Hãy dành cho con góc riêng tư
Đọc lén nhật ký của con, hoặc lập một tên giả trong Facebook để kết bạn với con là cách mà không ít phụ huynh đã làm, với mong muốn hiểu rõ hơn về con để kịp thời uốn nắn, tránh cho con đi chệch đường.
Tuy nhiên, đây không phải là cách hay để phụ huynh tìm hiểu tâm tư suy nghĩ của con mà vẫn đảm bảo được sự yêu thương, tôn trọng.
Có nên kiểm soát sự riêng tư?
Từ lúc con gái vào tuổi dậy thì, chị Hạnh (thị trấn Gia Lộc – Hải Dương) thường hay “tự nguyện” dọn phòng cho con để có cớ “lục soát” tìm kiếm xem con có giấu giếm điều riêng tư nào không…
Sau đôi lần dọn dẹp, chị Hạnh cũng phát hiện ra cuốn nhật ký của Thu Anh. Đọc được những mong muốn, sở thích, hờn giận của con với cô giáo, với bạn bè, chuyện này chuyện kia mà con bất bình trong gia đình… chị đã tìm cách lồng vào đôi điều răn bảo, nhắc nhở con lúc này lúc khác.
Ban đầu, con bé Thu Anh không để ý, nhưng sau có nhiều câu mẹ dẫn chứng việc này việc kia khiến nó ngờ ngợ… Rồi một lần nó chột dạ khi mẹ vào phòng dọn dẹp và bắt gặp mẹ đang đọc nhật ký của mình.
Cô bé đã phản ứng gay gắt, trách mẹ thiếu tôn trọng người khác. Chị Hạnh thanh minh mẹ làm thế chỉ vì muốn hiểu con hơn, để quan tâm hỗ trợ con kịp thời… Thay vì xin lỗi con, chị Hạnh còn mắng át nó và khẳng định chuyện cha mẹ có quyền với con cái thế nào khiến Thu Anh càng tức giận. Cô con gái khóc nức nở và giằng lấy cuốn nhật ký xé tan rồi chạy ra khỏi phòng…
Video đang HOT
Chị Hồng Anh (phố Thái Thịnh – Hà Nội) rất lo vì năm nay con trai thi vào THPT. Con học không giỏi, nhỡ lại vướng vào yêu đương sớm hoặc đàn đúm bạn bè mà xao nhãng học hành thì gay. Chị đề nghị kết bạn với con trên Facebook nhưng lần nào nó cũng thẳng thừng từ chối. Trực tiếp không được, chị tạo một tên giả, ảnh giả để xâm nhập bằng được thế giới riêng tư của con… Nhưng rồi chuyện bại lộ, con trai chẳng những hủy kết bạn với chị mà cả tháng nay lầm lì, hỏi gì đáp nấy nhát gừng chứ không vui vẻ bông đùa với bố mẹ như trước đây…
Làm gì để thấu hiểu con?
Các chuyên gia giáo dục của Học viện giao tiếp MasterKids khẳng định: Việc cha mẹ đọc trộm nhật ký của con, “trà trộn” vào thế giới ảo để hiểu con không phải là phương pháp hiệu quả để thấu hiểu con mà đôi khi còn “lợi bất cập hại”. Những kết quả nhất thời đó không bao giờ tạo dựng được niềm tin lâu dài. Muốn hiểu con, phụ huynh nên dành nhiều hơn thời gian cho con, dành sự quan tâm lắng nghe nhiều hơn, tâm sự nhiều hơn và nếu như nhờ nhật ký, nhờ mạng ảo mà biết được bí mật gì của con thì hãy tuyệt đối cất giấu chứ không nên truy vấn, gặng hỏi hay phán xét con. Đừng ép trẻ phải chia sẻ mà hãy tế nhị trò chuyện và gợi mở, để con có thể tỏ bày những khúc mắc một cách tự nhiên, thoải mái nhất.
Chuyên gia Hà Linh – Tổng đài tư vấn 19006212 phân tích: Viết nhật ký là một thói quen tốt của trẻ. Đó là cách giúp con giải tỏa áp lực học hành và những điều cảm nhận về cuộc sống. Nhờ viết nhật ký trẻ sẽ biết cách tự nhìn nhận đánh giá bản thân mình, bên cạnh đó còn rèn luyện được khả năng diễn đạt ngôn ngữ viết.
Ở tuổi thích khẳng định cái tôi của mình, con sẽ cảm thấy bị tổn thương, không được tôn trọng nếu bố mẹ can thiệp thô bạo vào quyền riêng tư của chúng. Sự tổn thương trong tâm hồn sẽ khiến trẻ có những phản ứng tiêu cực, đốt, xé nhật ký hoặc chán không viết nữa. Hoặc khi phát hiện “kẻ mạo danh” lọt vào Facebook dò xét mình, con cũng không còn giữ được sự tin tưởng, kính trọng đối với bố mẹ nữa. Cách hay nhất để thấu hiểu con, làm bạn đồng hành cùng con, để con tin tưởng, cởi mở vẫn là “cho trước nhận sau” phụ huynh hãy dành nhiều thời gian quan tâm, gần gũi, làm bạn thật sự với con.
Nguồn tin: Báo Giáo dục & Thời đại
Sau vụ đám cưới thành đám tang: Cuộc điện thoại, cái ôm nào cũng có thể là cuối cùng - Hãy yêu để không phải nói "giá như"...
Mỗi lúc chúng ta đều có một sự cố chấp nhất định vì cái tôi quá lớn, vì tổn thương quá nhiều. Nhưng...
Ngày hôm nay với tôi là một ngày vô cùng u ám, không phải bởi những cơn mưa dài dai dẳng, cũng không phải lòng nặng trĩu những tâm tư. Mà chính là cái màu chữ hỉ đỏ rực ấy, màu đỏ ám ảnh giữ bộn bề tan hoang, chết chóc. Có khi nào bạn lại rơi nước mắt vì những con người xa lạ? Cái sự sống mong manh ấy đáng sợ quá!
Ảnh chụp hiện trường vụ tai nạn 12 người chết tại Quảng Nam
Bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào cũng có thể sẽ là giây phút cuối cùng bạn được gặp người mình yêu thương. Hai chữ "cuối cùng" nặng nề như một dấu chấm hết tất cả mọi thứ trên cuộc đời. Và rồi, ta nhận ra, điều đáng sợ hơn cả cái chết là không còn được gọi tên nhau, chưa kịp nói với nhau những lời yêu thương nhất.
Vậy mà đôi khi người ta cứ chọn cách im lặng để giải quyết mọi thứ. Yêu không nói, tức giận không lên tiếng, mệt mỏi không sẻ chia. Và đùng một cái, vào cái ngày định mệnh như hôm nay, người ta phải im lặng với nhau mãi mãi. Có ai dám chắc tốt đẹp và bình yên sẽ theo ta được đến cuối cuộc đời?!
Nhìn cô dâu của vụ tai nạn thảm khốc ấy khóc ngất bên linh cữu chồng chưa cưới tôi chợt tưởng tượng ra, chỉ vừa mới đêm qua thôi cô ấy đã háo hức mong chờ một tương lai tươi sáng phía trước thế nào. Sống-chết chỉ cách nhau trong gang tấc, có đau đến nghẹt thở người ta cũng phải chấp nhận sự thật rằng mình đã mất người yêu thương mãi mãi.
Vậy mà đôi khi người ta có cơ hội sống tiếp mà sống với nhau hời hợt quá, coi sự tồn tại của nhau như một lẽ dĩ nhiên, chẳng trông, chẳng cầu. Đi qua những cuồng nhiệt của thuở ban đầu, sẽ có những giai đoạn tạm gọi tên là "bỗng dưng ta chán nhau", tình cảm vợ chồng trở nên nguội lạnh. Rồi những mối quan hệ xung quanh, mệt nhọc công việc làm ta chẳng buồn nói chuyện với nhau chứ đừng nói đến cãi vã hay tranh luận.
Ảnh minh họa
Những bực tức dồn nén "nghĩ cũng tức mà thôi kệ, nói ra thì được gì, chẳng giải quyết gì được lại cãi nhau thêm, đau đầu". Chính vì chúng ta cứ cố gắng "nuốt trôi" những hiểu lầm, mâu thuẫn nhỏ nhất nên dần dà thành vợ chồng chán nhau. Chúng ta không tranh cãi nên chúng ta không thấu hiểu, chúng ta không chia sẻ nên chúng ta không thể đồng cảm. Mối quan hệ vợ chồng vô tình rơi vào ngõ cụt khi nỗi buồn cứ chất chồng theo năm tháng.
Đã có không ít những cuộc hôn nhân tan vỡ chẳng vì một lý do nào cả, không có người thứ 3, không bị phản đối từ gia đình mà chính những người trong cuộc không thể tiếp tục thấu hiểu nhau nữa mà tự buông tay. Giống như cách người ta thèm một cái pizza, họ bỏ công sức, tiền bạc, thời gian mà chạy đến cửa hàng ngon nhất để mua cái to nhất rồi chỉ cắn được một miếng, thỏa cơn thèm họ lại không tiếc mà vứt đi.
Chuyện tình yêu vốn dĩ không phải là của riêng một người. Cuộc sống sẽ tuyệt vời thế nào nếu ta biết yêu thương và trân trọng nhau. Bạn thử nghĩ xem, sau một ngày dài dành cho công việc bạn về nhà và vào bếp nấu nướng những món ngon nhất cho chồng con. Đó không phải trách nhiệm, đó là "ân huệ", là niềm vui mà cuộc sống ban tặng. Đừng lấy mệt mỏi của bản thân để đo đếm những mệt mỏi của người thân. Khi bạn không nói, không chuyện trò dù là mấy câu chuyện vụn vặt bâng quơ thì cả hai sẽ chẳng biết, chẳng hiểu và sẽ chẳng cần quan tâm. Lúc đó nhà còn là nơi bạn muốn trở về nữa không?
Những áp lực của cuộc sống hôn nhân nhiều khi làm người ta muốn dễ dàng thỏa hiệp và lúc nào cũng trong trạng thái " sao cũng được". Và rồi hai người vô tình đẩy nhau ra xa hơn, không còn cần nhau làm chỗ dựa. Cái triết lý "im lặng là vàng" tưởng chừng như luôn đúng nhưng lại là nguy cơ hủy diệt một tổ ấm gia đình. Đỉnh cao của những cơn giận là sự hòa giải ngầm vô điều kiện. Để rồi kết đọng lại là những ấm ức, bực tức triền miên.
Thực chất bạn không thể nghĩ rằng sự im lặng có âm thanh, âm thanh rất lớn. Đó là tiếng nấc từ trái tim vợ đang buồn tủi, đó là tiếng than thở từ sâu thẳm đáy lòng chồng. Tất cả cứ thế mà bị dồn nén, tổn thương lớn dần rồi một ngày nào đó bung tỏa như người ta xả lũ. Vô cùng đáng sợ và nguy hiểm.
Người ta vẫn nói: "tình yêu chẳng cần diễn đạt thành lời, chỉ cần một cái chạm tay, một ánh mắt nhìn là đủ hiểu tất cả". Nhưng đó chỉ là những cảm xúc nhất thời thuở mới yêu, nó quá xa vời với cuộc sống hôn nhân. Im lặng đồng nghĩa với chấp nhận, chịu đựng, hờn ghen, giận giữ và đôi khi là đơn phương chấm dứt tất cả.
Mỗi chúng ta đều sẽ có lúc có một sự cố chấp nhất định, vì cái tôi quá lớn và vì tốn thương quá nhiều. Nhưng nếu thật sự yêu, hãy cùng nhau bước qua tất cả, sống tận hưởng chứ không phải sống tồn tại. Bởi bất cứ cuộc điện thoại nào, cái ôm nào, câu nói yêu thương cũng có thể là cuối cùng. Hãy yêu thương hết lòng để không bao giờ phải nói hai từ " giá như..."
Theo Afamily
Tại sao yêu đơn phương lại khiến người ta khổ sở đến vậy? Yêu đơn phương khổ sở đến mức, em chỉ mong có một ngày nào đó, khi anh nhận ra sẽ giật mình: "Thì ra đã có một người yêu mình đến thế". Không ai biết được, em đã yêu người ấy nhiều như thế nào đâu! Yêu đơn phương là một loại tình yêu say đắm và hoàn mỹ nhất trên đời này,...