Hay bị nghẹn vì sao?
Ba em gần đây ăn cơm hay bị nghẹn, nuốt nước cũng có lúc sặc. Xin hỏi ba em bị như vậy là sao, có liên quan đến tuổi tác không?
Chu Ngọc (Bình Dương)
Ảnh minh họa
Nuốt nghẹn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nghẹn do rối loạn chức năng co bóp của thực quản. Do ăn uống vội vàng, nhai không kỹ, nuốt miếng thức ăn to; do tính chất thức ăn, đặc biệt các loại thức ăn đặc, nhầy, dai và dính dễ dẫn đến rối loạn chức năng nuốt.
Video đang HOT
Phản xạ co bóp nhịp nhàng của thực quản bị rối loạn làm cho thức ăn, nước uống tạm thời dừng chuyển động gây nên nghẹn. Đầu óc căng thẳng, tức giận, uất ức trong khi ăn cũng dễ dẫn đến rối loạn co bóp thực quản gây nghẹn.
Nghẹn do bệnh lý tại thực quản: sẹo hẹp thực quản (thường là di chứng để lại khi bị bỏng thực quản); viêm thực quản, túi thừa thực quản, dị vật thực quản, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản cũng gây nên nuốt vướng, nuốt nghẹn.
Các bệnh lý bên ngoài thực quản như bệnh Basedow; các khối u, hạch di căn vùng trung thất; các khối u phế quản, phổi; suy tim, dầy thất, tim to, phình mạch đều là những nguyên nhân gây chèn ép thực quản dẫn đến nuốt nghẹn.
Như vậy, nuốt nghẹn không phải là bệnh mà là triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nhiều nguyên nhân bệnh lý.
Trong trường hợp ba của bạn nuốt nghẹn lặp đi lặp lại nhiều lần, nuốt nghẹn tăng dần, thì cần phải đến bác sĩ để được thăm khám cẩn thận, phát hiện và có hướng xử lý kịp thời.
Gắp xương gà cắm sâu vào thực quản cụ bà 86 tuổi
Hóc xương gà lâu ngày nhưng không kịp thời đến bệnh viện để xử lý, một cụ bà 86 tuổi bị biến chứng áp-xe thực quản và đã được bác sĩ xử lý thành công.
Sáng 24/1, bác sĩ Nguyễn Thanh Tiên - Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa gắp thành công một dị vật ra khỏi thực quản của cụ bà P.T.C. (86 tuổi, trú xã Tam Thành, huyện Phú Ninh).
Hình ảnh xương gà (vòng tròn đỏ) cắm ngang vào thực quản của bệnh nhân
Trước đó, bà C. nhập viện trong tình trạng nuốt đau, nuốt nghẹn, đau ngực và khó thở. Qua khai thác thông tin từ bệnh nhân, bà C. cho hay bị hóc xương gà đã 6 ngày. Các triệu chứng ngày càng tăng dần và không ăn uống được.
Sau thăm khám, các bác sĩ tiến hành chụp CT-Scanner lồng ngực thì phát hiện một dị vật nằm ở thực quản C6-C7, phù nề thực quản, theo dõi áp-xe thực quản.
Bệnh nhân sau đó được làm các xét nghiệm cấp cứu và được chuyển vào khoa Gây mê phẫu thuật. Tại đây, bác sĩ Tiên cùng ê-kip đã tiến hành nội soi và gắp thành công xương gà dài khoảng 3,5cm nằm ngang, cắm vào thành thực quản của bệnh nhân, tạo ổ áp-xe.
Sau khi lấy dị vật, bệnh nhân được nuôi ăn qua sonde dạ dày và đang nằm điều trị tại khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện.
Bác sĩ Tiên cũng khuyến cáo, các trường hợp hóc xương có triệu chứng nuốt đau, nuốt nghẹn không đỡ, tăng dần nên đến cơ sở y tế sớm nhất để kịp thời xử lý, tránh những biến chứng nặng sau đó. Trường hợp không xử lý kịp sẽ rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Vì sao trào ngược dạ dày thực quản lại gây ho? Trong các nguyên nhân gây ho mạn tính, cần nghi ngờ khả năng là do axit dạ dày trào vào thực quản trong bệnh cảnh của trào ngược dạ dày thực quản. Ảnh minh họa Tôi bị bệnh dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra tôi còn bị ho quanh năm suốt tháng, chữa mãi không đỡ. Lần đi khám...