Hãy để trẻ học cách tự lập!
Tuần qua, trên mạng internet xuất hiện đoạn clip ghi lại hình ảnh 2 em nhỏ trường Mầm non Lê Quý Đôn, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) khệ nệ bê thùng inox từ tầng 4 xuống tầng 1. Sự việc khiến cho nhiều người không khỏi bức xúc, tuy nhiên, phần lớn bạn đọc lại cho rằng, đó là việc bình thường và giúp trẻ tự lập nhiều hơn trong cuộc sống.
Nên giao cho trẻ việc nhẹ nhàng để tập thói quen lao động và chia sẻ với cha mẹ
Từ đoạn clip trên mạng
Đầu tuần qua, trên mạng xuất hiện một đoạn clip ghi lại hình ảnh 2 bé trai khệ nệ bê chiếc thùng inox từ tầng 4 xuống tầng 1. Theo mô tả, đó là những chiếc thùng to gần bằng người các em. Đoạn clip cũng cho thấy sự mệt mỏi của 2 em nhỏ khi phải di chuyển từ trên cầu thang xuống cùng chiếc thùng. Các em phải liên tục nghỉ ở các chiếu nghỉ, thậm chí phải nghỉ ở giữa cầu thang. Theo đó, đoạn clip trên được cho là quay tại cơ sở 2 của trường Mầm non Lê Quý Đôn, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) ở địa chỉ 100 phố Thúy Ái.
Ngay sau đó, Ban Giám hiệu trường Mầm non Lê Quý Đôn đã kiểm tra, xác minh và xác định 2 cháu bé này là Q và M, học sinh lớp mẫu giáo lớn A2 do 2 cô Nguyễn Thị Hồng và Nguyễn Minh Phương phụ trách.
Qua làm việc, cô Hồng thừa nhận 2 học sinh này thuộc diện lớn của lớp và khá nhanh nhẹn nên các cháu rất vui vẻ được cô nhờ, tuy nhiên sau một hai lần như thế, bản thân cô Hồng cảm thấy áy náy vì thấy hai cháu khá vất vả nên sau đó cô không nhờ nữa. Ngay sau đó, cô Hồng đã liên hệ, đến tận nhà gặp phụ huynh 2 cháu Q và M để xin lỗi và mong được gia đình 2 cháu thông cảm, bỏ qua.
Trước sự việc đáng tiếc trên, Ban Giám hiệu trường Mầm non Lê Quý Đôn đã quyết định hình thức xử lý kỷ luật khiển trách, cắt các danh hiệu thi đua cả năm học 2012-2013 đối với cô giáo Nguyễn Thị Hồng Nghiêm khắc phê bình, cắt thi đua tháng 3 đối với cô giáo Nguyễn Minh Phương.
Video đang HOT
Hãy để trẻ học cách tự lập
Sự việc khiến cho dư luận không khỏi bức xúc, tuy nhiên, phần lớn ý kiến của bạn đọc lại cho rằng đó là việc bình thường, “cho các em rèn luyện, lao động cũng là việc nên làm” và điều đó sẽ giúp cho trẻ học cách tự lập ngay từ khi còn nhỏ.
“Một hai lần bê cái đó thì có gì đâu nhỉ, các ông bố, bà mẹ bây giờ úm con kĩ quá, chẳng cho làm gì, thành ra, mới có như vậy thôi mà làm um cả lên. Đành rằng, nếu nó quá sức thì cô giáo nên rút kinh nghiệm, còn việc nhờ để các em làm, cũng là cách giáo dục trẻ con có ý thức với cộng đồng hơn đấy. Bé nhà tôi mới có 2 tuổi, tôi đã nhờ cháu mang hộ đồ từ tầng 1 lên tầng 4, cháu rất vui vẻ vì xong việc, tôi khen và thơm cháu, cảm ơn cháu. Có sao đâu”, bạn đọc Thu Hà chia sẻ.
Bạn đọc Bùi Phi Nga nói: “Tôi ủng hộ việc các cháu làm giúp cô những việc vừa sức. Nếu chúng ta không giáo dục các cháu lao động ngay từ khi còn nhỏ thì sau này lớn lên các cháu chẳng biết làm gì. Mình ủng hộ 2 cô giáo. Các vị phụ huynh nên xem lại cách suy nghĩ của mình. Nhà trường cũng nên bảo vệ 2 cô giáo”.
Đồng tình với ý kiến đó, bạn đọc Minh Hằng cho biết: “Mình cũng ủng hộ chuyện các con giúp đỡ cô. Con nhà mình vì luôn đi học sớm nhất lớp nên ngày nào các cô cũng nhờ xếp bàn ghế (cũng nặng và to) còn các bé giúp cô trải chiếu, xếp bát đĩa, thu dọn dụng cụ học tập… Các con rất hào hứng giúp đỡ cô, thậm chí còn tranh nhau chứ chẳng phải là công việc khổ sở gì. Mình cũng muốn con tập rèn luyện cho quen. Hôm nay post link bài này lên FB (facebook – mạng xã hội, PV), thì ra bạn bè mình đều có suy nghĩ như mình cả”.
Bạn đọc Thúy Nga chia sẻ: “Tình trạng này không chỉ diễn ra ở trường Mầm non Lê Quý Đôn. Tôi từng cho con học tại một trường tư thục tại Chùa Láng. Trong 2 ngày đầu ở lại trường với con, tôi thấy bữa nào các cô cũng yêu cầu 2 – 3 bạn trai lớp lớn bê 1 chậu bát đũa của lớp từ tầng 2 lên tầng 6. Nhà ống, cầu thang dốc, tôi nhìn thấy rất thương các con. Tuy nhiên, các con lại rất vui vẻ với công việc ấy. Phải chăng chúng ta cũng không nên khắt khe quá về vấn đề này”.
“Tôi thấy cái này cũng bình thường. Cháu tôi ở nhà nó còn bê cái thùng đồ chơi to bằng nó, bởi vì nó muốn thế và không ai cấm cả. Như thế cũng tốt cho cháu rèn luyện sức khỏe”, tuy nhiên, việc làm của các bé, dù là nhỏ “nhưng nhất thiết phải có người theo dõi”, bạn đọc Nguyễn Thắng nói.
Theo ANTD
Chuyện hy hữu: NXB... xin lỗi vì sách in sai
"Đến hôm 22/3/2013, bạn đọc phát hiện sai tên dịch giả trên bìa sách của bộ Kiến văn tiểu lục. Lỗi sai này cực kỳ nghiêm trọng đối với chúng tôi, chúng tôi thật lấy làm xấu hổ về điều này..", trích thư Ban Giám đốc NXB Trẻ gửi đến các cơ quan truyền thông - báo chí.
Bộ Kiến văn tiểu lục in nhầm ảnh Lê Quý Đôn thành Nguyễn Trãi và sai tên dịch giả Phạm Trọng Điềm thành Nguyễn Trọng Điềm đã được NXB Trẻ thu hồi
Như TT&VH đưa tin, bộ sách Kiến văn tiểu lục (2 tập) của Lê Quý Đôn được NXB Trẻ liên kết với NXB Hồng Bàng đã tái bản từ bản in năm 1961 của Viện Sử học. Đây là một bộ sách quý, cung cấp nhiều kiến thức lịch sử cho độc giả hôm nay. Nhưng rất tiếc, có hai lỗi sai khiến những người xuất bản bộ sách này cảm thấy "xấu hổ" phải xin lỗi bạn đọc.
Lâu nay, việc bạn đọc "nhặt sạn" trong các cuốn sách và phát hiện ra những lỗi sai là điều bình thường bởi không có gì hoàn mỹ trong cuộc sống. Thậm chí gần đây, có những lỗi nghiêm trọng như việc in cả cờ Trung Quốc lên sách dành cho bạn đọc nhỏ tuổi Việt Nam.
"Sự xấu hổ của nghề nghiệp"
Lỗi sai trong bộ Kiến văn tiểu lục khi ảnh tác giả Lê Quý Đôn bị in ở lá cánh trang bìa một nhầm thành ảnh... Nguyễn Trãi. Tìm hiểu được biết, khi tìm ảnh trên Google, biên tập viên NXB Trẻ đã có sự nhầm lẫn đáng tiếc này. Lỗi này theo nhiều người thuộc về kiến thức của người chọn ảnh. Và cũng vì ảnh của Lê Quý Đôn hay Nguyễn Trãi, những vị sống cách xa với thời chúng ta quá lâu, hình ảnh về họ rất ít, nên nếu không có kiến thức sẽ rất dễ nhầm lẫn.
Lỗi sai thứ hai nằm ngay ở trang bìa một, khi tên dịch giả bộ sách là Phạm Trọng Điềm in thành Nguyễn Trọng Điềm. Ngay sau khi sách vừa phát hành, NXB Trẻ đã phát hiện ra những lỗi sai này và lập tức thu hồi sách về để chỉnh sửa.
Ông Nguyễn Minh Nhựt, Giám đốc NXB Trẻ cho biết: "Chúng tôi lập tức thu hồi nhưng không kịp thu về tất cả vì đã có những cuốn sách được bạn đọc mua rồi". Với những cuốn trong bộ Kiến văn tiểu lục có lỗi, các độc giả đã mua có thể liên hệ với NXB Trẻ cho biết địa chỉ để đơn vị này gửi sách mới đổi sách cũ hoặc hoàn trả lại tiền.
Trong thư xin lỗi bạn đọc của Ban Giám đốc NXB Trẻ gửi đến các cơ quan truyền thông - báo chí, có đoạn: "Ngày 22/2/2013, sau khi nộp lưu chiểu, NXB Trẻ đã phát hiện lỗi sai ở ảnh bìa cánh quyển sách. Chúng tôi đã thu hồi gần như toàn bộ sách để chỉnh sửa. Thật đáng tiếc, có một số ít ấn phẩm đã lọt ra thị trường (khoảng 40 cuốn). Sau khi chỉnh sửa, chúng tôi xin nộp lưu chiểu lại và tiếp tục phát hành. Đến hôm 22/3/2013, bạn đọc phát hiện sai tên dịch giả trên bìa sách của bộ Kiến văn tiểu lục. Lỗi sai này cực kỳ nghiêm trọng đối với chúng tôi, chúng tôi thật lấy làm xấu hổ về điều này. Ban Giám đốc NXB Trẻ và toàn thể nhân viên cúi đầu nhận lỗi và xin lỗi bạn đọc... Cuối cùng, trong sự xấu hổ của nghề nghiệp, NXB Trẻ chân thành xin lỗi bạn đọc và mong bạn đọc lượng thứ".
Thư xin lỗi của Ban Giám đốc NXB Trẻ.
Và đằng sau lời xin lỗi
Trong thời gian qua, rất nhiều cuốn sách khi tung ra thị trường đã được bạn đọc hoặc các cơ quan báo chí phát hiện nhiều lỗi sai. Thường thì, các đơn vị xuất bản những cuốn sách bị lỗi đa phần "thanh minh thanh nga" về các "lý do, lý trấu" khiến sách bị sai. Câu hỏi đặt ra là: Bạn đọc, người bỏ tiền mua những cuốn sách bị lỗi sai ấy cũng chính là những người chịu thiệt thòi trực tiếp lại chẳng mấy khi nhận được những lời xin lỗi?
Không chỉ sách bị lỗi sai về kiến thức, hiện nay trên thị trường tồn tại rất nhiều sách in lậu, sách "xào luộc" hoặc "tổng hợp" từ những cuốn sách khác... Vậy mà chưa có ai xin lỗi bạn đọc?
Ông Nguyễn Minh Nhựt cho biết: "Với chúng tôi, bạn đọc là tất cả. Nên chúng tôi luôn cố gắng để các ấn phẩm của mình tốt nhất khi đến tay bạn đọc. Nếu có bất kỳ lỗi nào trên sách của NXB Trẻ đều khiến chúng tôi xấu hổ".
Về lỗi sai tên dịch giả Phạm Trọng Điềm trong bộ Kiến văn tiểu lục, ông Nhựt cho biết: "Dịch giả Phạm Trọng Điềm đã qua đời, nên NXB Trẻ muốn gửi lời xin lỗi trực tiếp đến dịch giả cũng không thể được. Đây là điều khiến chúng tôi vô cùng áy náy khi in sai tên dịch giả trên trang bìa bộ sách".
Không chỉ là thái độ biết xấu xổ, đưa ra lời xin lỗi rất cầu thị đến độc giả, hành động đó của NXB Trẻ còn khiến chúng ta suy nghĩ về văn hóa ứng xử hiện nay trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Theo Dantri
Trường mầm non đóng chặt cửa đề phòng phóng viên Sau sự việc xảy ra ở trường mầm non Lê Quý Đôn (quận Hai Bà Trưng), lúc nào cũng khóa cửa ngoài đề phòng phóng viên đến liên hệ viết bài, sự việc này như đang ngăn chặn báo chí tìm hiểu sự thật về vụ việc diễn ra ở trường mà dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian qua. Sáng...