Hay bị mệt vào buổi chiều, bệnh gì?
Bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để khám và làm một số xét nghiệm liên quan như: chụp X-quang tim phổi, khám phổi, khám tai mũi họng…
Ảnh minh họa.
Em bị ho rất lâu rồi, ban đầu em ho và khạc ra đờm, đặc biệt là cứ thời tiết lạnh là em lại càng ho mạnh và bị đờm nhiều, em uống thuốc mà không khỏi, có triệu chứng mệt mỏi về chiều tối, người hơi nóng, tắm xong là lại khỏi. Tiền sử của em là bị viêm phế quản. Em rất lo lắng, không biết có phải mình bị bệnh lao không?
Nguyễn Xuân Mạnh
Chào bạn!
Những triệu chứng bạn mô tả chưa đủ để kết luận chính xác bạn bị bệnh gì. Do đó bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để khám và làm một số xét nghiệm liên quan như: chụp X-quang tim phổi, khám phổi, khám tai mũi họng… Sau khi có kết quả và được các bác sỹ kết luận chính xác, mới có thể tư vấn cho bạn được.
Với bệnh viêm phế quản, bên cạnh các phương pháp điều trị cơ bản, bạn nên tránh tiếp xúc với chất kích thích, chẳng hạn như khói thuốc lá, không hút thuốc, mang khẩu trang khi không khí bị ô nhiễm hoặc nếu đang tiếp xúc với chất kích thích, chẳng hạn như sơn hay chất tẩy rửa gia dụng với hơi mạnh; sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng. Không khí ấm và ẩm sẽ giúp giảm ho và làm lỏng chất nhờn ở đường hô hấp.
Chúc bạn khỏe mạnh!
Video đang HOT
Theo Giadinh
Đối phó với nguy cơ bị đột quỵ do nắng nóng
Để phòng tránh đột quỵ do nắng nóng, người dân cần biết một vài lưu ý sau đây.
Theo thông báo Trung tâm khí tượng thủy văn, trong thời gian này miền Bắc đang trải qua đợt nắng nóng đầu tiên của mùa hè khiến cho cuộc sống người dân bị đảo lộn. Để phòng tránh đột quỵ do nắng nóng, người dân cần biết một vài lưu ý sau đây:
Đối tượng có nguy cơ xảy ra đột quỵ cao trong nắng nóng
Đột quỵ do nắng nóng thường xảy ra với trẻ em và người già yếu, người có các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, phổi, cao huyết áp, béo phì... cũng có thể xảy ra ở những người phải làm việc với cường độ cao liên tục dưới trời nóng ẩm như các vận động viên chạy việt dã, đua xe đạp hoặc nông dân lao động chân tay trên những cánh đồng.
Những người ở vùng khí hậu mát mẻ di chuyển tới các vùng có khi hậu nắng nóng, vì phải mất thời gian để cơ thể của họ làm quen với nhiệt độ môi trường mới cũng dễ có nguy cơ đột quỵ. Với những người ở vùng có độ ẩm cao, cơ chế toát mồ hôi của cơ thể cũng kém hiệu quả hơn vì thế lượng nhiệt đào thải ra ngoài cơ thể thấp hơn, nên dẫn dễ dấn đến đột quỵ.
Những người uống quá nhiều rượu, gây ra hiện tượng đào thải nước trong cơ thể dẫn đến mất nước khi đi ra ngoài trời nắng nguy cơ đột quỵ rất cao.
Biểu hiện của đột quỵ do nắng nóng
Đột quỵ do nắng nóng là tình trạng thân nhiệt trung tâm cao trên 40 độ C, da nóng, khô kèm theo các rối loạn về thần kinh trung ương như run cơ, co giật và thậm chí có thể hôn mê.
Đột quỵ do nắng nóng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc kéo dài với môi trường có nhiệt độ cao như ở ngoài trời nắng nóng hoặc phải làm việc trong các lò gốm sứ, lò rèn, lò luyện kim... trong điều kiện độ ẩm không khí cao, không thông thoáng.
Người bị đột quỵ thường đổ nhiều mồ hôi, da ẩm ướt, bại yếu nửa người, không cử động được, không đi lại được, không nói được hoặc khó nói, nói ngọng, không xác định được không gian và thời gian là biểu hiện của bệnh đột quỵ. Khi đó người bệnh đột ngột mất ý thức, ngất; da nóng ran, cặp nhiệt độ cơ thể có thể lên tới 40 - 41 độ C hoặc cao hơn.
Thân nhiệt tăng và kèm các triệu chứng: lú lẫn, mất thăng bằng, thở dốc, hơi thở yếu, choáng, ngất, chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, chuột rút (vọp bể), sốt cao có khi tới 44 độ C, trụy mạch.
Ngoài ra bệnh nhân sẽ có biểu hiện tổn thương thần kinh như: li bì, giãy giụa, mê sảng, hôn mê và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Một trường hợp đột quỵ thể nhẹ như say nắng, say nóng thì có biểu hiện đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, đỏ da toàn than...
Xử trí khi bị đột quỵ
Khi gặp bệnh nhân đột quỵ do nắng nóng cần cấp cứu khẩn cấp, vì nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh nhanh chóng bị hôn mê chỉ trong vòng vài phút, thậm chí tử vong do thân nhiệt quá cao có thể dẫn tới suy tim, suy thận và tổn thương não.
Khi một nạn nhân bị đột quỵ do nắng nóng, việc đầu tiên là phải tìm cách hạ thân nhiệt xuống dần từng bước và càng sớm càng tốt bằng các biện pháp như đưa nạn nhân vào chỗ mát, cởi hết quần áo; chườm lạnh bằng nước đá khắp người hoặc phun nước lạnh. Khi nhiệt độ xuống 380C, đưa nạn nhân vào chỗ thoáng mát.
Nếu trường hợp bệnh nhân bị ngừng tim (bắt mạch hoặc sờ không thấy tim đập) phải làm hô hấp nhân tạo hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực.
Cách hà hơi thổi ngạt: khai thông đường hô hấp bằng cách đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ nghiêng sang một bên, dùng gạc hay khăn vải móc sạch đờm dãi; đặt một khăn mùi soa hay miếng gạc qua miệng nạn nhân, dùng hai ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng nạn nhân.
Cách ép tim ngoài lồng ngực: dùng 2 tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100 lần/1 phút. Nếu một người cấp cứu thì thổi ngạt 2- 3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10 - 15 nhịp. Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt, một người ép tim ngoài lồng ngực, làm kiên trì cho đến khi tim đập lại và thở trở lại. Chuyển bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Phòng chống đột quỵ do nắng nóng
Mặc dù nguy hiểm, nhưng đột quỵ do nắng nóng hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng các biện pháp đơn giản như sau:
Tránh ra ngoài đường vào buổi cao điểm của nắng nóng (12 giờ đến 15 giờ), nếu cần thiết phải ra ngoài trời thì cần mặc áo chống nắng (nên chọn áo mầu trắng hoặc mầu dịu, không nên mặc các mầu hấp thụ nhiệt tốt như mầu đen, sẫm, đỏ), đeo khẩu trang, kính chống nắng.
Hãy uống đủ nước kể cả khi không cảm thấy khát, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều trái cây, bổ sung thêm nhiều nguồn năng lượng để cơ thể luôn khỏe mạnh trong những ngày nắng nóng.
Bảo đảm an toàn thực phẩm để tránh các dịch bệnh dễ lây lan trong mùa hè như bệnh tay chân miệng, tiêu chảy...
Khi sử dụng điều hòa, các gia đình nên điều chỉnh ở nhiệt độ 27-28 độ C, tránh việc thay đổi nhiệt độ quá đột ngột.
Nếu có biểu hiện bất thường về sức khỏe, nên đến cơ sở y tế để được điều trị, không nên tự điều trị tại nhà, có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Theo Trí Thức Trẻ
6 bệnh nguy hiểm nguy cơ trở lại Lao, thương hàn, lậu... là những bệnh lây nhiễm mà chúng ta cứ nghĩ rằng không còn tồn tại, hoặc không phải lo lắng vì đã có thể điều trị dễ dàng. Nhưng không phải vậy, báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần đây về tình trạng kháng thuốc ở cấp độ toàn cầu cho biết, một số bệnh...