết 5 thành viên gia đình cô gái ở thành phố Besancon, phía đông nước Pháp, đã bị trục xuất về Sarajevo, thủ đô của Bosnia và Herzegovina, vào sáng nay.
"Việc trục xuất khỏi lãnh thổ quốc gia là hậu quả của hành vi không thể chấp nhận được của một số thành viên gia đình hồi tháng 8, đặc biệt là việc đánh đập và cạo đầu một cô gái vị thành niên đang yêu một thanh niên người Serbia theo tôn giáo khác", Bộ Nội vụ cho biết trong một thông báo.
Thông báo nói thêm rằng cô gái 17 tuổi sẽ được các dịch vụ xã hội chăm sóc và sẽ được cấp quyền cư trú tại Pháp khi đến tuổi trưởng thành.
Những phụ nữ Hồi giáo với trang phục đặc trưng ở Paris, Pháp. Ảnh: AFP.
Truyền thông Pháp trước đó đưa tin cô gái này bị gia đình đánh đập, cạo sạch đầu vì muốn kết hôn với một thanh niên 20 tuổi người Serbia theo đạo Cơ đốc. Các lực lượng Bosnia và Serbia từng xảy ra giao tranh những năm 1990, khiến hàng nghìn dân thường thiệt mạng.
Việc trục xuất diễn ra trong bối cảnh Pháp siết chặt các chính sách đối với người Hồi giáo sau khi giáo viên lịch sử Samuel Paty bị một thanh niên nghi là phần tử Hồi giáo cực đoan chặt đầu vì cho học sinh xem tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohammed.
Cảnh sát Pháp đã tiến hành một loạt cuộc truy quét, nhằm vào các mạng lưới Hồi giáo chủ yếu ở khu vực Paris và đóng cửa một nhà thờ Hồi giáo ở ngoại ô Paris trong 6 tháng. Pháp cũng đã trục xuất 231 người trong danh sách theo dõi những phần tử Hồi giáo cực đoan.
Khi nào loạt Su-57 đầu tiên sẽ phục vụ không quân Nga? Avia-pro ngày 3-11 đưa tin: Lực lượng hàng không vũ trụ Nga dự kiến sẽ nhận được máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 được sản xuất hàng loạt đầu tiên vào cuối tháng này. Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 của Nga "Việc chuyển giao máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 được sản xuất...