Hãy luôn mỉm cười khi đau lưng
Nhiều người đã phát khóc vì cảm thấy quá sức chịu đựng. Sự đau đớn cực độ về tinh thần và thể xác này chính là chứng đau lưng. Đó chính là phản ứng của cột sống với lối sống không phù hợp. Vậy nên, chúng ta cũng phải học cách thích ứng.
Đừng hoảng hốt!
Đau lưng thường có vẻ khá lên trong 1 thời gian ngắn nhưng một nửa số người bị đã có kinh nghiệm là nó sẽ kéo dài tới 2 năm vì vậy hãy bình tĩnh học cách quản lý nó như thế nào.
Biết bệnh
Đau lưng trầm trọng là cách cơ thể cảnh báo rằng chúng ta có vấn đề. Nó thường tái đi tái lại nhưng chưa bao giờ kéo dài hơn 6 tuần.
Đau mãn là cảm giác khó chịu triền miên không tự biến mất. Với loại đau này, nếu không điều trị thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống.
Đừng ngừng chuyển động
Trước đây, lời khuyên hàng đầu đối với người bị đau lưng là nghỉ ngơi trên giường. Lý thuyết là khi nghỉ ngơi, cột sống không phải chịu trọng lực, theo đó tình trạng viêm không bị chịu áp lực và đau sẽ giảm xuống. Quan điểm này hiện bị bác bỏ, ngoại trừ 1-2 ngày khi bắt đầu đau lưng xuất hiện.
Bởi nghỉ ngơi quá nhiều còn gây tê cứng, nhão cơ, yếu xương và trầm cảm. Di chuyển ít và thường xuyên có bài tập kéo dãn cơ khi có thể.
Theo dõi các cơn đau
Video đang HOT
Ghi lại các cơ đau và các hoạt động trước và sau cơn đau để biết nguyên nhân nào gây ra tình trạng này. Thực hiện điều này trong 1 tuần sẽ giúp bạn quản lý cơn đau hiệu quả.
Làm nóng
Các dung dịch có chứa rubefacients nên giúp giảm đau hiệu quả. Rubefacient là một chất giúp tạo nhiệt ở 1 khu vực cục bộ, sẽ át đi các cơn đau từ các mô cơ sâu.
Các sản phẩm có tác dụng làm nóng sâu có các thành phần thảo dược như quế, bạc hà sẽ có tác dụng rất tốt. Capsaicin, hoạt chất trong ớt, có thể có tác dụng làm ấm nhất định.
Thuận cả 2 tay
Thông thường chúng ta chỉ thuận 1 tay và rất hiếm trường hợp thuận cả 2 tay và cũng rất khó để có thể thuận cả 2 tay. Sự cân bằng hoạt động giữa tay trái và tay phải cũng sẽ tác động tích cực đến tư thế và giúp cải thiện chứng đau lưng.
Nếu bạn thuận tay trái hay tai phải thì các cơ bắp bên đó sẽ khỏe hơn và có thể dẫn tới những vấn đề về cột sống.
Để có thể thuận được cả 2 tay, hãy cầm đồ vật ở tay không thuận và bắt đầu mặc áo, chải đầu với tay đó.
Làm mạnh cơ bụng
Lưng không độc lập với phần trước của cơ thể vì thế nên tập cơ bụng nếu bị đau lưng.
Hãy thử các bài tập gập bụng như nằm thẳng lưng và gập đầu gối sát bụng sao cho chân chạm đất.
Ăn các thực phẩm giúp giảm đau
Hai loại gia vị nên được sử dụng thường xuyên để giúp giảm đau lưng là nghệ (curcumin trong nghệ sẽ có tác dụng giống như hydrocortisone (1 loại steroid) có khả năng kháng viêm, trong khi hoạt chất gingerol trong gừng cũng có tác dụng tương tự.
Tăng cường sử dụng omega-3 mà thường chỉ có ở dầu cá, dầu hạt lanh và cũng nên bổ sung thêm can-xi và vitamin D để tăng cường sức khỏe hệ xương.
Đừng để mình bực mình
Những cảm xúc tồi tệ có thể gây áp lực lên toàn cơ thể. Những trạng thái như giận dữ, tội lỗi, ghen tị hay căm ghét đều là những chất độc nội sinh có thể gây bệnh cho cơ thể.
Nếu vấn đề của bạn là sơ ý hay lỗi của người khác, hãy cảnh giác khi nó cứ luẩn quất quanh bạn. Hãy viết những cảm xúc này ra, giải thích xem nếu giữ nó bạn sẽ được gì.
Liệu pháp hydrotherapy tại gia
Nước ấm sẽ giúp máu lưu thông khắp bề mặt da, giúp thân nhiệt giảm xuống và làm giảm lưu lượng máu tới các mô bị viêm nằm sâu trong cơ thể, từ đó giúp giảm đau.
Luyện tập trong nước cũng giúp giảm đau bởi sẽ giúp giảm trọng lượng cơ thể.
Theo Dân Trí
Giới hạn chịu đựng của cơ thể
Khi lặn trong nước 18 độ C, cơ thể mất nhiệt qua da nhanh gấp 25 lần trong không khí. Mạch máu bề mặt bị co rút để tập trung cho các cơ quan bên trong và duy trì 37 độ C cho những bộ phận then chốt. Nếu cần, sẽ hy sinh tuần hoàn máu ở tứ chi để tập trung vào thân mình và bộ não.
Cùng lúc đó, cơ thể tiết ra noradrenaline, kích thích hoạt động của tế bào, nhằm tạo ra nhiều nhiệt hơn nữa.
Khi thân nhiệt xuống còn 35 độ C, cơ thể "run rẩy" và cơ bắp bắt đầu co rút càng lúc càng dữ dội để tạo ra tối đa nhiệt. Vấn đề là nhiệt này được tạo ra ở tứ chi sẽ bị môi trường chung quanh phân tán ngay tức khắc. Hơn nữa, nỗ lực này làm tiêu hao nhanh chóng nguồn năng lực cuối cùng của cơ thể.
Từ 32 độ C, bắt đầu mê sảng: Sau giai đoạn run rẩy, cơ thể không còn dung dịch kháng lạnh nữa. Nhiệt độ hạ xuống cực nhanh. Tất cả tế bào làm việc chậm lại. Một trong các cơ quan bị tấn công đầu tiên là não. Con người không còn suy nghĩ, nói và có những quyết định hợp lý.
Dưới 30 độ C, hôn mê: Nhịp đập của tim và hơi thở càng lúc càng chậm hơn. Ở 20 độ C, chắc chắn tim ngừng đập hoàn toàn. Nếu không hành động tức khắc, người ta sẽ chết. Nếu được hồi sức và sưởi ấm đúng cách, có thể cứu được. Chẳng hạn, một cô gái Nauy, 29 tuổi, sống lại được sau khi cơ thể hạ nhiệt xuống đến 13,7 độ C trong suốt một giờ.
Nhịn khát đến bao lâu
Bình thường, chúng ta mất mỗi ngày 3-7 lít nước. Khi nước uống không còn nữa, cơ thể chỉ còn một giải pháp là giới hạn mất nước: đóng một chút "cửa xả" của quả thận. Cơ phận này là trạm tinh lọc cơ thể. Bình thường nó lọc máu, loại ra độc chất, muối thừa và dồn tất cả vào nước tiểu. Nó cần tiêu thụ 1-2 lít nước cho nhiệm vụ này. Trong lúc túng thiếu, nó có thể tự giới hạn mình, chỉ dùng chừng 0,5 lít để thải chất độc.
Bình thường, chúng ta mất mỗi ngày 3-7 lít nước (ảnh minh họa)
Sau 100 giờ không uống nước, cái chết đã cận kề: bởi vì nước, vốn chiếm 70% khối lượng cơ thể, là chất sống còn, đặc biệt vì nó duy trì máu ở trạng thái lỏng. Trong giai đoạn này, nước trong máu bị mất đến 20%, cho nên máu đặc hơn, khó di chuyển, tạo nguy cơ tắc nghẽn mạch. Nó cũng rất khó vận chuyển ôxy và chất bổ dưỡng đến các tế bào, khiến chúng phải chết dần. Nguy hiểm hơn là độc chất tích luỹ trong máu. Quả vậy, để duy trì lượng máu tối thiểu, số lượng đi qua thận để lọc không còn bao nhiêu. Cho nên độc chất tích tụ dần trong máu. Đặc biệt kali với nồng độ đậm đặc trong máu sẽ làm tim ngừng đập.
Có thể nhịn đói bao lâu
Trung bình, một người có cấu trúc thông thường có thể nhịn ăn đến 70 ngày mới chết, nếu có đủ nước uống. Đó là vì cơ thể có những kho dự trữ thức ăn ở dạng đường và mỡ, có thể đem ra "chiến đấu" nếu bị đói kéo dài. Chúng được tích trữ trong gan, cơ bắp và tế bào mỡ. Khi ngưng ăn, cơ thể huy động mọi biện pháp để duy trì tỷ lệ đường trong máu. Đó là nguồn năng lực chủ yếu, nhất là cho não.
Đầu tiên, cơ thể vơ vét đường trong gan, vốn được huy động dễ dàng, cho phép duy trì khoảng 4 tiếng. Sau đó, nó sẽ động viên kho dự trữ đường trong cơ bắp, rồi đến mỡ gan và tế bào mỡ. Chuyển hệ sang đường, cơ thể có thể tồn tại được vài tuần.
Khi mỡ đã cạn kiệt, cơ thể gặm nhấm protein của tế bào. Thoạt đầu là tế bào cơ bắp, rồi đến nội tạng. Mục tiêu là duy trì tối đa các bộ phận tối quan trọng. Khi một phần lớn protein của cơ thể bị hút đi, tim không còn hoạt động nữa, cơ thể sẽ chết.
(VnExpress.net)
Dị ứng thức ăn: lấy độc trị độc? Người mắc chứng dị ứng đậu phộng chỉ cần nhìn thấy hạt đậu là té xỉu, nhưng nghiên cứu mới đây tại Trường Đại học Y Khoa Duke chỉ ra rằng chỉ cần lấy độc trị độc. Người dị ứng đậu thường sẽ không ăn dù chỉ một tí xíu đậu phộng. "Chỉ cần 1% hạt đậu thôi cũng đủ gây nguy hiểm...