Hãy tự hỏi mình có hạnh phúc trong tình yêu hay không, đừng dằn vặt rồi làm đau lòng nhau
Hãy tự hỏi mình những câu hỏi này và xem, liệu bạn thực sự hạnh phúc trong mối quan hệ yêu đương hiện tại hay không.
1. Nói chuyện với người ấy có làm cho bạn cảm thấy tốt hơn?
Nếu câu trả lời là không thì rất có thể, bạn không hạnh phúc trong mối quan hệ này. Giao tiếp là yếu tố quan trọng cho một mối quan hệ hạnh phúc.
2. Bạn có phải suy nghĩ trước khi nói chuyện với người ấy?
Rõ ràng, ban đầu, bạn có thể phải suy nghĩ trước khi nói chuyện. Nhưng sau đó, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Nếu bạn không như vậy chứng tỏ bạn không hạnh phúc trong chuyện tình này.
3. Bạn có phải giải thích quá nhiều trong mối quan hệ?
Bạn bước vào một mối quan hệ để yêu và trở nên hạnh phúc hơn chứ không phải tiếp tục đưa ra lời biện minh.
4. Người ấy có làm bạn lo lắng không?
Lo lắng không tốt cho bạn, không giúp bạn an tâm và hạnh phúc hơn. Nó chỉ làm cho mối quan hệ của bạn trở nên xấu đi.
Video đang HOT
5. Bạn có luôn luôn cảm thấy lỗi là do bạn?
Bạn có thể bị thao túng tinh thần. Nếu bạn luôn cảm thấy mình có lỗi thì mối quan hệ không hạnh phúc chút nào đâu.
6. Bạn có cảm thấy thoải mái với người ấy không?
Hãy xem bạn cảm thấy thoải mái khi ở bên người ấy không. Nếu người ấy luôn khiến bạn cảm thấy không thoải mái thì bạn không hạnh phúc trong mối quan hệ này.
7. Bạn có nói chuyện ít hơn và quan hệ tình dục nhiều hơn?
Tình yêu và ham muốn là một ranh giới đầy mong manh. Khi người ấy ham muốn tình dục quá nhiều có thể làm bạn ức chế và ít hạnh phúc hơn.
8. Hai bạn có cãi nhau nhiều không?
Nếu bạn trả lời có với câu hỏi này chứng tỏ bạn chưa hạnh phúc trong tình yêu.
9. Bạn có thỏa hiệp?
Nếu bạn cảm thấy bạn là người duy nhất thỏa hiệp mỗi lần tranh cãi, bạn nên suy nghĩ lại mối quan hệ của mình.
Theo Emdep
Chồng lương ba cọc ba đồng, cả nhà ngoại xúi vợ ly hôn cho đỡ khổ
Đứng bên ngoài căn phòng, tôi nghe rõ mồn một tiếng chị vợ tôi nói: "Mày ở được thì ở, không thì bỏ quách đi cho đỡ khổ. Ai đời, đàn ông thời đại này kiếm được vài triệu một tháng thì trông chờ gì".
Hơn 2 năm là vợ chồng, nhìn lai hành trình đã cùng nhau trải qua, tôi thực sự cảm thấy chán nản và bế tắc. Câu chuyện cách đây hơn 1 tuần tôi nghe được càng khiến tôi hoài nghi về bản thân mình hơn. Lẽ nào, chúng tôi phải tới bước đường cùng, ly hôn để giải thoát cho nhau?
Tôi, 30 tuổi, làm nhân viên của một công ty nhà nước, lương tháng ba cọc, ba đồng. Ngày trước, tôi cũng có khá nhiều dự định nhưng rồi chỉ vì nghĩ đến bố mẹ nên tôi quyết định phải về quê xin việc và làm ở chỗ đó. Công việc được cái nhàn, và ổn định nhưng thu nhập lại thấp. Điều đó khiến cho cuộc sống của tôi khá chật vật.
Hơn 2 năm là vợ chồng, nhìn lai hành trình đã cùng nhau trải qua, tôi thực sự cảm thấy chán nản và bế tắc. (Ảnh minh họa)
Tôi gặp và yêu vợ mình khi chúng tôi còn đang là sinh viên. Sau khi ra trường, do gia đình ít người, tôi phải về quê để tiện chăm sóc bố mẹ. Vợ tôi khi ấy cũng vì yêu tôi mà quyết định về quê tôi để cùng lập nghiệp. Quê tôi nghèo, chưa phát triển nên hai đứa về tìm được công việc tốt rất khó. Nhưng vì yêu tôi, cô ấy đã chấp nhận hết.
Ngày đó, để cưới được nhau, chúng tôi đã phải cực khổ trăm bề. Gia đình bên vợ tôi có điều kiện, họ không đành lòng để con gái về cái nơi nghèo nàn lạc hậu này sống nên ra sức ngăn cản. Tôi cũng có lúc định buông xuôi, nói với cô ấy chia tay để đỡ khổ vì hoàn cảnh hai đứa không hợp nhau nhưng cô ấy vẫn nằng nặc không chịu...
Thế rồi chúng tôi cưới nhau. Cưới xong, hai đứa chưa dám đẻ con ngay. Quả thật, với tình hình hiện tại, sinh đứa con ra sẽ vất vả vô cùng. Có lẽ sự khác biệt về môi trường sống đã quá sức so với vợ tôi. Về sống ở quê chồng vài tháng trời, cô ấy bắt đầu ức chế và không chịu được sự nhàm chán, gò bó và nghèo ở đây.
Gia đình bên ngoại xui vợ tôi ly hôn cho đỡ khổ. (Ảnh minh họa)
Quyết định không sinh con ngay cũng là do vợ tôi chọn. Cô ấy bảo không muốn con đẻ ra phải thiệt thòi, khổ sở, bao giờ có tiền mới đẻ con. Trong khi bố mẹ tôi già rồi, luôn muốn có cháu để yên tâm nhưng vợ tôi không chịu.
Rồi mỗi lần hai đứa về bên nhà ngoại, tôi lại phải nghe đi nghe lại những điệp khúc: "Thời này không gì khổ bằng nghèo. Nghèo là nhục lắm...". Rồi: "Đàn ông mà không làm ra tiền, không nuôi nổi vợ con thì chỉ có vứt"... Tất cả những điều đó đều khiến tôi chạnh lòng. Tôi không bảo mọi người nói sai, nhưng tôi trách họ tàn nhẫn.
Và, có lẽ sau gần 2 năm chung sống, chứng kiến cái nghèo, cái khổ vợ tôi cũng chán nản. Tôi thấy tình cảm cô ấy dành cho tôi không còn mặn mà như trước nữa. Cho tới cách đây hơn 1 tuần, khi chúng tôi về bên ngoại có giỗ, tôi thấy cả gia đình bên vợ đều bóng gió, nói ra nói vào, thậm chí chị gái của vợ tôi còn bảo cô ấy bỏ quách đi cho đỡ khổ.
Vợ tôi sợ cái nghèo nên cũng không dám sinh con (Ảnh minh họa)
Lần đầu tiên kể từ khi lấy vợ, tôi nghĩ đến việc ly hôn. Tôi muốn giải thoát cho cô ấy khỏi cuộc sống nơi mà cô ấy không thuộc về. Tôi cũng muốn gia đình mình bình yên hơn, cái tâm mình thanh thản hơn khi lấy một người vợ quê và cô ấy sẵn sàng sinh cho mình những đứa con dù hai vợ chồng chưa giàu có...
Sau nhiều đêm trời trằn trọc, tôi quyết định viết đơn ly hôn. Vợ tôi vẫn còn ở bên nhà ngoại chơi chưa về. Khi tôi điện thoại sang nói chuyện với cô ấy, từ bên ngoài, tiếng mẹ vợ tôi vẫn vọng vào: "Ôi thôi được thế là mừng, nó chịu ly hôn là may rồi. Bỏ đi, về đây mẹ nuôi, lo gì không lấy được thằng chồng hơn thế mà phải chôn vùi cả đời ở cái xứ nghèo không gì ăn sống người ấy"...
Cúp điện thoại xuống, tôi biết, cuộc hôn nhân của mình sẽ mãi mãi chẳng còn có thể níu giữ được nữa. Phải chăng nghèo đã là một cái tội rồi sao?
Theo Eva
Tôi nên làm gì khi mẹ chồng không công bằng? Cả tôi và chị dâu hiện đều đang mang bầu, nhưng mẹ chồng tôi lại phân biệt đối xử rõ rệt khi luôn ưu ái chị dâu, khiến tôi không ít lần cảm thấy bị tủi thân. Mẹ chồng tôi sinh được hai người con trai, bố chồng tôi mất đã lâu. Cả anh trai chồng và chồng tôi đều lập gia đình...