Hay ăn thịt tái, bị sán dây dài 1,5m “quấn ruột”
Sau nhiều ngày đau bụng, chán ăn, rối loạn tiêu hoá, suy nhược, nữ bệnh nhân thấy những đốt sán dài 1-3cm tự ra ngoài.
Bệnh nhân tá hoả sau khi uống thuốc, xổ ra con sán dài tới 1,5m.
Theo Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, thuộc Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, ngày 30/9, nữ bệnh nhân 40 tuổi ở Yên Bái đến khám bệnh với các biểu hiện đau bụng, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, suy nhược.
Theo bệnh nhân, thỉnh thoảng chị thấy ở hậu môn có từng đoạn dẹp, màu trắng, dài khoảng 1- 3 cm ra ngoài theo phân, ngay cả những lúc không đi cầu cũng phát hiện thấy những đốt như vậy.
Sau khi được bác sĩ thăm khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán bị nhiễm sán dây trưởng thành và được chỉ định tẩy xổ sán.
Sau khi uống thuốc, bệnh nhân xổ ra con sán dài 1,5m.
Video đang HOT
Sau uống thuốc khoảng 3h, bệnh nhân đi cầu lần thứ nhất thu hồi được 3 – 5 đốt sán, 15 phút sau bệnh nhân đi cầu lần thứ 2 ra một con sán dây dài khoảng 1,5m.
Theo các bác sĩ, sán dây là bệnh truyền nhiễm đã được biết từ lâu, là bệnh lây truyền từ động vật (lợn, trâu, bò) sang người. Ở Việt Nam gặp 3 loài sán dây, chủ yếu là sán dây lợn, sán dây bò, sán dây châu Á.
Trước đó, vào cuối tháng 7, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cũng tiếp nhận bệnh nhân sinh năm 2015, quê ở Sơn La đến khám có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn. Qua các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm sán dây nên tiến hành phương pháp tẩy sán bằng thuốc và kết quả xổ được con sán dài gần 1,5m ra khỏi cơ thể.
Bệnh viện Đặng Văn Ngữ là nơi tiếp nhận khám và điều trị cho rất nhiều trường hợp bị nhiễm giun sán nói riêng và các loại ký sinh trùng nói chung cho người bệnh. Thời gian gần đây, trung bình mỗi ngày, bệnh viện phát hiện khoảng 3 đến 5 trường hợp nhiễm sán cần điều trị.
Theo các bác sĩ, người nhiễm bệnh sán dây chủ yếu khi ăn phải trứng sán hoặc ấu trùng sán dây trong thịt lợn, thịt bò, thịt gạo chưa được nấu chín. Sán dây trưởng thành đều ký sinh tại ruột, thường tồn tại rất nhiều năm, người bệnh có thể không có triệu chứng lâm sàng gì đặc biệt hoặc triệu chứng tiêu hóa mơ hồ, không đặc hiệu.
Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 2 – 3 tháng, người bệnh không có các triệu chứng bất thường. Khi sán trưởng thành ký sinh và hút chất dinh dưỡng tại ruột người, xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, nôn, chán ăn, ăn không ngon miệng, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng vùng thượng vị, người bệnh có thể kèm theo rối loạn đại tiện như đi ngoài phân nát, phân lỏng, đôi khi táo bón, thi thoảng có ngứa hậu môn,…
Để phòng bệnh sán dây, bác sĩ khuyến cáo người dân thực hiện an toàn thực phẩm, sử dụng thịt lợn, thịt bò, thịt trâu có nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, không sử dụng thịt lợn gạo, không ăn các loại thịt tái, thịt lợn, thịt trâu, bò chưa được nấu chín …
Người bệnh nhiễm sán dây cần được phát hiện và đến các cơ sở y tế chuyên khoa Ký sinh trùng điều trị sớm.
Suýt chết vì uống 5 lít nước một ngày để giảm cân đón Tết
Cô gái này uống tới 5000cc (5 lít) nước mỗi ngày để giảm cân đón Tết. Kết quả, cân chưa giảm nhưng cô bị chóng mặt, suy nhược, đại tiện lỏng, không làm được việc gì.
Đa số mọi người thường nghe rằng uống nhiều nước rất tốt cho sức khoẻ, không những có thể trợ giúp quá trình trao đổi chất của cơ thể mà còn giúp giải độc.
Tuy nhiên, bác sĩ Lưu Bác Nhân, một chuyên gia về dinh dưỡng và y học chức năng người Trung Quốc, nhắc nhở rằng uống nước mặc dù tốt nhưng không thể uống tuỳ ý, ví dụ như nếu uống hơn 2000 cc nước cùng một lúc hoặc hơn 5000 thậm chí 6000 cc nước nước mỗi ngày có thể gâyhạ natri máu, ảnh hưởng đến chức năng thần kinh, nếu natri máu thấp hơn 100mEq/L, có khả năng gây tử vong.
Theo bác sĩ Lưu Bác Nhân, cách đây không lâu, ông đã chữa trị cho một cô gái uống tới 5000cc nước mỗi ngày để giảm cân đón Tết. Kết quả cân chưa giảm nhưng cô bị chóng mặt, suy nhược, đại tiện lỏng, không làm được việc gì. Bác sĩ yêu cầu cô gái giảm gần một nửa lượng nước uống hàng ngày xuống, may mắn sau đó, tình trạng của cô được cải thiện.
Ảnh minh hoạ.
Qua trường hợp này, bác sĩ Lưu Bác Nhân nhắc nhở mọi người, hãy tính toán theo trọng lượng cơ thể của bạn và uống nước đúng cách.
'Tôi khuyến khích uống nước, nhưng không thể uống quá nhiều nước, chẳng hạn như uống hơn 2.000 cc một lúc hoặc uống hơn 5.000 hoặc thậm chí 6.000 cc mỗi ngày có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như hạ natri máu, lượng natri quá thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng thần kinh. Nếu natri máu thấp hơn 130mEq/L, tình trạng mệt mỏi nhẹ sẽ bắt đầu xuất hiện. Nếu thấp hơn 120mEq/L, các triệu chứng đau đầu, buồn nôn và nôn mửa sẽ xuất hiện. Ở mức 100mEq/L, nó có thể gây tử vong', bác sĩ Lưu Bác Nhân nói.
Ngoài ra, những người bị phù nề, cổ trướng, suy tim, bệnh thận, suy dinh dưỡng hoặc rối loạn nội tiết nên hạn chế nước, không được tuân theo lượng nước uống hàng ngày khoảng 1000 đến 2000 cc. Tính toán lượng nước cần nạp vào người bằng cách cộng thêm 500 đến 800cc với tổng lượng nước tiểu của ngày hôm trước.
Bao nhiêu nước thì vừa đủ? Theo chuyên gia Chiêu Danh Uy, nếu dùng công thức đơn giản để tính lượng nước uống của người trưởng thành (30 cc nước uống cho mỗi kg trọng lượng cơ thể) thì nhu cầu nước hàng ngày của một người trưởng thành khỏe mạnh nặng 70 kg ít nhất là 2100 cc, những người hoạt động thể thao và làm việc cường độ cao cần căn cứ vào thể trạng mà tăng lượng nước uống, nhưng nguyên tắc là không được vượt quá 3500 cc.
Ngồi nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn ra sao? Nhân viên văn phòng dành khoảng 10 giờ mỗi ngày để ngồi. Nhiều công việc của mọi người bao gồm việc ngồi lâu, ít vận động hơn do các tiện nghi hiện tại, lối sống thay đổi của chúng ta và sự mở rộng của lĩnh vực dịch vụ. Theo các nghiên cứu, ngồi trong thời gian dài có thể gây hại cho...