HĐBA biểu quyết triệu tập phiên họp đặc biệt Đại hội đồng LHQ
Các nguồn tin ngoại giao cho biết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) dự kiến triệu tập một cuộc họp vào chiều 27/2 theo giờ địa phương để biểu quyết về một nghị quyết kêu gọi tiến hành phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ về hành động quân sự của Nga ở Ukraine.
Toàn cảnh phiên bỏ phiếu dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ về chiến dịch của Nga tại Ukraine, tại New York, Mỹ ngày 25/2/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo quy định, nghị quyết sẽ chỉ cần nhận được sự ủng hộ của 9 trong tổng số 15 nước ủy viên HĐBA để được thông qua và không quốc gia ủy viên thường trực nào được phép phủ quyết việc triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng. Dự kiến cuộc họp HĐBA sẽ diễn ra vào 3h chiều 27/2, theo yêu cầu của Mỹ và Albania.
Nếu nghị quyết đề xuất được HĐBA thông qua, theo quy định, phiên họp Đại hội đồng LHQ sẽ phải được tổ chức trong vòng 24 giờ. Theo các nguồn tin ngoại giao, Đại hội đồng LHQ dự kiến sẽ bỏ phiếu về một nghị quyết về vấn đề Ukraine sau phiên họp đặc biệt. Các nghị quyết của Đại hội đồng LHQ không mang tính ràng buộc.
Cũng do tình hình tại Ukraine, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã hủy chuyến đi đến Geneva (Thụy Sĩ) để phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền LHQ trong ngày 28/2 và ở lại New York.
Video đang HOT
Ba Lan cảnh báo Nga mở rộng chiến dịch quân sự sang các nước sau Ukraine
Thủ tướng Ba Lan lo ngại Nga có thể mở chiến dịch quân sự tại nước này, Phần Lan hoặc các quốc gia Baltic sau Ukraine.
Xe tăng Nga ở bắc Crimea (Ảnh: Tass).
"Tổng thống Vladimir Putin muốn phát triển chính sách cứng rắn của mình, chiến dịch quân sự của ông ấy. Ông ấy đã bắt đầu ở Gruzia, bây giờ là Ukraine. Mục tiêu tiếp theo có thể là các nước Baltic, Ba Lan, Phần Lan hoặc các nước khác ở sườn phía đông", Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nói với nhật báo Pháp Ouest-France hôm 26/2.
Ba Lan, quốc gia nằm trong "vệ tinh" của Liên Xô trước đây và hiện là thành viên của liên minh NATO, có đường biên giới dài với Ukraine.
Trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tập trung lực lượng ở biên giới Ukraine và mở chiến dịch quân sự tại nước láng giềng hôm 24/2, Ba Lan đã tiếp nhận thêm quân từ NATO - liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đến nước này đồn trú.
Tuy nhiên, Thủ tướng Ba Lan cho rằng như vậy là chưa đủ. "Chúng ta cần một quân đội châu Âu mạnh", ông Morawiecki nói, đồng thời cho rằng châu Âu cần phải tăng chi tiêu quốc phòng.
"Việc tăng ngân sách quốc phòng không phải là không thực hiện được, điều đó sẽ cho phép châu Âu đóng một vai trò quan trọng. Kỷ nguyên hòa bình và trật tự quốc tế sắp kết thúc", ông Morawiecki cho biết.
"Đó là một phép thử đối với phương Tây và cách chúng ta phản ứng với phép thử này sẽ quyết định tương lai của chúng ta, không phải trong nhiều năm mà là nhiều thập niên", Thủ tướng Ba Lan nhấn mạnh.
Người đứng đầu chính phủ Ba Lan đề xuất bỏ ngân sách quốc phòng khỏi quy định tài chính công của Liên minh châu Âu (EU). Đề xuất này cho phép Ba Lan chi từ 3-4% GDP hàng năm cho ngân sách quốc phòng trước chính sách cứng rắn của Nga.
Ông cũng kêu gọi áp đặt gói trừng phạt "chưa từng có và nghiêm khắc" đối với Moscow, đồng thời thảo luận các biện pháp để châu Âu "độc lập" về năng lượng với Nga.
"Bằng cách mua dầu và khí đốt của Nga, chúng ta đang tài trợ cho chính sách của họ", Thủ tướng Morawiecki tuyên bố.
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Đông Ukraine theo lệnh của Tổng thống Putin, tại nhiều nơi ở Ukraine, người dân đã đổ xô đi rút tiền, xuống ga tàu điện ngầm trú ẩn hoặc nhanh chóng di tản sang Ba Lan. Mỹ cũng di tản các nhân viên ngoại giao tới Ba Lan vì lo ngại nguy cơ xung đột leo thang.
Mỹ và các nước châu Âu đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt đối với Nga nhằm gây sức ép với Moscow trong chiến dịch quân sự ở Ukraine. Phương Tây cũng cấp tập viện trợ cho Ukraine để đối phó với các cuộc tiến công của Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak ngày 25/2 cho biết một đoàn xe vận chuyển đạn dược đã tới Ukraine. Đây là chuyến hàng viện trợ quân sự công khai đầu tiên cho Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự tại đây.
"Một đoàn xe chở đạn dược chúng tôi tài trợ cho Ukraine đã đến nước láng giềng của chúng tôi. Chúng tôi đứng về phía người Ukraine và thể hiện tinh thần đoàn kết chống lại chiến dịch quân sự của Nga", Bộ trưởng Ba Lan viết trên Twitter.
Mỹ cáo buộc Nga phóng hơn 250 tên lửa vào Ukraine Nga bị cho là đã phóng tổng cộng hơn 250 tên lửa vào các vị trí của Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự hôm 24/2, một quan chức của Mỹ cho biết. Một chung cư ở Kiev bị hư hại nặng nề, nghi do trúng tên lửa sáng 26/2 (Ảnh: Reuters). AFP dẫn lời một quan chức quốc phòng...