Hãy trả lại cho hài những tiếng cười tử tế
PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái cho biết xét trên phương diện triết học và mỹ học, hài là nghệ thuật của trí tuệ, do vậy, sự nhảm nhí, rẻ tiền chỉ phục vụ một bộ phận công chúng.
Sau khi đọc 2 bài viết: Hài miền Bắc: Bao giờ hết gây cười bằng răng vẩu, nói ngọng? và Hài miền Nam: Giả gái, chọc cười đời tư đến khi nào?, tôi thấy cần thiết phải có một bài viết tổng kết về thực trạng của hài kịch cả nước, đồng thời đóng góp hướng đi cho các nghệ sĩ hài.
Là một người có nhiều năm nghiên cứu về sân khấu, tôi đồng ý rằng 2016 là một năm sôi nổi của thị trường hài. Ở khía cạnh nào đó, nghệ thuật hài đang kéo lại một bộ phận khán giả vốn đã chán chường với sân khấu bằng sự ra đời của nhiều chương trình truyền hình. Nhưng mặc lòng, sự sống sượng, cũ kỹ và chiêu trò rẻ tiền vẫn tồn tại.
PGS.TS Nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái là nhà phê bình – nghiên cứu nổi tiếng về sân khấu. Bà từng là Phó Trưởng ban Lý luận phê bình sân khấu của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam. Ảnh: Quang Đức.
Kém cỏi mới gây cười bằng răng vẩu, đời tư
Tiếng cười là một trong những phương cách để nhân loại giã từ quá khứ. Không một dân tộc nào trên thế giới không cần tiếng cười.
Với Việt Nam, một dân tộc có căn cốt là văn hóa lúa nước quanh năm chân lấm tay bùn, chịu nhiều thiên tai, dịch bệnh, tiếng cười lại càng trở nên cần thiết.
Trước khi hài kịch phương Tây du nhập, nước ta đã có hề chèo, hề tuồng, hài cải lương. Xét trên tinh thần triết học và phạm trù mỹ học, hài là một nghệ thuật gây cười.
Thời hoàng kim của sân khấu đương đại, những năm 80, 90 của thế kỷ trước, khi truyền hình – điện ảnh chưa phát triển, khán giả thậm chí phải xếp hàng để mua vé xem hài. Đến muộn chỉ có cách mua vé chợ đen với giá cắt cổ.
Sau một thời gian lẽo đẽo chạy theo sau khán giả, việc khán giả quan tâm đến hài kịch, dù là hài sân khấu hay kịch trên truyền hình, cũng đều là tín hiệu đáng mừng. Tất nhiên, mừng nhiều mà thất vọng cũng không ít vì tiếng cười trào phúng đang ít đi, còn những hành vi rẻ tiền, câu khách lại trở nên phổ biến.
Tôi không thể chịu nổi việc các nghệ sĩ nam thi nhau giả gái trên truyền hình. Bên cạnh đó là lấy chuyện đời tư, phòng ngủ ra đùa bỡn. Người biểu diễn chẳng những không xấu hổ mà còn cảm thấy thích thú.
Một nghệ sĩ hài đã bình luận rất hay về việc này “gây cười bằng đời tư là giỡn mặt”. Giỡn là một từ rất chuẩn, đúng phương ngữ Nam Bộ.
Truyền hình thực tế với format đặc sệt nước ngoài biến nhiều nghệ sĩ thành những người “tự nhiên chủ nghĩa”. Họ diễn hài nhanh như chảo chớp với lối buông tuồng, phóng túng, không cần kịch bản, không cần nội dung.
Video đang HOT
Tình trạng thích gì nói ấy, thích gì làm ấy, mặc kệ hàng triệu khán giả đang xem truyền hình trở nên phổ biến. Đó là biểu hiện của sự kém cỏi về tài năng.
Hữu Châu, Thành Lộc được PGS.TS Nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái nhận định là những người góp công tạo nên chất lượng hài kịch miền Nam và nói không với hài nhảm.
Hài kịch hai miền có sự tiếp biến về văn hóa
Hài Bắc – hài Nam, trước đây rất rạch ròi. Nhưng trong bối cảnh bùng nổ các chương trình truyền hình, game show hài, “đường biên không vạch kẻ” này bắt buộc phải có sự thay đổi.
Nói cách khác, hài kịch hai miền đang có sự tiếp biến về văn hóa. Nực cười là một miền có vẻ tốt hơn trong khi miền còn lại được đánh giá là “không còn hay như trước”.
Hài miền Nam vốn bị gắn mác hài nhảm, thậm chí đã đi đến tận cùng của sự nhảm nhí và nhạt nhẽo. Nhưng thời gian gần đây, yếu tố trí tuệ được đưa vào tác phẩm tương đối nhiều.
Thành Lộc, Hữu Châu, Hoài Linh là những nghệ sĩ đang làm tốt điều này. Tôi thấy nhiều tiểu phẩm với diễn xuất của Hoài Linh kết thúc rất nhân văn, điều mà tâm lý người Việt rất thích.
Ngược lại, hài Bắc lại xuất hiện ngày càng nhiều tác phẩm nhảm nhí, bắt chước miền Nam những năm về trước. Một thời, hài Nam chuyên trị lấy hình hài xấu xí của con người như răng vẩu, gương mặt biến dạng, đi nghiêng, đi lệch để gây cười. Bây giờ, miền Nam hạn chế cách gây cười kiểu này thì miền Bắc lại bắt đầu lạm dụng.
Thể loại hài chính luận cũng có sự thay đổi. Trước đây, miền Bắc đóng đinh với thương hiệu hài chính luận nhưng gần đây, một số tác phẩm chính luận lại nặng nề vì đạo diễn và tác giả kịch bản không biết chuyển hóa nội dung thành tiếng cười vui tươi, sảng khoái.
Sự cũ kỹ trong kịch bản và cách diễn xuất, cùng việc biến báo đầy sống sượng các vấn đề thời sự – xã hội thành tiếng cười khiến hài Bắc, vốn thơm nức tiếng bỗng trở nên lép vế. Không gì đáng tiếc hơn khi chính khán giả miền Bắc lại nhận xét hài Bắc nhảm và nhạt – điều mà trước đây không hề có.
2 miền Nam – Bắc là hai không gian văn hóa khác nhau. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, việc một số nghệ sĩ Bắc như Xuân Bắc, Tự Long vào tham gia các chương trình do đơn vị phía Nam tổ chức là một chiều hướng tốt.
Cách đón nhận của khán giả hai miền với hài kịch không tương đồng, thói quen thưởng thức cũng đầy khác biệt. Những ý kiến trái chiều và so sánh là không thể không có. Do vậy, muốn làm tốt, nghệ sĩ vừa phải giỏi ứng biến vừa phải giữ được bản sắc của mình.
Một số nghệ sĩ miền Bắc như Xuân Bắc, Tự Long, Công Lý tham gia Ơn giời! Cậu đây rồi – một chương trình được ghi hình tại TP.HCM. Ảnh: CTCC.
Nghệ sĩ hài là chủ thể của sáng tạo
Nhân tố có vai trò quyết định trong chất lượng của hài kịch là nghệ sĩ. Và cũng chỉ có nghệ sĩ – chủ thể của sáng tạo trong nghệ thuật – mới biết con đường nào đúng đắn nhất để khán giả không quay lưng lại với mình và bản thân cũng không trở thành một “con rối” – khô cứng, máy móc và cũ rích.
Hơn ai hết, nghệ sĩ hài cần phải hiểu rằng sự nhảm nhí chỉ phục vụ được một bộ phận khán giả. Số đông còn lại, với dân trí ngày càng cao, đòi hỏi tác phẩm hài kịch phải chứa đựng những thông điệp sâu sắc, ý nghĩa. Khi đó, tiếng cười không đơn thuần chỉ là sự hềnh hệch, huỵch toẹt mà còn phải thâm thúy, “cười từ bên trong”.
Không phải ngẫu nhiên mà dân gian có câu “cười chảy ra nước mắt” và “khóc bật lên tiếng cười”. Cười đó mà khóc ngay được mới đúng là tiếng cười mang triết lý thực sự.
Muốn thế, nghệ sĩ, ngoài cái duyên sân khấu trời cho còn phải dày công rèn luyện, đầu tư kịch bản. Quan trọng, cần dũng cảm nói không với lối gây cười cơ học, rẻ rúng, vượt ngưỡng chuẩn. Hãy trả lại cho hài kịch những tiếng cười tử tế.
Chúng ta cũng cần những nghệ sĩ hài sử dụng sự thông minh, trí tuệ để sáng tạo và biểu diễn những tác phẩm hài đúng nghĩa. Những nghệ sĩ tùy tiện, vì tiền, chọc cười phản cảm cần phải bị tẩy chay và lên án.
Theo Zing
Vượng 'râu' thêm dầu vào lửa khi bênh Thành Trung, chê hài Bắc
Nghệ sĩ Vượng 'râu' cho rằng MC Thành Trung nói đúng, nghệ sĩ hài miền Bắc ngủ quên trong chiến thắng, được một tiểu phẩm thì được tung hê tới tận mây xanh nên cứ nghĩ mình nổi tiếng không chịu đầu tư cho vai diễn.
Trong live show Chàng hề xứ Quảng 2 - Về quê của Trường Giang diễn ra vào tối 1/12 tại TP.HCM, MC Thành Trung gây tranh cãi khi so sánh khán giả đón nhận các buổi biểu diễn ở miền Bắc và miền Nam. "Thực sự bất ngờ khi trời mưa mà khán giả vẫn đến rất đông để ủng hộ các nghệ sĩ. Trong khi ở ngoài Bắc, mọi người xem hài ở nhà hát, có máy lạnh nhưng khán giả chỉ có 3 hàng ghế", nam MC nói.
Đã có rất nhiều nghệ sĩ lên tiếng phản đối ý kiến của MC Thành Trung, nhưng Vượng râu lại tỏ ra bênh vực MC này với những dẫn chứng rất cụ thể.
Nghệ sĩ hài Vượng 'râu' (áo trắng)
Vượng 'râu': Thành Trung nói đúng
Thành Trung nói thế là đúng, bởi vì ngoài Bắc chúng ta quá chủ quan. Nhiều nghệ sĩ miền Bắc đã quá tự mãn nhưng thực lòng ra, chưa có nghệ sĩ nào có tác phẩm hài để đời ngoài Xuân Hinh có "Người ngựa, ngựa người". Nhiều nghệ sĩ phía Bắc đã ngủ quên trên chiến thắng, chủ quan nên đã vỡ trận khi ra sân khấu lớn. Tôi nói thế là có cơ sở vì tôi chứng kiến nhiều nghệ sĩ như vậy rồi.
Thêm vào đó, nhiều nghệ sĩ hài Bắc làm hài cho truyền hình nhiều quá, xong truyền hình nhét vào đó những tiếng cười tạo sẵn. Khán giả xem truyền hình thì đâu có biết, họ chỉ biết anh này chị kia hay xuất hiện, tiểu phẩm thì thấy khán giả cười ồ ồ, thế là nổi tiếng, được khán giả biết mặt.
Thứ nữa là áp lực hàng tuần, hàng ngày phải có tiểu phẩm để trình chiếu nên nhiều nghệ sĩ cẩu thả, diễn cho xong. Nghệ sĩ từ đó cứ nghĩ mình nổi tiếng, ta là danh hài đây nhưng thực ra mình diễn khán giả thực họ có cười được đâu.
Trong xu thế mới, với lối diễn cũ rích và sân khấu đơn điệu không còn phù hợp. Người nghệ sĩ hài xuất sắc phải là người diễn mà như không diễn, mặt lạnh như tiền mà khán giả vẫn cười. Người diễn viên hài phải là người đưa khán giả vào câu chuyện hài một cách nhẹ nhàng mềm mại chứ không phải là vài ba cái dạng chân, vung tay, méo mặt, há mồm, hét ầm hét ĩ lên mà được.
Đài từ là cái vô cùng quan trọng với nghệ sĩ hài, nhả chữ lúc nào là đúng lúc thì sẽ 'ăn điểm'. Giống như bóng đá, chậm một nhịp hay nhanh một mình là thắng thua trong tầm tay. Đừng bao giờ bảo thủ, tôi thấy trong Nam Trường Giang, Trấn Thành... làm được, ngoài Bắc có Công Lý nhưng anh ấy lại ít diễn. Trong Nam, mảng hài các nghệ sĩ thực sự duyên dáng, nhẹ nhàng và khán giả vỗ tay thực sự. Bản thân tôi đã diễn nhiều ở các sân khấu, hội chợ cũng có nhưng vài ba năm gần đây tôi diễn ở Cung Việt Xô, chỉ cần bước ra sân khấu thôi là khán giả hét ầm lên, phải nói là 'phát rồ' vì tôi. Đó là cách lôi cuốn khán giả. Khán giả không có lỗi, lỗi là ở chúng ta chưa có tác phẩm hay kéo họ tới xem đông.
Chúng ta phải công nhận một điều, trong Nam cách tiếp cận khán giả của họ hơn miền Bắc rất nhiều, hơn nhiều lắm. Đã có nghệ sĩ nào làm được một live hài thực sự nào ở Hà Nội đâu, kể cả Xuân Hinh vừa rồi cũng chỉ là liveshow kỷ niệm nghề diễn, cũng diễn lại những tiểu phẩm cũ. Liveshow hài là phải có nội dung xuyên suốt giống như Trường Giang, Hoài Linh,..
Đã có nghệ sĩ hài Bắc nào tấu được hài chưa? Tấu hài rất khó, nó đòi hỏi nghệ sĩ vừa phải hát, múa, diễn, đọc thơ,.. tất cả đều phải duyên dáng. Một số người cứ bảo thủ nói hài miền Nam khó nghe, nói nhanh,... hài Bắc thâm thuý hay hơn, tôi chưa thấy hài Bắc có cái thâm thuý ngoài "Người ngựa, ngựa người". Nghệ thuật là bánh đúc bày sàng, anh có lăng xê kiểu gì, nó không ra gì thì nó vẫn là không ra gì, mà anh có dìm nó xuống đáy bùn, nó đã ra gì thì nó vẫn không sợ gì.
Tóm lại là đừng chỉ trích Thành Trung mà phải nhìn lại mình xem đã đáp ứng được nhu cầu khán giả chưa?. Chúng ta đã quá nuông chiều nghệ sĩ hài miền Bắc, khoác cho họ cái áo quá rộng, tôn vinh họ lên tận mây xanh, chính vì thế mà nghệ sĩ hài miền Bắc đã kém lại kém hơn. Điều quan trọng với nghệ sĩ bây giờ là phải tôn trọng khán giả, có nghĩ là phải làm ra tác phẩm hay, không hời hợt bán vé lấy tiền, đến một lần người ta sợ chạy mất dép. Và nghệ sĩ không được ngủ quên trên chiến thắng để rồi tự mãn bản thân. Lúc đó, tự khắc khán giả sẽ đến với chúng ta chứ không phải là chỉ 3 hàng ghế đầu.
Danh hài Bảo Chung: Diễn một đoạn khán giả bỏ về thì đúng là có 3 hàng ghế thật
Bảo Chung - Bảo Liêm tấu hài trên sân khấu
Có thời gian, tôi đã từng 6 tháng ăn ngủ và diễn tại Hà Nội. Ngày nào tôi cũng đi diễn, khán giả đông nghịt. Cái quan trọng nhất là phải diễn cái gì thì khán giả mới đến đông và ở lại lâu, chứ diễn một đoạn khán giả bỏ về thì có 3 hàng ghế thật.
Tuy nhiên, miền Nam có lợi thế đôi chút so với miền Bắc là các tụ điểm văn hoá giải trí nhiều, miền Nam lại chủ yếu dân nhập cư, đa dạng về nhu cầu thưởng thức. Chính vì nhu cầu thưởng thức đa dạng nên ngày nào cũng có nhóm hài diễn, diết thành quen. Trong khi miền Bắc lâu lâu mới có một show. Khán giả đâu cũng vậy, bày món hợp khẩu vị thì họ ăn, họ yêu thích, chứ món không hợp ép họ cũng không ăn, làm sao mà quý mến cho được. Nên không nên so sánh độ quý mến của khán giả với nghệ sĩ làm gì.
Theo VNN
Vì sao Hoài Linh được vạn người yêu đến vậy? Sở hữu 6 triệu fan trên mạng xã hội, nhưng danh hài Hoài Linh là trường hợp hiếm hoi không sở hữu lượng anti-fan. Trong giới showbiz vẫn tồn tại nhiều thị phi. Mọi người thường "bằng mặt không bằng lòng". Hiếm có nghệ sĩ nào được lòng cả khán giả và đồng nghiệp, khiến mọi người vừa yêu vừa kính. Duy chỉ...