Havana, Cuba tròn 500 tuổi: Những góc phố và không khí huyền thoại
Bước sang ngày 16-11, thành phố Havana, Cuba đã kỷ niệm 500 năm thành lập bằng màn pháo hoa rực rỡ và ấn tượng khiến hàng nghìn người dân và khách du lịch tụ tập dọc theo đại lộ Malecon bên bờ biển vô cùng phấn khích.
Đây là dấu mốc quan trọng để người Cuba nhìn lại về những thành tựu và hy vọng sẽ là khởi đầu của thời điểm tốt hơn sắp tới.
Pháo hoa sáng rực trên lâu đài Morro, nơi bảo vệ vịnh Havana từ đầu những năm 1700, trong không khí lễ hội tưng bừng
Dịp này, các tòa nhà, công viên và đường phố đã hoàn thành việc chỉnh trang. Từ tháng 12-2016, chính quyền thành phố đã khởi động chương trình cải tạo và xây dựng các tòa nhà, công trình để lại dấu ấn để mừng Havana 500 năm tuổi.
“Chúng tôi phải đánh dấu sinh nhật lần thứ 500 bằng cách thể hiện tình yêu với Havana thông qua hành động cụ thể, không nhất thiết là một khoản đầu tư lớn nhưng đơn giản hơn nhiều, như là một món quà tình cảm hoặc mang tính văn hóa chẳng hạn”, Phó Chủ tịch thành phố Tatiana Viera nói.
Lễ kỷ niệm tròn 500 năm thành lập Thủ đô Havana của Cuba diễn ra khi đất nước đang phải đối mặt với quan hệ ngày càng căng thẳng với Mỹ, kinh tế còn nhiều khó khăn
Tuy nhiên, thành phố tròn 500 tuổi với một diện mạo mới cho thấy họ đang nỗ lực để có một tương lai hứa hẹn hơn. Người dân đã đặt những lo lắng sang một bên để tận hưởng không khí lễ hội nhân dịp này.
Havana là thủ đô và là một trong 14 tỉnh của Cuba. Thành phố này còn được biết đến với tên La Habana, hay San Cristóbal de La Habana.
Với dân số hơn 2,2 triệu người, Havana không chỉ là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của Cuba mà còn là thành phố lớn nhất cả vùng Caribe.
Havana được người Tây Ban Nha xây dựng vào thế kỷ 16. Nhờ vị trí chiến lược của thành phố, Havana trở nên rất phồn thịnh tại thời thực dân do các tàu bè chở vàng từ Nam Mỹ về Tây Ban Nha đều ghé qua đây.
Video đang HOT
Lễ kỷ niệm Havana đang diễn ra không chỉ tập trung vào chỉnh trang diện mạo mà còn làm nổi bật dấu ấn văn hóa, lịch sử và trên hết là những người dân vui vẻ và hiếu khách cùng những thành tựu của họ trong 5 thế kỷ qua.
Trước dịp kỷ niệm 500 năm, thành phố đã vinh dự được đón Vua Felipe cùng Hoàng hậu của Letizia của Tây Ban Nha. Đó là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một vị vua Tây Ban Nha tới Cuba
El Malecon, đại lộ ven biển nổi tiếng của thành phố, kết nối khu phố cổ với các khu phố hiện đại hơn là nơi nổi tiếng để thư giãn.
Năm nay, đây là địa điểm thu hút đông người với các cuộc diễu hành, biểu diễn ca nhạc và nhảy múa trên đường phố. Tất cả đều chúc cho Havana có một sinh nhật lần thứ 500 vui vẻ.
Với du khách, Havana được mệnh danh là “thành phố bị mắc kẹt trong thời gian” do những công trình kiến trúc lịch sử đặc biệt. Chỉ cần nhắc tới cái tên này, người ta đã mường tượng ra một khung cảnh đầy màu sắc và bầu không khí khó quên.
Tới Havana, du khách thích được đi trên El Malecon – con đường đi bộ ven biển, thăm phố cổ Havana và Nhà thờ lớn Catedral de San Cristóbal, phiêu theo điệu nhạc salsa, tham dự khu chợ ngoài trời và các bữa tiệc kéo dài suốt đêm…
Lâu đài cổ và quảng trường công cộng, những con đường lát đá cuội và góc phố nổi tiếng, tất cả làm cho Havana trở thành một điểm đến mê hoặc.
Kiến trúc và di tích của thành phố cũng đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1982.
Quảng trường cổ này là nơi ghi dấu quá khứ hào hùng của Cuba từ khi còn là thuộc địa. Đây cũng là nơi bạn có thể thưởng thức một cái nhìn 360 độ về cuộc sống cũng như còn người tại mảnh đất Hanava.
Havana vẫn luôn tự hào vì là Thủ đô của những chiếc ô tô cổ kính như trong viện bảo tàng, đó là những chiếc Chevrolet, Ford và Cadillac từ những năm 1950 vẫn còn chạy bon bon trên các đường phố.
Thủ đô Cuba còn nổi tiếng với bảo tàng Earnest Hemingway. Đây là ngôi nhà cũ Finca Vigia, nằm ở vùng ngoại ô phía Đông Nam của Hanava, lưu giữ những kỉ vật cuối cùng của tiểu thuyết gia nổi tiếng này
Trong các sản phẩm đặc trưng thì có lẽ xì-gà Cuba là điều ai cũng từng nghe vì chúng được đánh giá có chất lượng hàng đầu thế giới.
Hải Yến
Theo Anninhthudo.vn/Euronews/CGTN
Chợ đặc biệt giữa thành phố Vị Thanh
Giữa khuya, các đường phố đang ngái ngủ, bỗng rộn ràng âm thanh ruộng vườn, í ới gọi nhau. Từng tốp nông dân, lũ lượt đổ về chợ quê với những sản vật địa phương như trẩy hội. Bà con Vị Thanh gọi là chợ đồng quê vì chợ toàn sản vật đồng quê.
Chợ - nơi trao đổi và mua bán hàng hóa tự nguyện và hình thành rất sớm trong lịch sử loài người. Trải hàng ngàn năm phát triển, chợ có thể thay đổi hình thức nhất định, nhưng nội dung cơ bản vẫn nguyên vẹn. Và dù hệ thống siêu thị và online bùng nổ, chợ vẫn tồn tại an nhiên, bởi ở đó có rất nhiều thứ mà siêu thị hay bán hàng online không thể: từ không gian, màu sắc, âm thanh, mùi vị và cả tình người...
Chợ quê giữa thành phố Vị Thanh nhóm họp từ 2 giờ sáng.
Chợ gắn liền với nông thôn dân dã, với tuổi thơ đồng ruộng chân quê. Có thể nói, chỗ nào có cộng đồng dân cư là nơi đó có chợ. Có chợ lớn, chợ vừa, chợ nhỏ. Có chợ cả ngày, chợ đêm, chợ mai (buổi sáng), chợ hôm (buổi chiều). Có chợ trên bờ, chợ dưới sông (chợ nổi). Có chợ nhà giàu, chợ nhà nghèo, chợ nhà lầu, nhà xây, nhà tranh. Có chợ tươm tất với quầy, sạp và có chợ ngồi chồm hổm.
Ở vùng hẻo lánh, vùng giáp ranh, nhất là các khu công nghiệp đều có chợ quê. Hàng hóa trải dưới đất. Người bán, người mua đều chồm hổm. Nhưng chợ quê giữa thành phố thì có lẽ chỉ thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang mới có. Bao quanh bởi chợ phố Vị Thanh bề thế, sầm uất, nhộn nhịp chợ quê Vị Thanh như nét lặng trữ tình, đằm thắm.
Chợ họp từ 2 giờ sáng cho đến xế trưa, độ 10 giờ là giải tán. Giữa khuya, các đường phố đang ngái ngủ, bỗng rộn ràng âm thanh ruộng vườn, í ới gọi nhau. Từng tốp nông dân lũ lượt đổ về chợ quê với những sản vật địa phương như trẩy hội.
Bà con Vị Thanh gọi là chợ đồng quê vì chợ toàn sản vật đồng quê.
Dân du lịch gọi chợ quê là chợ chồm hổm, chợ bệt vì kiểu ngồi của người bán lẫn người mua. Bà con Vị Thanh gọi là chợ đồng quê vì chợ toàn sản vật đồng quê. Tôi gọi là chợ quê, dựa trên hình thức, nội dung, phong cách lẫn bản chất. Chợ cùng tuổi với thành phố Vị Thanh, năm 2010, khi thị xã Vị Thanh được nâng cấp thành thành phố. Chợ quê, thay lời muốn nói, là mong ước của người dân vùng kênh Xa No (tiếng Khmer là bông điên điển) muốn níu giữ hương đồng gió nội cho phố thị quê nhà.
Chợ quê nên người bán toàn dân nhà quê chính hiệu, mộc mạc, chân chất. Từ ăn mặc tới lời ăn tiếng nói và sự thân thiện. Đi chợ lúc nửa đêm về sáng, khi trời vừa hửng, hay lấp ló bình minh đều có những thú vị riêng. Dù khuya hay sớm, sáng hay trưa người mua cứ tha hồ hỏi giá, săm soi lựa chọn mà không sợ bị lườm nguýt hay đốt phong long như chợ phố. Dân thành phố, "mất gốc" quê từ lâu như tôi, thích đi chợ để no nê ngắm nhìn, thỏa thuê với âm sắc, mùi vị và "ngụp lặn" trong những hoài niệm xa xưa.
Người vui, hàng tươi, chợ phóng khoáng.
Chợ quên nên sản vật cũng toàn hàng quê, cây nhà lá vườn. Người vui, hàng tươi, chợ phóng khoáng. Từ đọt choại, bông súng, bẹn súng, tập tàng, rau dừa cho đến hẹ nước, bồn bồn, lạc tiên... Từ cá lòng tong, rô, sặc, lóc, trê, lươn cho đến rắn, chuột. Có những loại lần đầu tôi được biết như khoai từ cùi, cá lau kiếng, củ hủ khóm... Món nào cũng be bé, nho nhỏ mà tươi rói, hấp dẫn. Nhìn là no mắt, cứ ao ước đưa cả chợ về nhà mình.
Khách Sài Gòn ghé chợ, người nào cũng lỉnh kỉnh tay xách, tay cầm đủ thứ, mang theo cả nghĩa tình của người dân sông Hậu.
Thêm một số sản vật đồng quê bán ở chợ:
Bông điên điển.
Cá rô đồng.
Có cả cá lau kiếng cũng được bán như một mặt hàng.
Cua đồng.
Bông so đũa, bông bí, khổ qua ruộng.
Củ từ cùi.
Lạc tiên (chùm bao, nhãn lồng), thuốc an thần vùng quê.
Rau đọt choại và bồn bồn.
Nguyễn Văn Mỹ (Chủ tịch Lửa Việt Tours)
Theo nguoidothi.net.vn
Cà Mau: Dân ăn nên làm ra từ thứ cỏ dại mọc tốt lút cả đầu người Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh (Cà Mau) thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng bồn bồn. Mô hình đã phát huy được hiệu quả, không chỉ giúp nhiều hộ thoát nghèo mà còn khá giả. Mô hình đang được nhân rộng để tiếp tục giúp nhiều người dân vùng đệm...