Hãy đối xử với mẹ đẻ như với mẹ chồng
Đang có luồng ý kiến cho rằng “đừng coi mẹ chồng như mẹ đẻ” vì mẹ chồng vĩnh viễn không bao giờ bao dung, yêu thương mình như mẹ đẻ. Nhưng đáng tiếc nhiều mẹ đẻ lại chỉ mong được đối xử như với mẹ chồng.
Các cô gái thường “cậy” mình và mẹ đẻ có chung dòng máu, mình là “núm ruột” của mẹ nên thường có tâm thế bắt nạt, ỷ lại.
Tôi có cô em họ, khi mẹ đẻ cằn cằn bạn nên mặc thêm áo khi trời lạnh, đừng ăn quá cay, đừng chơi điện thoại quá khuya, cô em sẵn sàng cáu gắt, buông những lời cục cằn “mẹ kệ con”, “mẹ nhiều lời”. Khi mẹ nhẹ nhàng yêu cầu con làm việc nhà, nấu cơm, nhặt rau chỉ để sau này ra đời con có kỹ năng sống tốt thì cô ấy sẽ vùng vằng. Càng đừng nói cô em tôi vào bếp nấu ăn. Khi mẹ ốm, cô em chỉ hỏi thăm qua loa, bảo mẹ uống thuốc đi rồi lại mải đi chơi, lên mạng. Còn khi cô em ốm, cô yêu cầu mẹ nấu cháo, lấy thuốc, bóp đầu… Cô ấy cũng thường xuyên mua sắm đồ mới nhưng hãn hữu mới tặng mẹ cái khăn, tấm áo.
Khi lấy chồng, cô em cũng ít khi về nhà mẹ đẻ, càng ít khi điện thoại trò chuyện, hỏi thăm tâm sự với mẹ. Còn lúc về thì em lại “qoàm quắp” đủ thứ mang về và luôn bảo “mình lấy cho đã là tốt lắm rồi”.
Có làm dâu mới thấy được mình đã vô tình với mẹ đẻ biết bao (Ảnh minh họa IT).
Nhưng với mẹ chồng thì cô ấy lại khác hẳn. Cô ấy thường xuyên mua quà, đưa mẹ chồng đi ăn, chơi khiến bà vui vẻ. Mẹ đẻ chưa từng đi Côn Đảo nhưng cô sẵn sàng đặt vé biếu bố mẹ chồng cho thanh thản đầu óc. Khi mẹ chồng ốm, cô ấy nghỉ làm đưa mẹ chồng đi khám, không chỉ mua thuốc mà còn mua thêm nhiều thuốc bổ để “mẹ nhanh khỏe chúng con mới yên tâm”. Cô đi học nấu món mẹ chồng và chồng thích để hằng ngày vào bếp. Đương nhiên là mẹ chồng rất quý. Mỗi khi thông gia gặp nhau, mẹ chồng lại khen mẹ đẻ “khéo dạy con” khiến bà cô tôi cứ lặng lẽ thở dài. “Chưa kể công mình mang nặng đẻ đau thì suốt 24 năm cùng sống, mình đã làm bao nhiêu việc cho con gái nhưng nó chẳng mấy khi nói với mình một câu nhẹ nhàng. Mình làm gì con gái cũng thấy “ngứa mắt”- bà cô tôi buồn rầu.
Video đang HOT
Còn một cô bạn khác thấy mẹ chồng hiền lành, nhiệt tình chăm sóc thì rất vui sướng, coi “mẹ chồng như mẹ đẻ”. Nghĩa là ăn xong có thể quẳng bát cho mẹ chồng rửa. Nếu mẹ chồng làm việc không vừa ý là sẵn sàng chê bai, tranh cãi. Nấu món ăn không vừa miệng là cô ấy nhịn đi ra hàng. Cô ấy luôn quan điểm người nhà là phải thật lòng, phải trung thực. Nhưng chỉ nhịn được một thời gian thì mẹ chồng bỏ về quê. Chồng giận đến mức đòi ly hôn. Lúc đó, cô ấy lại thở dài sườn sượt: “Mẹ chồng không thể là mẹ đẻ”.
Đúng là cô ấy đã coi mẹ chồng như mẹ đẻ nhưng cô ấy lại không tự hỏi mình đã đối xử với mẹ đẻ thế nào?. Mẹ đẻ có thể chịu đựng việc bạn đối xử sỗ sàng, vô lối, lười biếng thậm chí cả vô ơn. Nhưng mẹ chồng dù tốt đến mấy cũng phải “có đi có lại”.
Nhiều bà mẹ rất mong nghe con gái hỏi “Mẹ muốn ăn gì con nấu” (Ảnh minh họa IT)
Với mẹ đẻ, bạn chỉ nhận mà không hề nghĩ trả lại. Vì luôn cho rằng mẹ sẽ yêu mình vĩnh viễn, cho dù mình có xấu thế nào cũng không xóa được dòng máu của mẹ chảy trong người mình. Như thể, mẹ sinh ra mình thì phải có trách nhiệm, nghĩa vụ yêu thương, bao dung vô điều kiện. Còn mẹ chồng là “người dưng”, cần phải lấy lòng để được đối xử tốt trong gia đình nhà chồng, để chồng vừa lòng. Do đó, không ít cô gái đối xử với mẹ đẻ thô bạo, vô ơn nhưng lại chiều chuộng, chăm sóc mẹ chồng hết mức. Nhưng đến khi gặp chuyện không may, bị hắt hủi, bị phản bội, phá sản, lại quay về tìm mẹ đẻ khóc lóc, xin giúp đỡ.
Ngẫm như vậy mới thương các bà mẹ đẻ đã sinh ra các cô gái vô tâm. Các mẹ cứ lặng lẽ yêu thương chăm sóc các con mà không dám đòi hỏi các con quan tâm, chăm sóc trở lại mình. Chỉ cô gái bị mẹ chồng hành đến mức “dựng ngược” mới thấy mẹ mình sao hiền vậy, yêu thương mình vậy. Mới thấy mình từ trước đến nay đã đối xử với mẹ vô tình biết bao.
Vì thế, các cô gái, trước khi ngẫm mình nên đối xử với mẹ chồng như thế nào thì hãy yêu thương mẹ đẻ nhiều hơn, hãy làm những việc khiến mẹ thấy hạnh phúc, hãy cư xử nhẹ nhàng, quan tâm tỷ mỉ. Khi đó, bạn có thể coi mẹ chồng như mẹ đẻ mà không sợ bị hớ, bị phản ứng.
Theo Dân Việt
Mẹ đẻ muốn tôi phá thai trong bụng để hiến tủy cứu cháu, tôi phải làm sao đây
Mẹ tôi đã chẳng cần suy nghĩ mà nói với tôi: "Dù sao sau này con vẫn còn có cơ hội mang thai, giữ được cái thai hay không không quan trọng. Cứu được tính mạng cho cháu mới là quan trọng nhất".
Ngay từ hồi còn bé tôi đã biết mẹ chỉ yêu quý em trai tôi, chẳng mấy yêu thương tôi chỉ bởi vì tôi là con gái. Xét về thành tích học tập thì tôi hơn hẳn em trai. Thế nhưng cho dù là như thế, mẹ tôi cũng không muốn cho tôi đi học, học hết cấp hai mẹ đã bắt tôi ở nhà và đi làm thuê, còn em trai tôi thì nghiễm nhiên được cho ăn học tử tế, cho đến tận khi tốt nghiệp đại học. Tất cả tiền làm thuê của tôi cũng dùng để trang hoàng và mua đồ trong gia đình.
Khi tôi lấy chồng, mẹ tôi mạnh tay đòi nhà chồng mang sính lễ cao sang cùng một khoản tiền lớn đến. Ban đầu, nhà chồng tôi có vẻ không hài lòng, nhưng cuối cùng họ vẫn đồng ý đưa sính lễ theo ý của mẹ tôi trong tâm trạng không mấy vui vẻ.
Sống với chồng mấy năm mà tôi mãi vẫn không mang thai, nỗi hiềm khích của bố mẹ chồng đối với tôi ngày một lớn dần lên, họ đã nhiều lần bắt tôi phải ly hôn với chồng. (Ảnh minh họa)
Mọi người đều cho rằng có lẽ mẹ tôi sẽ cho tôi một khoản kha khá làm của hồi môn, ai ngờ của hồi môn mẹ cho tôi không có gì ngoài mấy cái chăn. Cũng chính vì thế, bố mẹ chồng tôi đã không hài lòng giờ càng thêm không ưa tôi, thậm chí là ghét tôi, nhiều lần nói nọ nói kia sau lưng tôi.
Sống với chồng mấy năm mà tôi mãi vẫn không mang thai, nỗi hiềm khích của bố mẹ chồng đối với tôi ngày một lớn dần lên, họ đã nhiều lần bắt tôi phải ly hôn với chồng. Đang trong lúc tuyệt vọng, thật may ông trời đã đem đến cho tôi một niềm vui lớn, tôi phát hiện ra mình đã mang thai. Biết điều này, thái độ của bố mẹ chồng tôi đối với tôi mới tốt hơn một chút.
Thế nhưng niềm vui chưa được bao lâu tôi lại bước vào một vòng luẩn quẩn mới. Ông trời lại cho tôi hai con đường lựa chọn, mà chọn con đường này thì cũng đồng nghĩa với việc tôi cắt đứt hoàn toàn con đường kia.
"Dù sao sau này con vẫn còn có cơ hội mang thai, giữ được cái thai hay không không quan trọng. Cứu được tính mạng cho cháu mới là quan trọng nhất". (Ảnh minh họa)
Mang bầu chưa được bao lâu thì mẹ tôi đến tìm tôi. Vừa nhìn thấy tôi, bà liền quỳ rạp xuống và cho tôi biết cậu con trai mới sinh được 9 tháng của em trai tôi đột nhiên được chẩn đoán là mắc bệnh máu trắng cần người hiến tủy thì mới cứu chữa được, mọi người ở cả hai bên gia đình đã đi thử nhưng chẳng ai hợp để hiến được tủy cả.
Biết tôi đang mang thai, em trai tôi đã không muốn đến tìm tôi vì sợ làm phiền đến tôi, thế nhưng cho dù là thế nào, mẹ tôi cũng phải đích thân đến tìm tôi cho bằng được. Bà mong tôi có thể đến bệnh viện thử một lần, những mong có cơ hội cứu được cháu trai. Tôi nói ngộ nhỡ tủy của tôi hợp với cháu thì phải làm sao, mẹ tôi đã chẳng cần suy nghĩ mà nói với tôi: "Dù sao sau này con vẫn còn có cơ hội mang thai, giữ được cái thai hay không không quan trọng. Cứu được tính mạng cho cháu mới là quan trọng nhất".
Tôi vô cùng do dự, tôi biết việc cứu sống cháu là vô cùng quan trọng và cần thiết, thế nhưng nếu như tôi bỏ đứa con này đi thì chắc chắn không chỉ bố mẹ chồng tôi mà ngay cả chồng tôi cũng sẽ quay lưng lại với tôi, cuộc hôn nhân của chúng tôi chắc chắn sẽ đổ vỡ.
Thế nhưng nếu như lần này tôi không giúp đỡ cháu tôi thì mẹ tôi cũng sẽ từ tôi, không muốn nhìn thấy mặt người con gái này nữa. Tôi thật sự cảm thấy vô cùng rối rắm và khó giải quyết. Một bên là cháu trai cùng mẹ đẻ của mình, một bên là đứa con trong bụng cùng gia đình nhà chồng, tôi biết phải chọn sao đây?
Theo Khampha
Chiếc xe ôtô đi thuê và cái giá của người đàn bà tham chồng giàu Tôi không yêu những gã đàn ông nhàng nhàng, chỉ muốn được sự cung phụng, chiều chuộng của những người đàn ông yêu thương mình. Tôi, từ khi lớn lên đã ước mình có được một người chồng giàu có. Bởi tôi xinh đẹp, có nhiều đàn ông theo đuổi và tôi quyết tâm sẽ chọn cho mình một người chồng xứng đáng,...