HBC hoãn phát hành ESOP, chi “tiền tươi” gom 10 triệu cổ phiếu quỹ
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình khẳng định sẽ mua cổ phiếu quỹ bằng phương thức khớp lệnh trên sàn. Số tiền chi mua cổ phiếu quỹ dự kiến ăn mòn đáng kể lợi nhuận chưa phân phối hơn 620 tỷ đồng, đồng thời, cũng là khoản tiền lớn nếu so với giá trị tiền và tương đương tiền đến 30/9.
Kế hoạch phát hành cổ phiếu ESOP của Xây dựng Hòa Bình được thông qua cuối tháng 10 nhưng đã tạm hoãn. Thay vì huy động vốn, công ty đăng ký mua lại 10 triệu cổ phiếu với số tiền bỏ ra ước 110 tỷ đồng.
CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC) vừa thông qua phương án mua 10 triệu cổ phiếu quỹ với giá mua dự kiến không cao hơn giá trị sổ sách dựa trên báo cáo tài chính quý III/2019 (hơn 15.000 đồng/cổ phiếu).
Giao dịch dự kiến được thực hiện bằng phương thức khớp lệnh trên sàn. Ước tính theo giá đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần qua (11.300 đồng/cổ phiếu), số tiền Hòa Bình chi dự kiến là hơn 110 tỷ đồng.
Nguồn vốn mua cổ phiếu quỹ trên lấy từ khoản lợi nhuận chưa phân phối hơn 620 tỷ đồng tại ngày 30/6/2019. Như vậy, số tiền trích ra để mua cổ phiếu chiếm tỷ trọng khá lớn phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp này. So với lượng tiền và tương đương tiền (210 tỷ đồng) mà Hòa Bình đang nắm theo số liệu ngày 30/9, số vốn doanh nghiệp bỏ ra chi mua cổ phiếu quỹ cũng khá lớn.
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình là chủ thầu thi công nhiều dự án
Cuối tháng 6/2019, Hòa Bình đã hoàn tất phương án tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ 25 triệu cổ phiếu cho cổ đông chiến lược Huyndai Evelator. Tuy nhiên, lượng tiền trong doanh nghiệp tăng lên không đáng kể. Giá trị các khoản phải thu trong khi đó tăng mạnh 750 tỷ đồng lên 11.891 tỷ đồng, nâng tỷ trọng trong cơ cấu tài sản lên 72%.
Cuối tháng 10, doanh nghiệp tiếp tục thông qua phương án tăng vốn thông qua phát hành 1,3 triệu cổ phiếu ESOP cho cán bộ công nhân viên với giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu, gần bằng thị giá cổ phiếu HBC ở thời điểm hiện tại, đồng thời, không kèm điều kiện hạn chế chuyển nhượng. Tuy nhiên, cùng ngày thông qua chủ trương mua cổ phiếu quỹ, Hòa Bình đã quyết định tạm hoãn phương án phát hành cổ phiếu ESOP trên.
Video đang HOT
Hai quyết định trên ngoài giảm áp lực pha loãng và tăng nguồn cung cổ phiếu còn có thể “đỡ giá” cổ phiếu khi đà giảm của cổ phiếu này vẫn duy trì khá rõ sau khi cổ phiếu đạt đỉnh (37.100 đồng/cổ phiếu) hồi tháng 10/2017. Ba tháng đầu năm 2019, giá cổ phiếu phục hồi đáng kể, có thời điểm đạt 18.600 đồng/cp. Giá cổ phiếu hiện nay đã giảm hơn 41% sau 8 tháng và “bốc hơi” hơn một nửa nếu so với mức giá mà nhà đầu tư chiến lược mua vào. Ngay sau quyết định hoãn phát hành, cổ phiếu HBC hôm 29/11 tăng 1,8%.
Cổ phiếu HBC nhích tăng sau thông tin hoãn phát hành cổ phiếu ESOP
Cũng trong tuần qua, CTCP Đầu tư Thế giới Di động và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) công bố phương án phát hành ESOP. Ngay sau thông tin về kế hoạch phát hành được công bố, cổ phiếu MWG giảm sâu tới 4%. Theo phương án này, MWG sẽ phát hành hơn 10,6 triệu cổ phiếu cho CBCNV, tương đương 2,4% vốn điều lệ đang lưu hành. VPBank cũng chào bán 31 triệu cổ phiếu ESOP. Tuy nhiên, số cổ phiếu trên không phải do phát hành mới mà nằm trong lượng cổ phiếu quỹ của ngân hàng này. Giá phát hành cổ phiếu cho CBCNV là 10.000 đồng/cổ phiếu.
Thanh Thủy
Theo Baodautu.vn
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 29/11
Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.
Tin doanh nghiệp
L10 - CTCP Lilama 10 - Đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu 1.080 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 20 tỷ đồng, vay tín dụng hơn 827 tỷ đồng.
TDT - Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT - Đã giao khoán kế hoạch kinh doanh năm 2020 cho Ban giám đốc với mục tiêu doanh thu 565,6 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 58,2 tỷ đồng, cao gấp đôi so với kế hoạch năm ngoái.
MWG - CTCP Đầu tư Thế giới di động - Đã thông qua HĐQT phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho cán bộ quản lý chủ chốt của Công ty và các công ty con. Theo đó, MWG dự kiến sẽ phát hành hơn 10,62 triệu cổ phiếu, trong đó, gần 9,77 triệu cổ phiếu được phát hành mới và sử dụng 856.236 cổ phiếu quỹ tại thời điểm hiện tại, bán cho cán bộ quản lý chủ chốt của Công ty với giá bán 10.000 đồng/CP.
CII - CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM - Đã thông qua việc mua lại 40 triệu cổ phiếu USD trái phiếu phát hành riêng lẻ trước hạn theo phương thức thỏa thuận trực tiếp với trái chủ. Thời gian thực hiện dự kiến vào 05/1/2020.
NLG - CTCP Đầu tư Nam Long - Công ty đã có quyết định tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2019 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 4,78%. Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông vào 12/12/2019 và thanh toán từ ngày 26/12/2019.
BMP - CTCP Nhựa Bình Minh - Ngày 04/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1 năm 2019, ngày đăng ký cuối cùng là 05/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 20%, thanh toán bắt đầu từ ngày 20/12/2019.
BWE - CTCP Nước - Môi trường Bình Dương - Ngày 30/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2019, ngày đăng ký cuối cùng là 31/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ 19/3/2020.
SGC - CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang - Ngày 27/11, HĐQT đã thông qua nghị quyết tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2019 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%. Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông vào 02/1/2020 và thanh toán bắt đầu từ ngày 16/1/2020.
HAD - CTCP Bia Hà Nội - Hải Dương - Ngày 06/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức lần 3, ngày đăng ký cuối cùng là 09/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 54,5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 31/12/2019.
Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông
TTB - CTCP Tập đoàn Tiến Bộ - Bà Phùng Thị Nam, Phó tổng giám đốc đã bán ra hơn 1,8 triệu cổ phiếu TTB từ ngày 28/10 đến 26/11 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Sau giao dịch, bà Nam đã giảm sở hữu tại TTB xuống chỉ còn hơn 21.000 cổ phiếu.
GTN - CTCP GTNFoods - CTCP Invest Tây Đại Dương, cổ đông lớn đã bán ra lần lượt hơn 3,02 triệu và hơn 6,97 triệu cổ phiếu GTN trong 2 phiên 25 và 26/11. Sau giao dịch, cổ đông trên đã giảm sở hữu tại GTN từ 45 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 18% xuống còn 35 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 14%.
Giao dịch cổ phiếu của cổ đông
TCD - CTCP Đầu tư phát triển Công nghiệp và Vận tải - Bà Lê Thị Mai Loan, Thành viên HĐQT đăng ký mua 100.000 cổ phiếu TCD từ ngày 02/12 đến 02/1/2020 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, bà Loan sẽ nâng sở hữu tại TCD lên hơn 1,99 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,71%.
DHC - CTCP Đông Hải Bến Tre - Bà Hồ Thị Song Ngọc, Phó tổng giám đốc đăng ký mua vào 162.000 cổ phiếu DHC từ ngày 04/12 đến 18/12 theo phương thức thỏa thuận. Dự kiến giao dịch thành công, bà Ngọc sẽ nâng sở hữu tại DHC lên hơn 255.000 cổ phiếu, tỷ lệ 0,46%.
NLG - CTCP Đầu tư Nam Long - Bà Ngô Thị Ngọc Liễu, mẹ ông Cao Tấn Thạch - Thành viên HĐQT đăng ký bán 320.000 cổ phiếu NLG từ ngày 02/12 đến 31/12 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, bà Liễu sẽ giảm sở hữu tại NLG xuống còn hơn 6,28 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,5%.
IBC - CTCP Đầu tư Apax Holdings - Nhằm mục đích tăng tỷ lệ sở hữu, bà Vũ Cẩm La Hương, Tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT đăng ký mua 2,7 triệu cổ phiếu IBC. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận, dự kiến từ ngày 3/12 đến ngày 31/12/2019. Nếu giao dịch thành công, bà Hương sẽ nâng sở hữu tại IBC từ 108.780 cổ phiếu, tỷ lệ 0,13% lên gần 2,81 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 3,44%.
Trần Dũng
Theo Tài chính Plus
MUFG Bank mong VietinBank sớm được tăng vốn Ngày 8/10/2019, đại diện Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ (MUFG Bank) đã có buổi làm việc với lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank, HoSE: CTG). Theo đó, đại diện MUFG Bank kỳ vọng VietinBank sẽ thực hiện được mục tiêu tăng vốn sớm nhất có thể. MUFG Bank ủng hộ VietinBank trong mọi nỗ lực để thúc đẩy tiến trình...