Hãy quên 5G đi, bởi Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh quyết liệt ở “mặt trận” 6G
Một “cuộc chiến” nhằm cung cấp loại công nghệ tưởng chừng như chỉ có trong khoa học viễn tưởng đang thực sự diễn ra
Hầu hết thế giới vẫn chưa được trải nghiệm những lợi ích của mạng 5G, nhưng cuộc chạy đua địa chính trị cho phát kiến lớn tiếp theo trong công nghệ viễn thông đang nóng lên.
Đối với các công ty và chính phủ, thị phần có giới hạn. Người đầu tiên phát triển và cấp bằng sáng chế 6G sẽ là người chiến thắng lớn nhất trong cái mà một số người gọi là cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo. Mặc dù còn ít nhất một thập kỷ nữa điều đó mới trở thành hiện thực, nhưng 6G – được cho là nhanh hơn 100 lần so với tốc độ tối đa của 5G – có thể cung cấp loại công nghệ mà lâu nay chỉ có trong khoa học viễn tưởng, từ ảnh ba chiều thời gian thực, taxi bay, hay việc cơ thể và bộ não con người được kết nối internet.
Sự tranh cãi về 6G đã ngày càng gia tăng ngay cả khi nó vẫn còn là một đề xuất lý thuyết, và nó là một minh chứng cho thấy cách địa chính trị thúc đẩy sự cạnh tranh về công nghệ, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc.
Peter Vetter, trưởng bộ phận truy cập và thiết bị tại Bell Labs thuộc chi nhánh nghiên cứu của Nokia Oyj, cho biết: “Nỗ lực này quan trọng đến mức nó trở thành một cuộc chạy đua vũ trang ở một mức độ nào đó. Nó sẽ đòi hỏi một đội quân các nhà nghiên cứu nhằm duy trì tính cạnh tranh.”
Nhiều năm cay đắng dưới thời chính quyền Trump đã ảnh hưởng nặng nề đến các công ty công nghệ Trung Quốc, nhưng điều đó không ngăn được nước này vươn lên tiên phong trong công nghệ 5G. Bất chấp nhiều nỗ lực phủ nhận của Mỹ, Huawei đã vượt qua các nhà cung cấp 5G đối thủ trên toàn cầu, chủ yếu bằng cách đưa ra mức giá hấp dẫn.
Đổi mới về mạng lưới
Sự phát triển của 6G có thể mang lại cho Mỹ cơ hội lấy lại vị thế đã mất trong công nghệ không dây.
Vikrant Gandhi, Giám đốc cấp cao về công nghệ thông tin và truyền thông tại công ty tư vấn Frost & Sullivan ở Mỹ cho biết: “Không giống như đối với 5G, Bắc Mỹ sẽ không cho phép một thế hệ lãnh đạo dễ dàng trượt dài vào thời điểm này. Cạnh tranh cho vị trí dẫn đầu 6G sẽ khốc liệt hơn so với 5G.”
Rõ ràng là 6G đã nằm trong tâm trí của các nhà hoạch định chính sách ở cả Washington và Bắc Kinh. Ví dụ, cựu Tổng thống Donald Trump đã tweet vào đầu năm 2019 rằng ông muốn 6G “càng sớm càng tốt”.
Video đang HOT
Trung Quốc đang dẫn trước. Quốc gia này đã phóng một vệ tinh vào tháng 11 để kiểm tra sóng không khí về khả năng truyền 6G và Huawei có một trung tâm nghiên cứu 6G ở Canada, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Canada. Nhà sản xuất thiết bị viễn thông ZTE Corp cũng đã hợp tác với China Unicom Hong Kong Ltd. nhằm phát triển công nghệ này.
Nhóm thử nghiệm
Mỹ đã chứng minh rằng họ có khả năng gây bất lợi nghiêm trọng cho các công ty Trung Quốc, như trong trường hợp của ZTE, công ty gần như sụp đổ sau khi Bộ Thương mại cấm mua công nghệ của Mỹ trong 3 tháng vào năm 2018. Những động thái tương tự có thể cản trở tham vọng 6G của Huawei.
Washington đã bắt đầu phác thảo chiến tuyến 6G. Liên minh Giải pháp Công nghiệp Viễn thông, một nhà phát triển tiêu chuẩn viễn thông của Mỹ được gọi là ATIS, đã ra mắt Liên minh Next G vào tháng 10 nhằm “nâng cao vị thế lãnh đạo Bắc Mỹ trong công nghệ 6G.” Các thành viên của liên minh bao gồm những gã khổng lồ công nghệ như Apple Inc., AT&T Inc., Qualcomm Inc., Google và Samsung Electronics Co., nhưng không có Huawei.
Liên minh này phản ánh cách mà thế giới đã bị chia thành các phe đối lập do sự cạnh tranh của 5G. Dẫn đầu là Mỹ, nơi xác định Huawei là một nguy cơ gián điệp – một cáo buộc mà gã khổng lồ Trung Quốc phủ nhận nhưng các quốc gia như Nhật Bản, Úc, Thụy Điển và Vương quốc Anh đã đóng cửa công ty này khỏi mạng 5G của họ. Tuy nhiên, Huawei được chào đón ở Nga, Philippines, Thái Lan và các quốc gia khác ở châu Phi và Trung Đông.
Liên minh châu Âu vào tháng 12 cũng đã công bố một dự án không dây 6G do Nokia dẫn đầu, bao gồm các công ty như Ericsson AB và Telefonica SA, cũng như các trường đại học.
Sự thiếu tin tưởng vào các công ty Trung Quốc như Huawei khó có thể giảm bớt đối với lĩnh vực 6G. Các nước phương Tây đang ngày càng lo lắng về cách công nghệ 5G đang được các chế độ độc tài sử dụng, với lo ngại rằng 6G có thể kích hoạt các công nghệ như giám sát hàng loạt bằng máy bay không người lái. Trung Quốc đã sử dụng camera giám sát – AI, nhận dạng khuôn mặt và sinh trắc học như mẫu giọng nói và DNA để theo dõi và kiểm soát công dân.
Paul Timmers, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Chính sách Châu Âu và cựu giám đốc kỹ thuật số có trụ sở tại Brussels, cho biết: “Hiện tại, Trung Quốc dường như đang làm mọi thứ về giám sát để đảm bảo rằng họ chỉ mất thị trường tương lai ở Mỹ và Châu Âu. Điều này cho thấy rằng cách tiếp cận kỹ thuật đối với 6G không thể bị tách rời khỏi các mục tiêu tư tưởng của nhà nước”.
Trong khi việc thương mại hóa 5G được giới thiệu vào khoảng năm 2019, các quốc gia vẫn đang triển khai mạng và phát triển các ứng dụng có thể thu hút các doanh nghiệp và biến công nghệ thành lợi nhuận. Tương tự như vậy, 6G có thể không đạt được tiềm năng trong ít nhất 15 năm kể từ bây giờ, theo Gandhi của Frost & Sullivan cho biết. Hiện chỉ có khoảng 100 nhà cung cấp dịch vụ không dây trên toàn thế giới cung cấp dịch vụ 5G tại các khu vực hạn chế.
Nhưng các nhà nghiên cứu có một tầm nhìn đầy tham vọng về những gì mạng thế hệ tiếp theo có thể cung cấp. Với tốc độ tiềm năng 1 terabyte mỗi giây, 6G không chỉ nhanh hơn nhiều mà còn hứa hẹn sẽ có độ trễ chỉ ở 0,1 mili giây, so với 1 mili giây đối với 5G. Để đạt được điều đó, các nhà khoa học đang tập trung vào sóng terahertz tần số siêu cao có thể đáp ứng các yêu cầu về tốc độ và độ trễ đó, mặc dù chưa có một con chip nào có khả năng truyền nhiều dữ liệu như vậy trong một giây.
Sự khác biệt giữa các mạng
Vẫn còn quá sớm để nói liệu thế giới tương lai có sự xuất hiện của 6G hay không. Trong thế giới lý thuyết đó, mọi thứ trong môi trường của chúng ta sẽ được kết nối với mạng 6G – không chỉ mọi người có thể giao tiếp với những thứ như đồ nội thất và quần áo mà những tiện ích đó cũng có thể giao tiếp với nhau.
Có rất nhiều trở ngại khoa học lớn – ví dụ, các nhà nghiên cứu phải giải quyết câu hỏi làm thế nào mà sóng không khí di chuyển trong khoảng cách cực ngắn có thể dễ dàng xuyên qua các vật liệu như hơi nước hoặc thậm chí một tờ giấy. Các mạng có thể cần phải cực kỳ dày đặc, với nhiều trạm phát sóng được lắp đặt không chỉ trên mọi đường phố, mà còn trong từng tòa nhà hoặc thậm chí từng thiết bị mọi người sử dụng để nhận và truyền tín hiệu. Điều đó đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về vấn đề sức khỏe, quyền riêng tư và thiết kế đô thị.
“Những tiến bộ công nghệ, đặc biệt là những tiến bộ trong tương lai và phức tạp như liên lạc vô tuyến 6G nên được phát triển cẩn thận. Chúng tôi tin rằng các quốc gia không thể bắt đầu sớm. Khu vực tư nhân không thể bắt đầu sớm. Và đó là lý do tại sao chúng tôi đã có những sáng kiến như NextG Alliance”, Gandhi cho biết.
Nội bộ công ty chip lớn nhất Trung Quốc dậy sóng
Bổ nhiệm lãnh đạo mới, SMIC đối mặt với nguy cơ lục đục nội bộ.
Theo hồ sơ chứng khoán hôm 15/12, SMIC, nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất Trung Quốc, đã quyết định bổ nhiệm ông Chiang Shangyi lên giữ chức vụ Giám đốc điều hành, đồng thời là Phó chủ tịch kiêm thành viên của ủy ban chiến lược của công ty.
Ông Chiang, 74 tuổi, từng dành 9 năm làm trưởng bộ phận nghiên cứu và phát triển tại TSMC, nhà cung cấp vật liệu bán dẫn hàng đầu thế giới, trước khi nghỉ hưu vào năm 2006. Do có đóng góp quan trọng tới sự phát triển của TSMC, ông được hưởng khoản bồi thường lên tới 670.000 USD mỗi năm và một số ưu đãi khác. Từ tháng 12/2016-6/2019, ông Chiang hoạt động trong ban lãnh đạo độc lập không điều hành của SMIC.
Theo một số hãng truyền thông Trung Quốc, ông Liang Mong Song, đồng Giám đốc điều hành SMIC, có thể sẽ phải từ chức để nhường lại vị trí cho Chiang. Tuy nhiên, trong hồ sơ chứng khoán của công ty, Liang vẫn nằm trong danh sách ban lãnh đạo cấp cao của SMIC.
Trước khi gia nhập SMIC, ông Liang cũng từng làm việc tại TSMC. Hôm 16/12, công ty Trung Quốc cho biết vẫn đang liên lạc với ông Liang để xác nhận ý định từ chức của ông.
Đối mặt với lệnh trừng phạt mà chính quyền ông Donald Trump ban hành, SMIC và các công ty con liên tục được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn. Với mong muốn bắt kịp các đối thủ trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn, đặc biệt là TSMC, công ty này được coi là niềm hy vọng tốt nhất của Trung Quốc vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng những lợi thế mà SMIC được hưởng khó đem lại hiệu quả.
Kể từ khi cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung bùng nổ, nhiều công ty chip Trung Quốc sử dụng vốn nhà nước đã muốn thu hút các tài năng bán dẫn hàng đầu từ Đài Loan. Theo Liang, để phát triển thế hệ chip bán dẫn có kích thước từ 28 nm xuống 7 nm với 2.000 kỹ sư, các công ty phải mất ít nhất 10 năm để hoàn thành.
"Chỉ cần nhìn vào Samsung và Intel, chúng ta cũng biết được rằng ngay cả khi bị trói một tay như SMIC, việc bắt kịp các công nghệ của TSMC khó có thể trở thành hiện thực", Stewart Randall, người đứng đầu bộ phận điện tử và phần mềm tại công ty tư vấn Intralink, chia sẻ.
Trung Quốc vẫn cố gắng đuổi theo công nghệ bán dẫn của Mỹ.
Trong lá đơn từ chức bị rò rỉ, Liang cho biết ông "rất ngạc nhiên và khó hiểu" trước quyết định thuê ông Chiang. Ngoài ra, ông cho rằng bản thân đã hoàn toàn tận tâm với công việc kể từ khi lên nắm giữ vị trí đồng CEO vào tháng 11/2017. Cho đến nay, thông tin về lá đơn từ chức của Liang vẫn chưa được SMIC xác thực.
"Không có chỗ cho 2 con hổ", Eric Tseng, Giám đốc điều hành công ty nghiên cứu vật liệu bán dẫn Isaiah Research nhận xét. Tseng cho rằng quyết định từ chức của Liang sẽ dấy lên làn sóng nghi ngờ của thị trường về tình hình SMIC trước những tác động từ Mỹ.
"SMIC nên hy vọng 2 vị tướng sẽ giúp công ty giải quyết những khó khăn từ lệnh kiểm soát xuất khẩu của Mỹ và thúc đẩy quy trình sản xuất", Arisa Liu, nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan cho biết.
Theo Gu Wenjun, nhà phân tích đến từ công ty nghiên cứu chất bán dẫn ICwise, việc bổ nhiệm Chiang sẽ giúp con đường phát triển của SMIC "thực dụng và cân bằng" hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Một số lãnh đạo của SMIC từng là "cựu binh" của TSMC.
Tuy nhiên, trước tình trạng SMIC bị chính phủ Mỹ cấm mua các thiết bị sản xuất vật liệu bán dẫn tiên tiến, kế hoạch phát triển công nghệ bán dẫn của công ty sẽ trở nên "thiếu thực tế và khoa học".
Cuối năm 2020, SMIC nhiều lần bị chính quyền ông Trump cáo buộc có dính líu tới quân đội Trung Quốc. Tháng 9/2020, Bộ Thương mại Mỹ yêu cầu các nhà cung cấp xin giấy phép nếu muốn giao dịch với công ty này. Sau khi xuất hiện trong danh sách đen thương mại của Mỹ, SMIC có khả năng bị gạch tên khỏi chỉ số MSCI của Morgan Stanley.
Nắm trong tay đủ lợi thế nhưng Mỹ đang bị Trung Quốc bỏ xa trong cuộc đua pin công nghệ nền tảng của tương lai Mỹ không chỉ đang thua mà gần như không có cửa lật ngược thế cờ với Trung Quốc trong cuộc đua sản xuất pin toàn cầu ở thời điểm hiện tại. Trung Quốc đang thống trị trong lĩnh vực sản xuất pin lithium-ion và đang xây dựng các nhà máy với tốc độ chóng mặt. Châu Âu cũng đang gia tăng các nhà...