Hãy cho đàn ông một cơ hội!
Thực sự tôi rất khó chịu mỗi khi nghe các cô than phiền về đàn ông vụng về trong bếp núc. Thậm chí có người còn gán cho đàn ông là ‘ông hoàng trong nhà’ khi không biết giúp vợ nấu ăn hoặc vài việc lặt vặt.
Đi đến đâu cũng nghe các quý cô phàn nàn về chồng mình như thể là ‘một niềm hãnh diện’… Cứ hễ các nàng ngồi tụm năm tụm bảy lại một hồi là thế nào cũng mang chồng mình ra làm câu chuyện.
Vợ tôi cũng không là trường hợp ngoại lệ. Trong các buổi họp mặt bạn học cũ hay đồng nghiệp cùng cơ quan là nàng lại đem tôi lên bàn cân ganh đua với một ông chồng nào đó, và thường thì tôi lép vế hơn. Chuyện chẳng phải ngoài xã hội xa lạ mà là chuyện nội trợ. Nào là “Anh ấy vụng về lắm, ngay cả nấu cơm bằng điện cũng bị khê”, “Rửa có mấy cọng rau cũng không sạch”, “Chiên cá thì ôi thôi nát bấy nhìn hết muồn ăn”… Không riêng gì tôi mà mấy ông bạn cùng công ty cũng rơi vào hoàn cảnh như vậy.
Ức lắm chứ, oan cho đàn ông như tôi lắm chớ. Mọi người hãy thử công tâm mà nhận xét nhé. Cứ mỗi lần tôi vào bếp, chỉ mới bắc chiếc chảo lên chiên thôi là nàng “dành” việc ngay: Thôi thôi để em làm cho, anh đi lên phòng khách đi. Anh đứng chàng ràng một hồi cá khét đen hết. Nàng đi chợ về, đặt một bó rau to tướng trên bàn, tôi vội vàng đi lấy rổ nhặt thì nàng đứng sau lưng ngắm nghía từng cọng rồi phán: “…thế này thì chỉ có cho heo ăn thôi. Cọng già chát sao nhai. Thôi, anh ngồi xem tivi đi, để em làm cho”. Cuối tuần, nàng đi công việc đến chiều mới về. Cha con tôi tự tay nấu ăn, dù không ngon bằng nàng nhưng tạm gọi là có cái bỏ bụng qua ngày. Nhưng khi về nhà, nhìn những thức ăn còn lại trong lồng bàn, nàng đưa lên ngửi rồi lắc đầu: “Anh nấu thế này thì sao mà con ăn được (!?)”.
Tôi nhớ ngày còn nhỏ, mẹ tôi cũng từng chê bố tôi vụng vầ bếp núc như thế. Bao giờ ba vào bếp mẹ cũng ngăn lại. Những khi cả nhà đi vắng, tôi ở nhà một mình, thay vì mẹ bảo tôi tự tập nấu cơm hoặc tự tìm rau, củ quanh nhà chế biến thì mẹ cho tiền ra quán ăn. Chính vì mẹ không cho tôi làm những việc “đàn bà” nên khi trưởng thành, lập gia đình, tôi không biết chế biến thức ăn là gì. Tôi nói ra là để dẫn chứng cho mọi người thấy, không phải đàn ông không làm được chuyện nội trợ nhưng là do các cô, các mẹ đã dành làm hết. Thay vì khích lệ, động viên, hướng dẫn đàn ông làm bếp thì phái nữ lại chê bai, can ngăn… Như vậy thì làm sao mà nấu nướng thuần thục. Cái gì cũng cần thời gian, chẳng ai mới sinh ra là biết và giỏi được.
Mặt khác, với lối suy nghĩ “chỉ có đàn bà mới lo chuyện bếp núc” nên từ lúc nhỏ, con gái mới được bà và mẹ chỉ dẫn nội trợ, còn con trai chỉ có việc ăn. Thời thế thay đổi, phụ nữ đã làm được những chuyện đàn ông làm thì tại sao không cho đàn ông giúp phụ nữ gánh vác một ít việc nhà cơ chứ? Đừng cho rằng phái mày râu quá vụng về. Chẳng phải những chuyên gia ẩm thực, bếp trưởng trên thế giới đa phần là đàn ông sao? Từ việc giành phần nội trợ đã làm cho nhiều quý ông sinh lười, chỉ biết nằm xem ti-vi, đọc báo, sau khi rời khỏi công sở. Đó là chưa nói việc gián tiếp dạy hư đàn ông thế này, sẽ làm đàn ông sinh thói gia trưởng “chồng chúa vợ tôi”, chỉ biết la cà quán nhậu. Tất nhiên cũng có một số quý ông không muốn làm việc nhà vì sợ “mất bản lĩnh” vì nghĩ rằng “đó không phải là việc của mình” nhưng nếu người vợ quyết tâm “huấn luyện” thì phái mạnh chúng tôi sẽ chịu thay đổi phong cách và tư duy.
Video đang HOT
Thay vì chê bai, can ngăn, xin các quý cô hãy cho đàn ông chúng tôi có chút niềm kiêu hãnh khi được giúp đỡ, san sẻ với vợ trong việc nội trợ. Đó là một trong những yếu tố để gắn kết, xây dựng tổ ấm gia đình thêm bền chặt.
Nỗi niềm đẫm nước mắt của người vợ có chồng quá vụng về lại hay bao biện
Xông xáo, năng nổ chốn công sở nhưng về đến nhà Thành chồng Tuyết (Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại tỏ ra rất vụng về với những việc mà theo 'luật bất thành văn' đó là việc của đàn ông.
Chia sẻ với ai đó, Tuyết lại bị chê trách rằng 'không biết bằng lòng với những gì mình có'.
Khi dây điện đứt, cầu chì cháy chồng không biết sửa
Gần 10 năm chung sống Tuyết không có gì chê trách, ngoại trừ việc chồng không tháo vát... Từ nhỏ Thành đã được mẹ chiều, sống cảnh cơm bưng nước rót, không phải lo việc hay suy nghĩ bất cứ điều gì. Đây cũng là lý do mà Thành không thể làm được việc gì từ những việc nhỏ nhất để ra dáng là người đàn ông trong gia đình. Đi làm về là nằm vắt vẻo ở salon chơi điện tử, chờ cơm.
Trong thư gửi tòa soạn có đoạn Tuyết chia sẻ: "Em không mong anh ấy phải làm giúp việc nhà như lau nhà, rửa bát, nấu cơm... nhưng ngay cả những công việc mà bất kể người đàn ông nào cũng thạo thì Thành đều không làm được. Từ cái cầu chì bị cháy, cái cánh quạt bị gãy, dây điện bị đứt, đến các bàn ăn chân bị sộc xệch... Thành đều không quan tâm. Thậm chí, vợ nói sửa giúp cũng không biết làm thế nào. Cầm tô vít vặn lại cái bàn chân bị lung lay cũng lóng nga lóng ngóng, cứ như người cảnh.
Vợ làm liên chân tay, chồng chỉ biết nằm xem ti vi - Ảnh minh họa.
Trong khi ngoài công việc, em bận tối mắt với việc nhà từ đón con đi học về, đi chợ, nấu cơm, rửa bát quét nhà, tắm cho con... Đón con thì công ty anh ấy ở xa không thể đón kịp, đến cái đơn giản nhất là tắm cho con thì cậu con trai cũng không thích. Hôm nào bố tắm là con chạy ra ngoài mắt sưng húp, nước mắt lưng tròng nói, bố tắm đau lắm...
Nhờ chồng nấu cho bữa cơm thì rau xào sẽ dai, thâm đen; nấu canh rau mềm nhũn, đến kho thịt cũng mải chơi game để cháy cả đáy nồi... khu bếp cũng trở nên bề bộn. Vợ góp ý thì lần lượt sẽ là các lý do: "Cũng xào thế không hiểu sao nó lại đen, dai như nhai rẻ rách"; "Canh anh phải nấu kỹ không sợ em lại chê sống"; "Thịt khô quá vừa đấy đã bị cháy rồi"...
Có lần mẹ em đến chơi, nhà cháy cầu chì mà không phải chồng sửa, em là người đi sửa bà mới ngạc nhiên. Lần khác thì nhờ anh ấy, khoan cái đinh để treo ảnh của con mới chụp nhưng thay vì khoan một lỗ nhỏ, tay cầm không chắc nên mũi khoan chạy tự do trên mặt tường làm bong tróc hết cả đoạn dài. Thế là người đứng lên để khoan lại là em. Lần đó, mẹ cũng chứng kiến nên cũng thương con gái lắm
Nói thật ngày nào cũng chứng kiến sự vô tâm của chồng, sai gì làm nấy hoặc cứ làm lại hỏng em thật sự stress chả lẽ nuôi em chã cả đời. Đôi lúc ý nghĩ ly hôn đã lóe lên đầu em, em phải làm sao đây?
Nhiều hôm vợ khóc trắng đêm vì tủi thân.
Chán nhất là những khi chẳng may bị cảm, sốt nhức đầu anh ấy làm nũng khủng khiếp. Em liên chân, liên tay cả ngày, vừa ngả lưng xuống là chồng bắt bóp đầu, bóp chân, đấm lưng. Lúc nào khỏe em có thể làm nhưng cũng có những lúc người em cũng nhức mỏi khó chịu không làm được thì anh ấy lại gọi mẹ mình sang. Bà sang lại chê trách con dâu không biết chăm chồng. Điều này làm em buồn và khổ tâm lắm.
Ngày mới cưới em không chú ý lắm đến sự vụng về của chồng vì việc trong nhà em lo tất. Bởi khi đó, em chỉ quan tâm xem chồng có yêu thương, quan tâm, chung thủy và có hay tụ tập ăn nhậu đàn đúm không thôi. Nhưng khi có con, gia đình nhiều việc hơn mới nhận thấy ở chồng nhiều thiếu sót, công tử bột quá mức. Ở nhà chồng vụng về thế nhưng đến cơ quan ai cũng bảo chồng em nhanh nhẹn, chân chạy xăng xăng khi cơ quan có việc rất tốt.
Em phải làm thế nào để chồng thay đổi? Đôi lúc toàn những việc nhỏ nhặt nhưng khiến cuộc sống của em stress vô cùng. Có những đêm chỉ nghĩ đến sự vô tâm, vụng việc của chồng mà em khóc cho tới sáng".
Cần kiên nhẫn chỉ việc tận tay để thay đổi chồng
Câu chuyện của Tuyết được chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Quyên, Trung tâm tư vấn tâm lý và sức khỏe Minh Hương khuyên rằng: "Với trẻ nhỏ để thay đổi một thói quen cần cha mẹ kiên nhẫn một thì để thay đổi chồng trở thành người thạo việc đàn ông trong nhà cần kiên nhẫn 10.
Bởi mọi thứ đã là thói quen bao lâu nay được sống trong sự cưng chiều của mẹ. Họ không phải đụng tay, đụng chân đến bất cứ việc gì thì khi phải làm sẽ thấy khó. Điều quan trọng nhất là người chồng vẫn yêu thương vợ, khi yêu thương thì bản năng của đàn ông sẽ là che chở. Vì vậy, hãy kiên nhẫn hơn với chồng, thể hiện cho chồng biết là mình cũng yếu đuối, cũng cần sự chở che đó.
Không nên ôm hết việc mà hãy nhờ chồng làm giúp, ngay cả khi biết sẽ hỏng việc. Ảnh minh họa
Có những việc mình cũng không biết làm, không nên ôm việc. Những việc đơn giản như luộc rau, quét nhà, phơi, gấp quần áo... hãy nhờ để chồng làm. Hôm nay, làm chưa được thì 5,7 ngày hoặc 10 ngày sau làm mãi cũng sẽ thuận tay. Hơn nữa, ở cơ quan nói chồng chân chạy lăng xăng tốt thì có việc gì cần phải chạy hãy giao cho chồng để giảm tải việc nhà.
Phần khác, người vợ cũng nên nghĩ rằng, ai cũng có mặt được mặt không được thì hãy nghĩ đó là phần không được của chồng mình cho nhẹ lòng. Có rất nhiều người vợ cũng phải ngậm ngùi khi chồng ham bù khú rượu chè, người ham chơi game... nhưng vẫn cảm thấy chấp nhận được. Vì vậy, song song với việc kiên nhẫn giúp chồng trở thành người thạo việc, người vợ cũng nên nghĩ đến chiều hướng tích cực hơn cho cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn.
Đi ăn tân gia, vợ bị mọi người bóng gió "vụng về thì mất chồng như chơi", tôi chỉ ngó vào đủ khiến ai nấy đỏ mắt ghen tị Khi tới nhà chị đồng nghiệp ăn tân gia, vợ tôi cũng vào bếp phụ giúp mọi người nhặt rau, rửa quả... Tuy nhiên, chỉ vì thái thịt quá mỏng mà cô ấy bị chỉ trích vụng về. Vi với tôi cưới nhau về, mọi chuyện bếp núc, nhà cửa cứ thế mà chia nhau làm. Thậm chí, em đi làm muộn hơn...