Hãy uống thêm nước vì những lợi ích bất ngờ này
Nếu bạn không có một bình nước mà mình ưa thích, có lẽ đã đến lúc đầu tư một bình như vậy.
Một ly nước có thể là thứ bạn cần để thực sự tập trung trong công việc – Ảnh minh họa: Shuterstock
Sau đây là một số lý do thuyết phục để bạn uống nước nhiều hơn, theo trang Greatist.
1. Giữ cân bằng
Nước chiếm khoảng 60% cơ thể bạn. Uống đủ nước giúp duy trì cân bằng chất lỏng cơ thể, hỗ trợ vận chuyển chất dinh dưỡng, điều chỉnh nhiệt độ, tiêu hóa, và nhiều tác dụng khác nữa.
2. Kiểm soát nhai
Uống nước còn có thể giúp giảm cân. Các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống nước và giảm một vài kg trong thể trọng của bạn. Lý do đơn giản là nước khiến bạn cảm thấy no và do đó tiêu thụ ít calorie hơn.
3. “Nhiên liệu” cho cơ bắp
Việc mồ hôi tại phòng tập khiến cơ bắp của bạn mất nước. Và khi cơ bắp của bạn không có đủ nước, chúng sẽ mệt mỏi. Để có thêm năng lượng hoặc để hoàn thành các bài tập, chỉ cần đổ đầy bình nước của bạn rồi uống.
4. Hỗ trợ thận
Thận xử lý khoảng 150 lít máu mỗi ngày, lọc chất thải và vận chuyển nước tiểu đến bàng quang. Nhưng chúng cần một lượng nước thích hợp để dọn sạch những thứ mà cơ thể bạn không cần. Hãy uống nước vì điều đó, theo Greatist.
5. Tăng năng suất
Video đang HOT
Một ly nước có thể là thứ bạn cần để thực sự tập trung trong công việc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả việc mất nước nhẹ cũng có thể có tác động tiêu cực đến khả năng chú ý và trí nhớ. Thêm vào đó, càng uống nước nhiều, bạn càng cần phải vào phòng tắm thường xuyên hơn. Những bước đi nhanh đến “nhà nhỏ” cũng sẽ giúp bạn tỉnh táo.
6. Chống mệt mỏi
Bỏ qua cà phê, nước cũng góp phần chống mệt mỏi. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng mất nước là mệt mỏi.
7. Chống ngầy ngật
Nếu bạn bị dư vị khó chịu sau một cuộc nhậu chè chén, hãy tìm một ly nước. Nó sẽ giúp “thủy hóa” cơ thể bạn và ngăn chặn cơn đau đầu dồn dập.
8. Giữ cho mọi thứ “trôi chảy”
Không ai muốn đối phó với các vấn đề tiêu hóa. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng mất nước góp phần gây táo bón ở một số người. Do đó, uống nhiều nước hơn có thể giúp làm cho mọi thứ di chuyển trơn tru.
9. Chống ốm đau
Nước có thể giúp giảm bớt tình trạng mệt mỏi khi bạn cảm thấy “khó ở”. Nhưng các loại nước uống chưa được chứng minh đầy đủ về khả năng chống cảm lạnh, vì vậy đừng đánh đổi việc uống nước với một chuyến đi đến bác sĩ hoặc các phương thuốc trị cảm khác.
10. Hỗ trợ não
Một nghiên cứu hồi năm 2013 đã tìm thấy mối liên hệ giữa các sinh viên mang nước vào phòng thi và điểm số tốt hơn, cho thấy nước thúc đẩy việc tư duy rõ ràng hơn. Dù hiện chưa rõ liệu uống nước thực sự có liên quan gì đến việc đạt điểm cao hơn hay không, nhưng bạn ngại gì mà không thử khi nó… vô hại?, theo Greatist.
“Kế hoạch hành động” của bạn
Lượng nước mà chúng ta cần là vấn đề còn tranh luận, nhưng tổ chức Viện Y học Mỹ khuyến nghị người lớn nên uống từ 9-13 ly nước mỗi ngày (1 ly = 235 ml). Nhu cầu của bạn khác nhau tùy thuộc vào mức độ hoạt động, độ tuổi và lượng nước bạn tiêu thụ trong cà phê, trà, hoặc rau và trái cây nhiều nước.
Đây là cách “thủy hóa” cơ thể mà bạn có thể tham khảo: Uống một ly nước ngay khi bạn thức dậy và một ly nước vào khoảng 30 phút trước khi bắt đầu bất kỳ bữa ăn lớn nào. Động tác này cũng sẽ giúp kiểm soát sự thèm ăn, nếu đó là điều mà bạn đang tìm kiếm.
Tập thói quen giữ một bình nước bên mình mọi lúc mọi nơi. Nếu cảm thấy nước nhạt nhẽo, hãy vắt một ít chanh hoặc uống nước có bổ sung những hương vị khác.
Theo Thanh niên
Chuyện hy hữu: Bà mẹ phải đợi 2 tháng sau khi sinh mới vỡ òa hạnh phúc khi biết giới tính của con
Mặc dù trực giác đã mách bảo bà mẹ đây là con gái, song các bác sĩ vẫn khuyên chị nên chờ kết quả kiểm tra cho chính xác.
Giới tính của con trong thời kỳ mang thai luôn là vấn đề khiến các bố mẹ tò mò, và siêu âm là biện pháp mang tính chính xác nhất để có thể biết được em bé là trai hay gái. Nhưng có một bà mẹ sống tại Guarapari (Brazil), đã phải chờ đợi đến 2 tháng sau khi sinh con mới biết được con mình mang giới tính gì.
Đó là câu chuyện kỳ lạ của chị Jessyka Gonoring. Con của chị được sinh ra vào ngày 24/12/2019 với một khuyết tật bẩm sinh hiếm gặp, gây ra dị tật ở cơ quan sinh dục, khiến các bác sĩ không thể xác định được giới tính của em bé. Mặc dù, chị Jessyka đã gọi con là Emily - tên của một bé gái vì trực giác đã mách bảo chị là như thế, song, các bác sĩ vẫn khuyên chị nên chờ kết quả kiểm tra cho chính xác.
Vì em bé bị dị tật bẩm sinh ở ruột nên các bác sĩ không thể xác định được giới tính của đứa trẻ ngay khi mới chào đời.
Bà mẹ 2 con nói: "Cách đây 6 năm, khi chúng tôi có đứa con đầu lòng, Agatha, chúng tôi đã có thể xác định giới tính của con thông qua việc siêu âm. Tuy nhiên, trong lần mang thai này, các bác sĩ đã cảnh báo tôi từ sớm rằng thai nhi sẽ được sinh ra với dị tật ở ruột. Họ còn nói thêm là họ cũng sẽ không biết được giới tính của thai nhi cho đến khi em bé ra đời được vài tháng".
Khi chào đời, các bác sĩ đã chẩn đoán đứa trẻ mắc bệnh omphalocele - một khuyết tật bẩm sinh ảnh hưởng đến đường tiết niệu, bàng quang và ruột, gây ra dị tật của cơ quan sinh dục. Do đó, em bé không có bộ phận sinh dục phát triển hoàn chỉnh.
Sau 2 tháng chờ đợi, bà mẹ Jessyka đã ăn mừng lớn khi biết con mình là con gái.
Tiến sĩ - Bác sĩ nhi khoa Lincoln Rohr cho biết: "Đứa trẻ được sinh ra mà không có cơ quan sinh dục được hình thành đầy đủ. Bàng quang của bé phình to do khiếm khuyết ở thành bụng. Đồng thời, phần cuối cùng của ruột bị lộ ra ngoài qua lỗ rốn và em bé còn có một khiếm khuyết ở hông. Tất cả những điều này gây khó khăn cho việc chẩn đoán đó là em bé trai hay gái".
Do đó, các bác sĩ cần thực hiện một xét nghiệm di truyền, được gọi là karyotype, nhằm phân tích nhiễm sắc thể xem chúng là XX (nữ) hay XY (nam). Nhưng phải 8 tuần sau mới có kết quả.
Bà mẹ Jessyka đau khổ cho biết: "Nhìn những đứa trẻ khác được phân biệt trong những bộ đồ màu xanh hay màu hồng, trong khi con mình thì không thể có được điều đó, vợ chồng tôi thấy rất tủi thân. Rồi mọi người cứ hỏi han về tên của em bé càng khiến vợ chồng tôi thêm lo lắng căng thẳng".
Chồng tôi, anh Antonio, thì tin rằng đó là con trai. Chúng tôi đã cố gắng hết sức để không tranh cãi về điều này, và cam kết sẽ không đưa ra một cái tên nào cho đến khi có kết quả kiểm tra chính xác. Nhưng từ trong sâu thẳm, tôi biết con tôi là con gái. Khi tôi âu yếm con, tôi luôn gọi con là công chúa của mẹ".
Và vào hôm thứ 5 tuần trước (19/2), Bệnh viện Nhi đồng Vila Velha đã đưa ra kết quả xét nghiệm. Đứa trẻ là con gái.
Chị hạnh phúc khi được bế đứa con gái thứ 2 bé bỏng trong tay.
Hiện tại, Emily vẫn nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt. Bé gái đã trải qua phẫu thuật ruột đơn giản để có thể chứa sữa. Các bác sĩ nói rằng cô bé sẽ còn phải chịu nhiều cuộc phẫu thuật khác để điều chỉnh đường đường tiết niệu, tái tạo bàng quang và ruột, đồng thời, làm lại cơ quan sinh dục khi bước vào tuổi thiếu niên.
Tiến sĩ Lincoln cho biết: "Sức khỏe của Emily hiện đã ổn định. Cô bé đang tăng cân và mọi thứ tiến triển tốt. Chúng tôi chuẩn bị cho gia đình họ đoàn tụ với nhau vào tuần tới và bé gái sẽ vẫn được tiếp tục theo dõi như một bệnh nhân ngoại trú. Phải đợi đến khi tròn 1 tuổi, Emily mới phải bước vào cuộc phẫu thuật kế tiếp".
Căn bệnh Omphalocele là gì?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Omphalocele là một khuyết tật bẩm sinh của thành bụng, khiến các cơ quan nội tạng như ruột, gan, lá lách... lòi hẳn ra ngoài ổ bụng thông qua một chỗ trống của thành bụng ngay tại chân rốn. Hiện tượng này xảy ra trong thời kỳ đầu mang thai, vào khoảng từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 10 của thai kỳ.
Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh Omphalocele ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được biết đến một cách rõ ràng. Nhưng chắc chắn đó là do sự thay đổi trong gen hoặc trong nhiễm sắc thể. Ngoài ra, căn bệnh này cũng có thể được gây ra bởi sự kết hợp của gen với các yếu tố khác, chẳng hạn như những thứ người mẹ tiếp xúc trong môi trường, thực phẩm, hoặc một số loại thuốc được sử dụng trong thai kỳ.
Omphalocele là một căn bệnh hiếm gặp, có tỷ lệ 1/4.000 ca sinh, có khả năng tử vong cao (25%) và dị tật nghiêm trọng. Bao gồm: các vấn đề di truyền (bất thường nhiễm sắc thể), thoát vị hoành bẩm sinh - một lỗ mở bất thường ở cơ hoành và khuyết tật tim, thận.
Theo Tổ quốc
4 điều tưởng chừng không nguy hiểm nhưng lại đang làm suy kiệt quả thận của bạn Các thói quen sau đây là những thói quen mà mọi người vẫn làm hằng ngày. Thận là một bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể người. Thận làm nhiệm vụ lọc máu và các chất thải. Thận sẽ bài trừ các chất cặn, bã và giữ lại protein và các tế bào máu, các chất thải được tiết ra vào...