Hãy hẹn hò với cô đơn
Bạn cảm thấy mình cô đơn, đôi khi? Hãy khám phá niềm vui được hò hẹn với chính mình, và nhận ra cô đơn đôi khi thật ngọt.
Tôi cô đơn!
Nàng gọi điện hẹn gặp tôi, đứa bạn cũ kỹ từ thời thượng cổ của nàng, chỉ để nói “Tao cần gặp…”. Nàng cần gì ở tôi, nàng không nói, hoặc ít nhất là không thể giải thích qua điện thoại. Từ hồi bé xíu, nàng đã là một cô bé rất cởi mở dễ gần, là đứa trẻ đầu tiên trong lớp làm thân với tôi. Nàng líu ríu với tôi về ba mẹ, về ông bà nội ngoại, về cậu em trai, về lớp học vẽ, lớp học bơi, lớp dance sport, những chuyến đi biển…
Tôi thèm ước cuộc sống đầy ắp của nàng, khao khát tính cách cởi mở ai cũng muốn thương của nàng. Tôi chẳng có nhiều chuyện hay để kể cho nàng, ngoài lắng nghe và im lặng, để đến khi nàng chợt ngừng lời, thì quanh chúng tôi chỉ còn là tĩnh lặng, và chúng tôi cùng đong đưa chân ngồi chờ ba mẹ đến đón, cùng im lặng ngắm những dải nắng, những chiếc lá, những cánh cửa lớp học có dán hoa màu… Không ai hiểu lắm là tại sao chúng tôi khác biệt như vậy lại thân thiết đến vậy, khi quà của tôi cho nàng chỉ là sự im lặng.
Tôi đã nghĩ mối tình đầu của tôi là nàng, nếu hai cô bé có thể yêu thương nhau đến mức nào thì chúng tôi chính là như vậy.
Đời nàng suôn sẻ, tốt nghiệp Đại học, nàng yêu rồi cưới một anh chồng đẹp trai, tốt bụng, công ăn việc làm tử tế, có với chàng hai thiên thần tí hon đáng yêu. Nàng làm cho một tổ chức phi chính phủ, công việc mà nàng ưa thích, năm đôi lần ngao du đến những đất nước khác nhau, không quá nhiều để mệt mỏi, không quá thưa thớt để phải thèm ước. Nàng có đông đảo bạn bè và một tá hobby hướng ngoại từ tennis, đến shopping… Vậy tại sao nàng cần tôi?
&’Nói ra thì mày sẽ không tin và thấy buồn cười,’ nàng nói. &’Nhưng tao cô đơn, tao thực sự cô đơn!’ Và nàng bắt đầu khóc. Và đến lượt bạn có thể cười tôi, tôi TIN nàng.
Thông điệp thủa ấu thơ
Ngày nhỏ, chúng ta thường được người lớn khuyến khích “ra chơi với bạn đi con”. Thời chúng ta, những đứa trẻ thích tha thẩn một mình thường bị than phiền “cứ thích chơi một mình” như một sở thích dù vô hại với cộng đồng nhưng bất lợi cho bản thân. Điều ấy khiên chúng ta nghĩ dường như cô đơn là điều gì đó không mấy tốt đẹp.
Video đang HOT
Lớn lên, chúng ta được khuyên làm thế nào để tìm kiếm các mối quan hệ, khởi đầu các mối quan hệ, giữ gìn các mối quan hệ, sống sót trong các mối quan hệ và rời bỏ các mối quan hệ, như con đường duy nhất để được yêu và thành đạt. Chẳng mấy ai khuyên là hãy tận hưởng niềm vui của nỗi cô đơn, khi tự uống ly cà phê mình pha, đọc cuốn sách mình thích, ngắm một cụm hoa nở trên ban công, thậm chí chẳng làm gì trong sự hiu quạnh của riêng mình…
Lời khuyên Đừng bao giờ ăn trưa một mình nghe thật có lý, nhưng bữa trưa một mình bên một khung cửa yên tĩnh vẫn có sức quyến rũ khó cưỡng, bởi vì tận trong sâu thẳm chúng ta mong ước điều đó, nhưng có mấy người nhận ra.
Và cô đơn vẫn chờ nơi ngưỡng cửa
Tôi không thể hình dung được một Thế giới có thể thiếu được nỗi cô đơn, khi con người đánh mất sự riêng tư của tâm hồn, cho dù chúng ta đang sống trong kỷ nguyên kết nối, chúng ta phải chia sẻ đời mình với Twitter, iPads, smart phones, Facebook… Tất cả biến chúng ta thành những kẻ nghiện kết nối, khiến chúng ta gào to và chia sẻ những ý tưởng không rõ là đến từ đâu, khởi nguồn từ ai, và quên mất chính mình.
Thông điệp thưở ấu thơ dường như thật rõ ràng, cuộc đời của chúng ta được định hình bởi người khác hơn là chính chúng ta, thế nên chẳng ngạc nhiên khi cảm thấy mình cô đơn, chúng ta bối rối và sợ hãi như một con cá sống lâu trong bể kính đông đúc, bỗng hốt hoảng khi được thả về đại dương mênh mông.
Cô đơn là một nhu cầu có thật, lành mạnh và trong trẻo, vẫn chờ bạn ngay nơi ngưỡng cửa, bởi một điều tra cho thấy rằng 40% con người cảm thấy cô đơn ngay khi họ không nối mạng. Trong cô đơn, chúng ta được nói lời tạm biệt với những giọng nói bên ngoài và lắng nghe giọng nói từ bên trong.
Ta cần để cho mình cô đơn để được là chính mình.
Những khoảnh khắc cô đơn cần cho hạnh phúc của con người hơn chúng ta tưởng, cần cho cả niềm cảm hứng, miền sáng tạo và cả tính nguyên bản độc đáo cá nhân. Những thiên tài thường thích được cô đơn để bảo về sự khác biệt và độc đáo, để bảo vệ những gì mới mẻ và mong manh. Những phát minh khoa học đến trong những khoảnh khắc chỉ có một người trong phòng thí nghiệm, những bản nhạc đến trong những đêm tĩnh lặng, và những bức tranh được vẽ lên khi không có người lạ.
Cô đơn là người bạn bất ngờ
Hãy minh định rằng, dù có nhiều nỗi cô đơn bắt nguồn từ sự bất hạnh cùng cực của một tâm hồn dường bị chia ngắt tách rời khỏi cuộc sống. Nhưng cũng có khi, đó chỉ là nỗi thèm khát tịch mịch và bạn hạnh phúc khi được ở một mình, bỗng muốn một mình dạo bước trên bờ biển đêm, khao khát được một mình ngồi dưới bóng cây bồ đề của tâm hồn mình…
Bạn không cần phải vừa ly dị hay còn độc thân mới cảm thấy cô đơn. Nỗi cô đơn ấy đến ngay giữa khi tình yêu say đắm nhất, trong quãng đời bình yên nhất, khi ta bên người yêu, đang cùng người đầu gối tay ấp, môi vừa hôn môi. Người chồng vô cùng tử tế và nhân hậu, yêu thương ta thật lòng, ta thấy không đủ. Tình yêu của con trẻ chẳng đủ khi ta cầu ước sự thấu hiểu. Lòng trắc ẩn thường khi của bạn bè như chút đồ lót dạ khi ta đói khát cồn cào.
Đừng sợ cô đơn, nó chỉ là một tiếng gọi từ thăm thẳm bên trong, thì thầm rằng hãy tạm dừng tất cả để kết nối lại với chính mình. Và với tiếng gọi ấy, không thể đáp lại bằng chuyện tham gia một câu lạc bộ vui nhộn, đổ mồ hôi trong một công việc tình nguyện, hay lên đường cho một kỳ nghỉ toàn các nàng muốn sống lại cảm giác độc thân. Khi rơi vào nỗi cô đơn ấy, dù bạn có trốn vào giữa một đám đông, xa lạ hay thân quen, dù làm những việc vốn đầy ý nghĩa với bạn mà bạn vẫn cứ thấy mình cô đơn như một con cá voi trên đỉnh Everest.
Khi thấy cô đơn là bạn cần cô đơn, chẳng cần ai ngoài chính mình, chỉ cần được uống sự cô đơn đến đủ, rồi trở lại với bể kính thân thuộc nhộn nhịp của mình.
Theo Bưu Điện Việt Nam
5 bài học sau ly hôn vì tiền
Không đứng tên vay tiền một mình, lập kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm từ sớm... là những điều nên làm để tránh đổ vỡ.
Ly hôn cho nhiều bài học về cuộc sống. Vượt qua nỗi đau tan vỡ, bạn sẽ biết cách sống độc lập, là chính mình và không phụ thuộc vào một người nào khác. Bên cạnh đó, một điều quan trọng không thể bỏ qua là bài học ứng xử với tiền bạc trong hôn nhân. Dưới đây là những kinh nghiệm thực tế của một người trong cuộc.
Tiền do mình làm ra có giá trị hơn nhiều so với số tiền người khác đem lại cho mình
Chị Nguyễn Thị Bắc (Quan Nhân, Hà Nội) kể: "Tôi bắt đầu làm việc từ năm 16 tuổi và luôn cảm thấy tự hào vì mình có thể kiếm tiền khá sớm. Nhưng sau khi kết hôn và sinh con, chồng tôi đã thuyết phục tôi nghỉ việc ở nhà. Tôi rất yêu con và thấu hiểu tấm lòng của chồng nên cũng thuận theo. Nhưng khi bị phụ thuộc chồng về tài chính, tôi cảm thấy rất bất tiện, thậm chí khó chịu. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những xung đột gay gắt và cuối cùng chúng tôi phải giải quyết bằng ly hôn.
Chia tay chồng, thời gian đầu tôi nhận việc làm nửa ngày để vừa trông con, vừa làm quen lại với nhịp sống làm việc. Phần lớn số tiền chi tiêu hàng tháng của hai mẹ con vẫn do ông ấy chu cấp nhưng tôi thấy thoải mái hơn nhiều vì mình cũng làm ra được một khoản nho nhỏ. Ít nhất là tôi không bị chồng coi thường. Một vài người bạn của tôi chỉ ở nhà nội trợ cũng đồng ý với quan điểm này".
Lập kế hoạch tài chính là điều cần thiết
Đành rằng cả hai vợ chồng bạn đều có một khoản thu nhập ổn định nhưng nếu không lập một kế hoạch chi tiêu cụ thể thì đến một lúc nào đó, số tiền tiết kiệm cũng "đội nón ra đi". Khi đó, gia đình rơi vào túng quẫn, cãi vã rồi chia tay là điều dễ dàng xảy ra. Chị Minh Thanh (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi tiếc là mình đã không biết cách sử dụng đồng tiền hợp lý hơn. Nếu biết phân ra những khoản riêng biệt cho từng mục đích sử dụng và mục tiêu chi dùng ngắn hạn, dài hạn thì lúc nào cũng giữ được sự chủ động. Hơn nữa còn có thể tiết kiệm được nữa".
Tiền không bằng hạnh phúc
Hạnh phúc thật sự không đến từ những vật dụng hữu hình đang có hay tiền bạc. "Tôi kết hôn khá muộn và khi đó, tôi đã mua được xe hơi, nhà chung cư đầy đủ tiện nghi. Cuộc sống của hai vợ chồng nhìn bên ngoài có vẻ sung túc, thuận hòa nhưng đằng sau cánh cửa nhà khép kín, tôi và vợ cũ không thể tâm sự được với nhau những điều khó nói. Bởi thời gian trong ngày đã dành hết cho việc kiếm tiền, đêm về mệt nhoài và chỉ muốn lăn ra ngủ. Khi khốn khó, người ta mong có thật nhiều tiền nhưng khi đầy đủ vật chất, ta mới nhận ra rằng đời sống tinh thần, tình cảm quan trọng hơn nhiều. Tiếc là tôi đã nhận ra khi quá muộn", anh Tuấn Anh (Đội Cung, Hà Nội) chia sẻ.
Nên bắt đầu tiết kiệm từ sớm
Sau khi chia tay, một trong những điều khiến chị Thuấn (Lương Thế Vinh, Hà Nội) hối tiếc nhất là đã không lập "quỹ đen". Chị nói: "Phụ nữ khi lấy chồng thường có tâm lý chung là vun vén cho chồng, cho con. Ăn một miếng cũng nghĩ để phần cho chồng, muốn mua cái áo cũng nhịn để tiết kiệm tiền đóng học cho con. Đó là phẩm chất đáng quý nhưng nó lại khiến tôi cũng như nhiều người khổ sở nếu cuộc hôn nhân không tốt đẹp hay người chồng không trân trọng. Sau khi ly dị, tôi đã rất khó khăn để xoay sở với đủ các loại chi phí. Nếu như trước đó có một khoản để dành thì sẽ đỡ chật vật hơn rất nhiều".
Đừng đứng tên một mình khi vay tiền
Tất nhiên khi gia đình gặp khó khăn, cả vợ và chồng đều phải xắn tay vào giải quyết nhưng riêng với chuyện tiền bạc, không nên độc lập vay mượn mà cần có sự thống nhất chung. Đó là kinh nghiệm của chị Minh Châu (Từ Liêm, Hà Nội). Chị Châu chia sẻ: "Việc cả hai cùng đứng tên vay mượn sẽ khiến người kia có trách nhiệm hơn. Chứ như tôi cứ tự mình đi vay, đến lúc chia tay, tôi đã phải một mình gánh nợ và trả nợ. Thực sự vất vả".
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đàn ông phải nhìn lại chính mình khi vợ ngoại tình Tổ ấm hạnh phúc phải do cả hai xây đắp, một người dù có cố gắng nhiều lần vẫn không thể. Tôi viết ra đây những dòng tâm sự này không phải là để khuyên nhủ hay ủng hộ bạn. Tôi viết bởi tôi cũng rất mệt mỏi chuyện gia đình, mệt mỏi về chồng và cũng để mong những ông chồng nhìn...