Hay ngủ gục, kém tập trung có phải vì thiếu sắt?
Ăn uống điều độ, ngủ đủ 8 tiếng/ngày, thường xuyên thư giãn mà vẫn mệt mỏi, chóng mặt. Vì sao lại có tình trạng này? Hãy cùng trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thanh Danh.
Con gái tôi hiện đang học lớp 9. Gần đây tôi để ý thấy cháu hay ngủ gật khi học mặc dù cháu không thức khuya. Cháu cũng than thường mệt mỏi, chóng mặt, học bài kém tập trung mỗi khi đến chu kỳ kinh. Tôi rất lo lắng cho sức khỏe của cháu vì năm nay là năm cuối cấp, mong chuyên gia tư vấn giúp. (T.H, 40 tuổi, nhân viên kế toán, TP.HCM)
Theo như mô tả của chị về các biểu hiện của cháu là chóng mặt khi đến chu kỳ kinh, có khả năng con gái chị bị thiếu máu thiếu sắt. Các bé gái tuổi dậy thì thường bị mất khoảng 2 – 4 mg sắt/ngày và 40 -60 ml máu trong chu kỳ kinh nguyệt, khiến cơ thể dễ bị thiếu máu thiếu sắt. Thiếu máu thiếu sắt sẽ hạn chế sự cung cấp ô xy đến mô các tế bào. Đây là nguyên nhân khiến các em thường ngủ gật và mất tập trung. Tuy nhiên, chị cũng nên đưa cháu đi gặp bác sĩ để tìm rõ nguyên nhân. Nếu thiếu máu thiếu sắt do vấn đề về dinh dưỡng thì phương pháp điều trị cũng khá đơn giản, bằng chế độ ăn uống giàu chất sắt và dùng thuốc bổ cung cấp sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, thiếu máu, thiếu sắt cũng có thể do những nguyên nhân khác như nhiễm giun móc, hoặc những bệnh lý ở đường tiêu hóa gây xuất huyết dẫn đến thiếu máu. Với những trường hợp trên, bên cạnh việc dùng các thuốc bổ chứa sắt, con gái chị cũng cần điều trị các bệnh lý liên quan.
Tôi có nghe nói các bé gái tuổi dậy thì thường dễ bị thiếu máu thiếu sắt hơn các bé trai. Điều này có đúng không vì tôi có con gái đang tuổi dậy thì nên cảm thấy rất lo? (P.M, 42 tuổi, Hà Nội)
Việc bé gái dễ bị thiếu máu thiếu sắt hơn bé trai là hoàn toàn đúng. Bởi vì các bé gái trong độ tuổi dậy thì, ngoài cần nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng, các em còn trải qua giai đoạn hành kinh theo chu kỳ nên dễ có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt. Vì thế, cần bù đắp lượng sắt mất qua chu kỳ kinh nguyệt.
Video đang HOT
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, các bé gái trong độ tuổi dậy thì và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên uống thêm các chế phẩm có thành phần sắt, a xít folic hằng tuần để bù đắp lượng sắt bị mất trong chu kỳ. Nên chọn chế phẩm chứa sắt fumarate hoặc các dạng sắt dễ hấp thu khác, vừa giúp cơ thể dễ dàng hấp thu vừa hạn chế tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, cha mẹ cần chú trọng chế độ ăn uống của các em nhằm đảm bảo được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng với các thực phẩm giàu sắt như gan, thịt, cá, nấm hương…
Chào chuyên gia, cháu năm nay 20 tuổi, đang là sinh viên. Thời gian gần đây cháu hay bị choáng, người lúc nào cũng như sắp đổ xuống, đang ngồi mà đứng lên đột ngột là cháu bị khó thở, chóng mặt. Cháu có đi bệnh viện khám tổng quát và làm xét nghiệm thì bác sĩ kết luận cháu bị thiếu máu do thiếu sắt. Theo như lời khuyên của một số người, ăn thịt bò nhiều sẽ giúp cơ thể đủ sắt và không còn bị thiếu máu. Xin chuyên gia cho biết, đây có phải là giải pháp toàn diện? (H.M, 20 tuổi, Cần Thơ)
Thịt bò là nguồn thực phẩm giàu sắt; tuy nhiên, ăn thịt bò chỉ có thể cải thiện một phần tình trạng thiếu sắt hiện giờ của cháu chứ không giúp cháu loại bỏ hoàn toàn được bệnh lý. Cháu đã bị thiếu máu do thiếu sắt tức là lượng sắt mà cơ thể cháu bị thiếu hụt khá nhiều bởi vì thiếu máu chỉ xảy ra ở giai đoạn cuối của một quá trình thiếu sắt tương đối dài nên làm sắt dự trữ bị mất. Vì thế việc chỉ dùng thịt bò hay các thực phẩm khác để bổ sung thì không đủ đáp ứng. Cháu nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với các thực phẩm giàu sắt khác như thịt gà tây, lòng đỏ trứng gà, nấm hương, cá, nghêu… Hạn chế dùng sữa, trà, cà phê ngay sau bữa ăn để tránh ức chế hấp thu sắt đồng thời dùng thêm các thực phẩm giàu vitamin C.
SongThảo
Theo TNO
Ngủ gục, kém tập trung: Có phải vì thiếu sắt?
Ăn uống điều độ, ngủ đủ 8 tiếng/ngày, thường xuyên thư giãn mà vẫn mệt mỏi, chóng mặt. Vì sao lại có tình trạng này? Hãy cùng trao đổi với TS.BS Nguyên Thanh Danh, khoa Dinh dương lâm sang, Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM.
Thu Hà (40 tuổi, nhân viên kế toán, TPHCM): Con gái tôi hiện đang học lớp 9. Gần đây tôi để ý thấy cháu hay ngủ gật khi học mặc dù cháu không thức khuya. Cháu cũng than thường mệt mỏi, chóng mặt, học bài kém tập trung mỗi khi đến chu kì kinh. Tôi rất lo lắng cho sức khỏe của cháu vì năm nay là năm cuối cấp, mong bác sĩ tư vấn giúp.
Thiếu sắt gây mất ngủ, mất tập trung
Đáp: Theo như mô tả của chị về các biểu hiện của cháu là chóng mặt khi đến chu kì kinh, khả năng con gái chị có triệu chứng thiếu máu thiếu sắt. Các bé gái tuổi dậy thì thường bị mất khoảng 2-4mg sắt/ngày và 40-60ml máu trong chu kì kinh nguyệt, khiến cơ thể dễ bị thiếu máu thiếu sắt. Thiếu máu thiếu sắt theo chu kỳ sẽ hạn chế sự cung cấp oxy đến mô các tế bào. Đây là nguyên nhân khiến các em thường ngủ gật và mất tập trung. Tuy nhiên, chị cũng nên đưa cháu đi gặp bác sĩ để tìm rõ nguyên nhân. Nếu thiếu máu thiếu sắt do vấn đề về dinh dưỡng thì phương pháp điều trị cũng khá đơn giản, bằng chế độ ăn uống giàu chất sắt và dùng thuốc sắt fumarate bổ sung theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, thiếu máu thiếu sắt cũng có thể do những nguyên nhân khác như nhiễm giun móc, hoặc những bệnh lý ở đường tiêu hoá gây xuất huyết dẫn đến thiếu máu. Với những trường hợp trên, bên cạnh việc dùng các thuốc bổ chứa sắt, con gái chị cũng cần điều trị các bệnh lý liên quan.
Phương Minh (42 tuổi, Hà Nội): Tôi có nghe nói các bé gái tuổi dậy thì thường dễ bị thiếu máu thiếu sắt hơn các bé trai. Điều này có đúng không vì tôi có con gái đang tuổi dậy thì nên cảm thấy rất lo?
Đáp: Việc bé gái dễ bị thiếu máu thiếu sắt hơn bé trai là hoàn toàn đúng. Bởi vì các bé gái trong độ tuổi dậy thì, ngoài cần nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng, các em còn có đặc điểm sinh lý nữ giới là hành kinh theo chu kỳ nên dễ có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt theo chu kỳ. Vì thế, cần bù đắp lượng sắt mất qua chu kỳ kinh nguyệt. Nhu cầu cung cấp các vi chất sắt của các em cao hơn so với các em trai nhưng lượng dự trữ sắt trong cơ thể lại thấp, chưa kể nhiều em còn ăn ít vì sợ mập.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, các bé gái trong độ tuổi dậy thì và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên uống thêm các chế phẩm có thành phần sắt, a-xít folic hằng tuần để bù đắp lượng sắt bị mất trong chu kỳ. Nên chọn chế phẩm chứa sắt fumarate hoặc các dạng sắt dễ hấp thu khác, vừa giúp cơ thể dễ dàng hấp thu vừa hạn chế tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, cha mẹ cần chú trọng chế độ ăn uống của các em nhằm đảm bảo được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng với các thực phẩm giàu sắt như gan, thịt, cá, nấm hương...
Hải Minh (20 tuổi, Cần Thơ): Chào bác sĩ, cháu năm nay 20 tuổi, đang là sinh viên. Thời gian gần đây cháu hay bị choáng, người lúc nào cũng như sắp đổ xuống, đang ngồi mà đứng lên đột ngột là cháu bị khó thở, chóng mặt. Ngoài ra cháu còn bị mất ngủ. Cháu có đi bệnh viện khám tổng quát và làm xét nghiệm thì bác sĩ kết luận cháu bị thiếu máu do thiếu sắt. Theo như lời khuyên của một số người, ăn thịt bò nhiều sẽ giúp cơ thể đủ sắt và không còn bị thiếu máu. Xin bác sĩ cho biết, đây có phải là giải pháp toàn diện?
Đáp: Thịt bò là nguồn thực phẩm giàu sắt; tuy nhiên, ăn thịt bò chỉ có thể cải thiện một phần tình trạng thiếu sắt hiện giờ của cháu chứ không giúp cháu loại bỏ hoàn toàn được bệnh lý. Cháu đã bị thiếu máu do thiếu sắt tức là lượng sắt mà cơ thể cháu bị thiếu hụt khá nhiều bởi vì thiếu máu chỉ xảy ra ở giai đoạn cuối của một quá trình thiếu sắt tương đối dài nên làm sắt dự trữ bị mất. Vì thế việc chỉ dùng thịt bò hay các thực phẩm khác để bổ sung thì không đủ đáp ứng. Do đó, cháu nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với các thực phẩm giàu sắt khác như thịt gà tây, lòng đỏ trứng gà, nấm hương, cá, nghêu... Hạn chế dùng sữa, trà, cà phê ngay sau bữa ăn để tránh ức chế hấp thu sắt đồng thời dùng thêm các thực phẩm giàu vitamin C.
Sau quá trình điều trị, cháu có thể phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt bằng cách uống bổ sung thuốc sắt hàng tuần để cung cấp kịp thời lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Cháu nên chọn thuốc sắt có bổ sung cả a-xít folic và vitamin B12 vì những vi chất này cũng rất cần cho sự phát triển của cháu. Khi uống sắt, cháu có thể bị tác dụng phụ là táo bón. Cháu nên uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ và dùng thuốc sắt có chứa sắt fumarat sẽ hạn chế tác dụng phụ này, đồng thời được cơ thể hấp thu tốt hơn.
Theo Dân trí
Người Việt tốn 1,5 triệu lít máu, 15 tấn lương thực hằng năm để... nuôi giun Thông tin trên được Tiến sĩ Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư chia sẻ trong buổi phát động chương trình "Tẩy giun cộng đồng 6116" vào ngày 14.6, tại TP.HCM. Ăn rau sống không rửa kỹ có nguy cơ nhiễm giun cao - Ảnh: D.H Theo đó, để giúp người dân dễ dàng...