Hãy thông cảm cho những người mới làm mẹ
Làm mẹ vốn là một thiên chức mà bất cứ người phụ nữ nào cũng mong muốn. Thế nhưng khi mới trở thành mẹ chẳng ai tránh được những ngỡ ngàng.
Giai đoạn khó khăn nhất của những người làm mẹ chính là khi bắt đầu, suốt 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau cũng không bằng một vài tháng đầu sau sinh. Bao nhiêu áp lực cứ vậy đổ dồn vào cùng một lúc chẳng trách mà có nhiều phụ nữ hay trầm cảm ở giai đoạn này.
Chỉ còn vài ngày nữa là sinh nên cô xin nghỉ làm ở nhà để tránh phải đi lại nhiều. Những ngày cuối này cô chỉ mong em bé sớm ra ngoài để được gặp con và cũng bớt mệt hơn. Cô đã lên mạng tìm hiểu rất kĩ về việc chăm sóc trẻ nhỏ, cũng trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết cho bản thân nên không còn thấy sợ như hồi đầu.
Chồng cô hứa đến lúc cô đẻ anh sẽ bế con vào đêm và sáng để cho cô ngủ, mặc dù cô biết anh sẽ không thể dậy được nhưng nghe những lời đó cũng thấy ấm lòng. Cô nghĩ nếu có cả mẹ chồng và mẹ đẻ thay phiên trông con cùng thì sẽ chẳng có gì đáng lo.
Ngày cô sinh em bé, cả nhà túc trực ngoài hành lang bệnh viện vì cô khó sinh nên phải mổ. Đó là lần đầu tiên cô biết đến sự đau đớn tột cùng mà người ta vẫn hay nói: “Đau như đau đẻ”. Lúc ấy, có cảm giác trên người bao nhiêu sương xườn đều muốn gãy vụn ra, một nỗi đau mà chỉ những ai đã làm mẹ mới thấu hiểu.
Năm ngày sau cô mới được về nhà, bế con trên tay mà cô vẫn thấy hơi gượng gạo vì nó bé giống như một con búp bê vậy. Công cuộc làm mẹ của cô bắt đầu từ đây, cả ngày chỉ loanh quanh bên con cho ăn, cho ngủ vèo một cái lại đến tối chờ anh về ăn cơm.
Cô hay nói với anh: “Chắc là con thương anh sợ anh phải dậy đêm nên nó mới ngoan thế nhỉ”. Anh bật cười nhìn cô: “Chứ không phải con cứ cựa mình là em lại cho ăn để nó nằm im cho em ngủ hả”. Chẳng hiểu sao từ hồi có con cô lại sinh ra cái nết ngủ nhiều hơn cả ăn nhưng đối với con thì bữa nào cô cũng cho ăn đúng giờ.
Video đang HOT
Sau một tháng đầu tiên, con không lên cân nhiều thế là hai bên nội ngoại sốt sắng cả lên. Mẹ chồng thì bảo tại cô không chịu khó ăn nên sữa cho con không đủ chất. Mẹ đẻ thì bảo cô chăm con không khéo nên mới để em bé như vậy. Ai nhìn thấy con cũng kêu lên sao bé thế làm cô xót xa biết bao.
Làm gì có mẹ nào không chăm con mình cẩn thận, làm gì có mẹ nào nghĩ đến chuyện giữ dáng nữa khi đã có con. Cô vẫn ăn uống đều đặn, vẫn cho con ăn thường xuyên nhưng không biết tại sao bé lại không tăng cân.
Dù chẳng ai trách cô nhưng lúc nào cũng hỏi chăm con kiểu gì mà để nó bé vậy. Thế là vô tình mọi người tạo áp lực cho cô, một thứ áp lực kinh khủng mà có lẽ nhiều người đã trải qua. Cô tìm kiếm khắp các trang mạng xã hội để học hỏi kinh nghiệm, ai mách gì cô cũng thử làm theo để xem có hiệu quả hay không.
Kết quả một tháng tiếp theo con tăng cân nhưng cô lại phải đi bệnh viện gặp bác sĩ vì chứng đau đầu. Sau khi khám xong bác sĩ bảo cô không tự chăm sóc tốt cho mình dùng điện thoại quá nhiều nên mới dẫn đến tình trạng này. Bên cạnh đó việc căng thẳng mới là nguyên nhân chính khiến cô bị stress như vậy.
Trên cả đoạn đường về cô im lặng không nói với anh câu nào, anh đưa cô đi dạo ở công viên mua cho cô món bánh mà trước giờ cô vẫn thích ăn. Anh nắm tay cô như ngày hai người còn trẻ: “Em đừng tự tạo áp lực cho mình nữa, anh hiểu em đã cố gắng rất nhiều. Chỉ cần con khoẻ mạnh là được nên em đừng quan tâm đến lời mọi người nữa”. Cô khẽ tựa vai anh nói cảm ơn, hoá ra khi làm mẹ cũng không dễ dàng như cô tưởng vì thế bất cứ người phụ nữ nào cũng cần được cảm thông.
Gia Linh
Theo ilike.com.vn
Chồng ích kỷ, chỉ lo cho mình và nhà nội
Trong gia đình, hầu như tôi phải làm hết mọi việc, anh ít khi phụ giúp, nhiều lần cãi nhau cũng từ việc này.
Hình ảnh minh họa
Tôi và chồng cưới nhau được 13 năm, có đủ nếp đủ tẻ. Cả hai đều là giáo viên, kinh tế bình thường, đi lên từ bàn tay trắng, hai bên nội ngoại không giúp gì. Có điều vợ chồng tôi khắc khẩu, thường xuyên cãi nhau. Tính tôi thẳng thắn, có gì nói luôn. Còn chồng tôi ích kỷ, lúc nào cũng chỉ lo cho mình và gia đình nhà mình mà không bao giờ quan tâm đến suy nghĩ của vợ. Trong gia đình, hầu như tôi phải làm hết mọi việc, anh ít khi phụ giúp, nhiều lần cãi nhau cũng từ việc này. Khi cãi nhau, anh sẵn sàng nói những lời thóa mạ, xúc phạm vợ. Tôi rất tổn thương, giờ đây với tôi tình cảm cũng không còn. Tôi nhiều lần nghĩ đến chuyện ly hôn nhưng lại chùn bước vì 2 con.
Một chuyện nữa cũng khiến tôi rất mệt mỏi là vấn đề kinh tế. Ông bà nội có lương hưu, dù không cao nhưng cũng đủ chi phí, dù vậy hàng tháng chồng tôi vẫn phải gửi tiền phụ thêm. Chưa kể mọi việc lớn nhỏ trong nhà, chúng tôi đều phải lo hết. Điều đáng nói là ông bà tiêu xài rất hoang phí. Ông bà mặc nhiên chồng tôi là con trai, phải lo cho bố mẹ, trong khi kinh tế của chúng tôi cũng không dư dả gì. Tôi muốn xin chuyên gia và mọi người lời khuyên nên làm gì trong hoàn cảnh này.
Hiền
Theo vnexpress.net
Chuyên gia tham vấn tâm lý Nguyễn Bá Đạt gợi ý:
Gửi Hiền,
Qua những điều trên, có thể thấy khó khăn của gia đình bạn xuất phát từ những nguyên nhân sau: (1) Giao tiếp giữa hai vợ chồng bạn diễn ra khó khăn, thông điệp chính được đưa ra không rõ ràng, từ đó dẫn đến đấu khẩu và trách móc nhau. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể viết ra giấy, sau đó đưa cho chồng những điều bạn muốn nói, nhất là những chuyện liên quan đến tài chính, nghĩa vụ chăm sóc con cái của chồng, những việc bạn đã làm, những mục tiêu gia đình muốn đạt được.
(2) Trách nhiệm của mỗi người với gia đình riêng: bạn kể mình phải cáng đáng hết mọi việc trong gia đình. Ở khía cạnh này, hai bạn cần ngồi nói chuyện với nhau một cách cụ thể những việc nào vợ làm, chồng làm. Riêng về khía cạnh tài chính, bạn nên liệt kê chi tiết một tháng gia đình mình chi hết bao nhiêu tiền; cần phải tiết kiệm bao nhiêu để phòng ốm đau, dành cho con cái sau này; một phần dành cho phụ giúp nhà nội, nhà ngoại. Sau đó, bạn và chồng cùng lập kế hoạch chi tiêu. Chú ý là trong đó có phần đóng góp tài chính của chồng bạn. Ở đây, hai bạn cùng đi làm, cùng có lương và phải cùng đóng góp tài chính chứ không phải chỉ có bạn lo hết, còn chồng bạn sử dụng tiền lương vào những việc cá nhân.
(3) Những xung đột giữa hai vợ chồng nhiều khi còn xuất phát từ việc bạn luôn cảm thấy không thoải mái vì chồng lo toan cho bên nội, đặc biệt trong bối cảnh bố mẹ chồng có lương, họ ăn tiêu thoải mái còn bạn phải lo toan và tằn tiện. Chồng bạn có thể có suy nghĩ kiểu như "trẻ cậy cha, già cậy con", nên cần giúp bố mẹ khi về già, nhưng anh ấy lại quên rằng các con bạn cũng đang cần sự giúp đỡ của người bố. Chồng bạn cần phân bổ nguồn lực sao cho phù hợp, giữa trách nhiệm làm con, trách nhiệm làm cha mẹ và hạnh phúc cá nhân. Hai bạn nên nói chuyện với nhau về khía cạnh này.
(4) Nguyên nhân cuối cùng là tình cảm giữa hai vợ chồng, chuyện ấy ngày càng xấu đi khiến cuộc sống căng thẳng, dẫn đến cãi nhau. Hai bạn nên để ý và cải thiện khía cạnh này.
Hai vợ chồng bạn đã nói chuyện với nhau và cố gắng cải thiện nhưng sau 6 tháng không giải quyết được, các bạn nên đi gặp trực tiếp một chuyên gia tham vấn gia đình để được giúp đỡ. Còn nếu vợ chồng bạn không cố gắng thay đổi, không đi tham vấn, tiếp tục cuộc sống cãi nhau, việc ly thân và ly hôn là khó tránh khỏi, hoặc các bạn luôn phải sống với nhau trong đau khổ.
Thuê bồ cũ của chồng đến trả thù, chiêu độc trị chồng của người vợ cao tay Để trị thói lăng nhăng của chồng, người vợ tưởng hiền lành đã cho anh một vố đau khiến anh mặt cắt không còn giọt máu. Hơn 2 năm sống với nhau chị mới phát hiện anh có thói lăng nhăng, trăng hoa. Người anh cặp kè không chỉ có một mà có rất nhiều. Chị từng nhiều lần cảnh cáo anh, nếu...