HĐBA LHQ thảo luận về căng thẳng ở Trung Đông
Chiều 23/1 theo giờ địa phương, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã nhóm họp để thảo luận về cuộc khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng ở Dải Gaza cũng như toàn bộ khu vực Trung Đông.
Toàn cảnh cuộc họp HĐBA LHQ tại New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại New York, cuộc họp có sự tham dự của Ngoại trưởng, Đại sứ và quan chức ngoại giao cấp cao nhiều nước để thảo luận về xung đột và tình hình căng thẳng tại Dải Gaza, trong bối cảnh Israel tiếp tục chiến dịch quân sự quy mô lớn, số người thương vong tăng lên mỗi ngày, bất ổn đang lan rộng và cộng đồng quốc tế khẩn thiết kêu gọi các bên liên quan đạt được một lệnh ngừng bắn ngay lập tức.
Phát biểu tại cuộc họp, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình trạng bạo lực đang lan khỏi Gaza, thương vong gia tăng ở khu vực Bờ Tây bị chiếm đóng, bao gồm cả Đông Jerusalem; các vụ giao tranh giữa lực lượng vũ trang Israel và Liban, các tấn công tại Syria và Iran, cũng như tình hình bất ổn trên Biển Đỏ.
Video đang HOT
Người đứng đầu LHQ tái khẳng định giải pháp hai nhà nước là lối thoát duy nhất cho khủng hoảng, đồng thời kêu gọi các bên ngừng bắn ngay lập tức và trả tự do vô điều kiện cho các con tin. Ông Guterres hối thúc cộng đồng quốc tế đoàn kết để thúc đẩy một tiến trình hòa bình có ý nghĩa ở khu vực này.
Tại phiên họp, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng HĐBA đến nay vẫn chưa có phản ứng thích hợp để chấm dứt xung đột hay triển khai các bước đi nhằm ngăn chặn bất ổn leo thang ở Trung Đông. Ông Lavrov đề nghị trao cho người Palestine quyền dân chủ để tự quyết.
Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, khẳng định Washington sẽ tiếp tục tiến hành các nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng, kêu gọi các nhà lãnh đạo Israel hành động nhiều hơn nữa để bảo vệ dân thường, nhân viên nhân đạo và tuân thủ luật pháp quốc tế.
Về phần mình, Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Trương Quân (Zhang Jun) khẳng định cuộc họp của HĐBA phải phát đi thông điệp đoàn kết. Nhà ngoại giao Trung Quốc nêu rõ phải ưu tên đạt được một lệnh ngừng bắn ngay lập tức, mọi thành viên cộng đồng quốc tế cần có những nỗ lực ngoại giao để thúc đẩy điều này, đồng thời ngăn chặn xung đột lan rộng ra toàn Trung Đông. Đại sứ Trương Quân cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải”hồi sinh” giải pháp hai nhà nước và giờ là thời điểm trao cho Palestine tư cách thành viên đầy đủ của LHQ.
Nga vạch ra tầm nhìn tương lai cho BRICS
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết BRICS gồm các nền kinh tế mới nổi lớn không cần phải chuyển đổi thành một tổ chức có ban thư ký.
Lãnh đạo các nước thành viên nhóm BRICS tại một diễn đàn trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg (Nam Phi) ngày 22/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong cuộc phỏng vấn với kênh NTV của Nga, Ngoại trưởng Sergey Lavrov nêu rõ: "BRICS không phải là một tổ chức mà là một hiệp hội. Chính vì vậy, BRICS không nên biến từ một tập hợp các quốc gia thành một tổ chức chính thức có ban thư ký".
Quan chức ngoại giao cấp cao của Nga lưu ý điều đó là không cần thiết, "ít nhất là ở giai đoạn này" và theo quan điểm của ông là sẽ không cần thiết trong một thời gian tương đối dài. Ngoại trưởng Lavrov miêu tả BRICS là biểu tượng và mong muốn của đa số thế giới trong việc phát triển các sáng kiến của họ, có tính đến lợi ích của nhau.
Nga sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch BRICS vào năm 2024. Nhóm BRICS hiện gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, chiếm 42% dân số thế giới và 1/4 GDP toàn cầu. Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) sẽ tham gia nhóm từ tháng 1/2024. Nhóm mở rộng, được gọi là BRICS , sẽ chiếm gần một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu vào năm 2040.
Theo Chủ tịch BRICS 2023 Nam Phi, tổng cộng có hơn 40 quan tâm đến việc thiết lập quan hệ đối tác với nhóm này. Hồi đầu tháng 10, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết BRICS có kế hoạch tổng hợp danh sách các ứng viên trước hội nghị thượng đỉnh sắp tới dự kiến tổ chức tại thành phố Kazan của Nga vào năm 2024. Theo quan chức này, một trong những ưu tiên trong năm chủ tịch BRICS của Nga vào năm tới sẽ tập trung vào việc mở rộng vòng tròn bạn bè BRICS hơn nữa, bao gồm các quốc gia ở Mỹ Latinh cũng như tăng cường thanh toán bằng tiền tệ quốc gia.
Trong cuộc phỏng vấn với China Media Group hồi tháng 10, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết BRICS đang được mở rộng theo nguyên tắc đa cực toàn cầu.
Theo nhà lãnh đạo, không quốc gia nào muốn đứng bên lề và hành động theo ý muốn của một số nước. BRICS là một nền tảng nơi các quốc gia có thể quan hệ với nhau một cách bình đẳng.
Nga khẳng định đảm bảo hoạt động hiệu quả của HĐBA LHQ Theo hãng tin TASS, Bộ Ngoại giao Nga ngày 30/4 ra tuyên bố cho hay phía Nga đã đảm bảo hoạt động hiệu quả của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) bất chấp môi trường nóng lên do những nỗ lực của các phái đoàn phương Tây. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Nga kết thúc vai trò...