Hay suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng khiến bạn gặp phải hàng loạt vấn đề sức khoẻ sau
Bạn có thường xuyên căng thẳng và chán nản hay không? Nếu có thì chúng chính là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khoẻ dưới đây đấy.
Tình trạng stress hay suy nghĩ tiêu cực thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Áp lực học tập, công việc hay vấn đề tình cảm là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, nếu thường xuyên duy trì những cảm xúc tiêu cực trên sẽ khiến bạn phải đối mặt với một số vấn đề sức khoẻ tai hại. Do đó, để tránh các tác hại sau bạn hãy chú ý điều chỉnh tâm trạng và thư giãn đúng cách.
Suy nghĩ tiêu cực hay căng thẳng thường xuyên khiến cơ thể sản sinh ra nhiều hormone cortisol. Khi lượng hormone này tăng quá mức sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn. Mất cân bằng hormone kéo dài còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do vậy, bạn nên chú ý điều chỉnh tâm trạng, tránh căng thẳng thường xuyên. Một vài bài nhạc hay bộ phim hài sẽ giúp cơ thể thư giãn hiệu quả lúc này.
Đau đầu kéo dài
Một trong những tình trạng dễ gặp phải khi căng thẳng, lo lắng đó chính là đau đầu. Lúc này, dây thần kinh có thể bị chèn ép, gây ra cảm giác đau. Việc đau đầu thường xuyên do căng thẳng sẽ làm ảnh hưởng đến não bộ, cản trở sự tập trung và khả năng ghi nhớ. Bạn cũng có thể gặp phải tình trạng nhớ trước quên sau nếu vấn đề trên kéo dài.
Lo lắng hay suy nghĩ tiêu cực quá nhiều có thể khiến bạn tăng cân. Nghe thì lạ nhưng điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi khi cơ thể thường xuyên căng thẳng sẽ làm tăng sản xuất hormone cortisol. Việc tích tụ quá mức loại hormone này sẽ gây ảnh hưởng đến cơ bắp và quá trình trao đổi chất. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cản trở quá trình đốt cháy mỡ thừa và gây tăng cân.
Video đang HOT
Mất ngủ
Duy trì những cảm xúc tiêu cực sẽ gây tác động xấu lên hệ thần kinh. Căng thẳng cũng khiến bạn dễ gặp phải tình trạng mất ngủ. Thường xuyên lo lắng, căng thẳng có thể gây mất ngủ kéo dài, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thay vì cứ suy nghĩ tiêu cực, bạn nên tạo thói quen thư giãn cơ thể bằng các bài tập yoga nhẹ nhàng. Nghe nhạc hay xem phim cũng giúp tâm trạng thoải mái hơn và hạn chế các cảm xúc trên.
Ảnh hưởng đến dạ dày
Mỗi khi căng thẳng, lo lắng kéo dài thì bạn có thể gặp phải tình trạng đau dạ dày. Do lúc này, dạ dày bị kích thích tăng tiết dịch vị, làm giảm lưu lượng máu đến ruột. Thường xuyên lo âu cũng làm ảnh hưởng đến sự co thắt ở ruột và gây ra các cơn đau. Để tránh tình trạng trên, bạn nên chú ý điều chỉnh cảm xúc, tránh suy nghĩ tiêu cực hay căng thẳng.
Những thói quen nên làm để cải thiện tình trạng căng thẳng, lo lắng:
- Tập các bài yoga nhẹ nhàng mỗi ngày.
- Uống một ly nước ấm.
- Nghe nhạc hoặc xem phim hài.
- Trò chuyện, chia sẻ với mọi người về vấn đề đang gặp phải.
Theo Helino
Có thể quá trình trao đổi chất của bạn đang gặp vấn đề nếu gặp phải các dấu hiệu sau
Đừng chủ quan nếu thấy quá trình trao đổi chất gặp vấn đề vì nó có thể gây ra hàng loạt tác hại nghiêm trọng mà bạn không lường trước được.
Nếu quá trình trao đổi chất của bạn không hoạt động ổn định thì một số chức năng của cơ thể cũng bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến những triệu chứng bất thường sau đây.
Tăng cân mất kiểm soát
Vấn đề tăng cân thường có thể là do thói quen ăn uống cũng như lối sống sinh hoạt thiếu lành mạnh. Bên cạnh đó, dấu hiệu này cũng có thể ngầm cảnh báo quá trình trao đổi chất của bạn đang làm việc chậm. Bởi nếu sự trao đổi chất bị chậm lại thì khả năng đốt cháy chất béo của cơ thể cũng bị giảm, từ đó dễ gây tăng cân.
Rụng tóc nhiều
Chứng rụng tóc nếu diễn ra quá thường xuyên thì có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp căng thẳng, áp lực quá mức hoặc cũng có thể là do sự chuyển hóa chất bị chậm lại. Khi tỉ lệ trao đổi chất kém hơn thì tóc sẽ không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng, từ đó làm cho tóc bị yếu và nhanh gãy rụng.
Táo bón
Tất nhiên, nếu quá trình trao đổi chất của bạn không hoạt động tốt thì bạn cũng có nguy cơ gặp phải chứng táo bón. Nguyên nhân là do tốc độ trao đổi chất bị chậm lại và không thúc đẩy chuyển động ruột khỏe mạnh nên dẫn đến hiện tượng táo bón.
Mệt mỏi thường xuyên
Khi bạn chẳng gặp nhiều áp lực, căng thẳng gì mà luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu tập trung thì đó có thể là do quá trình trao đổi chất đang làm việc chậm hơn bình thường. Do đó, nếu tốc độ trao đổi chất bị chậm lại thì khả năng phân hủy thực phẩm của cơ thể để biến nó thành năng lượng sẽ suy giảm, từ đó khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
Thèm ăn đồ ngọt
Nếu bạn nhận thấy mình bỗng thèm đồ ngọt nhiều hơn mức bình thường thì đó cũng có thể là một dấu hiệu của sự trao đổi chất chậm. Chính việc trao đổi chất chậm sẽ khiến lượng đường trong máu giảm xuống và gây ra triệu chứng thèm ăn đồ ngọt. Ngoài ra, nghiện đồ ngọt cũng là một triệu chứng điển hình cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do vậy, bạn cần chủ động đi khám ngay để phòng tránh bệnh từ sớm.
Theo Helino
Khổ vì quá xem trọng hạnh phúc! Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Emotion cho thấy quá xem trọng hạnh phúc có thể làm cho mọi người dễ bị ám ảnh hơn về thất bại và cảm xúc tiêu cực khi chúng xảy ra, khiến họ căng thẳng hơn về lâu dài, theo Time. Quá xem trọng hạnh phúc có thể khiến bạn bị ám ảnh với...