Hậu vận khổ ải của người bán tượng cổ lấy vàng
Ngày đào trúng bức tượng vàng, đem bán được hơn 68 cây vàng, ông Kình nghĩ giấc mơ đổi đời đã đến. Nhưng hậu họa khó lường đổ đến khiến người đào được tượng gánh chịu một hậu nhiều khổ ải.
Khi tỉ phú vào tù
Ông N.V.H, người làng với ông Kình bảo, chuyện cha con ông Kình trúng bức tượng bán được hơn 68 cây vàng chẳng mấy chốc lan nhanh làng trên xóm dưới. Mặc dù giàu nhanh, nhưng bà con ai cũng yêu quí vợ chồng ông Kình vì tính thật thà, tốt bụng.
“Khi trúng được bức tượng vàng bán tiền tỉ, ông về nhà mở tiệc ăn mừng và chia lộc cho bà con hàng xóm. Nhiều người khó khăn được vợ chồng ông giúp đỡ“, ông H nhớ lại.
Niềm vui chưa được bao lâu, thì công an đến nhà mời cả cha con ông Kình lên làm việc. Mấy ngày sau chỉ có thằng Nông được thả. Còn ông Kình thì bị bắt tạm giam. Rồi công an đến nhà khám xét, cả hai vợ chồng ông Kình thật thà chỉ nơi cất giấu vàng sau vườn.
Vợ chồng ông Kình
“ Nhiều người làng Phú Long lắc đầu thở dài bảo: tiếc chi cái của từ dưới đất chui lên, trên trời rơi xuống. Phúc đó nhưng cũng là cái họa đi liền”, ông Lê Văn Giám người dân cùng làng nói.
Đế thăm nhà ông Kình nằm sâu hun hút trong con ngõ nhỏ. Khi gõ cửa, người đàn ông già nua lọ mọ ngước cặp mắt đục mờ hỏi khách lạ và chợt rùng mình khi được hỏi về chuyện đào được bức tượng vàng năm nào?
Ông kể, nhà nghèo tự nhiên có hàng chục cây vàng trong tay nhưng tui đâu có dám tiêu xài. Hôm bán được bức tượng với giá 68 cây vàng tui chia 1 ít cho ông Chờ, rồi chia năm xẻ bảy, phát lộc cho bà con lối xóm, lliên hoan…còn lại được mấy chục cây nhưng không dám chi tiêu.
“Mấy chục cây còn lại tui đem cất giấu trên mái tranh nhà, nhưng không yên tâm, lại lấy ra đem cất vô tủ, cũng không yên. Cuối cùng giữa khuya tui và vợ bí mật ra sau vườn đào hố chôn. Được mô mấy ngày thì thấy công an đến nhà mời lên làm việc. Tui thật thà khai báo đào bức tượng cổ bán 68 cây vàng. Hiện số vàng đang chôn sau vườn nên công an đưa tui về nhà chỉ chỗ đào lên và toàn bộ số vàng còn lại bị thu giữ”, ông Kính nhớ lại.
Thu giữ xong số vàng, công an đưa ông Kình về lại trại tạm giam để tiếp tục điều tra. Ở trong tù chỉ mới hơn 1 tháng mà tui sinh ra lắm bệnh tật. Thấy tui đau ốm liên miên. Hơn 1 tháng sau bắt được những người mua và thu được bức tượng vàng nên họ thả tui ra.
Video đang HOT
Cuộc đời khó nghèo
Kể từ ngày được ra khỏi trại vào cuối tháng 12/1997, ông Kình trở về nhà và bắt đầu cuộc mưu sinh cơm áo. Nhưng dường như từ đó ông phải gánh chịu bao nhiêu tai ương, bệnh tật khiến bao nhiêu trâu, bò tài sản trong nhà đều bán hết để chữa nhưng không khỏi.
Bà Trần Thị Liên (vợ ông Kình) cho biết, bà không hề tiếc nuối về số vàng bị thu hồi, vì bà cho rằng đó không phải mồ hôi, công sức mình. Của từ dưới đất chui lên đâu phải của mình…
“Đến chừ tui chỉ tiếc một điều là lúc đó vợ chồng tui không biết việc đem đi bán là bị tù. Vì bị đi tù sức khỏe ông Kình mới sa sut hẳn. Từ lao động trụ cột trong gia đình trở thành người bệnh tật. Sau đận đó ông bị bệnh tim, giờ chân tay phù đen hết, ngày nào cũng phải uống thuốc” Bà Liên ngậm ngùi kể.
Cuộc sống của hai vợ chồng ông Kình bây giờ dựa vào mấy sào ruộng bông và là gia đình thuộc diện nghèo tại địa phương nhiều năm qua.
Còn Nguyễn Văn Nông – cậu bé “may mắn” ngày xưa bây giờ đã có vợ sinh con đẻ cái và đi làm công nhân cho một xí nghiệp tại địa phương lương ba cọc, ba đồng như bao nông dân khác ở vùng quê khó nghèo này.
Bức tượng thần Siva trên đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Quảng Nam. Theo quan sát, đầu tượng thần Siva cao 24cm, bề ngang chỗ rộng nhất là 11,3cm, trọng lượng 0,58kg.
Đây là một trong những tác phẩm hiếm hoi được biết đến trong nghệ thuật Chăm. Việc phát hiện rồi mua bán trái phép bức tượng trên đã xảy ra cách đây 15 năm. Vụ việc gây xôn xao dư luận một thời đến nay vẫn còn nhiều người nhắc đến như một phần làm nên huyền thoại quanh số phận bức tượng cổ này
Theo VTC
Bức phù điêu và tượng cổ trên vách núi
Vách núi cheo leo quanh đền Thượng (TP Thanh Hóa) được chạm khắc phù điêu và nhiều tượng đá kỳ lạ. Sau hàng trăm năm, bức phù điêu cổ ở khu di tích lịch sử cấp quốc gia này vẫn còn khá nguyên vẹn.
Đền Thượng (hay còn gọi là chùa Hinh Sơn, chùa Tiên Sơn, chùa Quán Thánh...), nằm ở sườn phía đông núi An Hoạch (phường An Hoạch, TP Thanh Hóa).
Ngôi đền nằm cheo leo giữa lưng chừng núi, lọt thỏm trong một vách đá rộng chừng 4m2. Tương truyền đền được Đô đốc Lê Trung Nghĩa (? - 1786) - viên quan sống dưới thời Lê Trung Hưng chỉ huy xây dựng khi ông làm quan Tổng trấn Thanh Hoa.
Trên vách đá phía cửa tiền và cửa hậu của đền được chạm khắc rất nhiều tượng voi đá...
... ngựa đá và một số quan quản tượng hay giám mã.
Đặc biệt, trong động có bức phù điêu rộng khoảng 2,5 mét, cao 1,5 mét khắc chân dung Quan Công, và nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng khác.
Trải qua hàng trăm năm tồn tại với bao biến cố nhưng những nét chạm trổ trên bức phù điêu vẫn còn nguyên vẹn. Tượng thể hiện nghệ thuật chạm khắc điêu luyện, công phu của những thợ đá thời bấy giờ.
Phía ngoài đỉnh động có bốn chữ Hán cổ "Thiên cổ Vĩ nhân".
Quanh đền còn có rất nhiều bài thơ, văn bia chữ Hán cổ chưa được giải mã.
Trên một vách núi dựng đứng phía ngoài đền còn có một chữ "Thần" được khắc ở độ cao trên 30 mét.
Ngay phía trên chữ Thần là một quả chuông đồng cổ. Các cụ cao niên quanh vùng cũng không biết nó được treo từ bao giờ và làm cách nào để có thể leo lên sườn núi dựng đứng treo quả chuông ấy.
Chân dung Quận công Lê Trung Nghĩa với khuôn mặt quắc thước trong trang phục nhà binh cũng được tạc cạnh con đường lên đền.
Ngoài ra, ở đây còn có nhiều tượng voi đá, ngựa đá, tượng phỗng... khá cổ. Ông Hà Huy Tâm, Trưởng phòng Văn hóa TP Thanh Hóa cho biết, đền Thượng nằm trong cụm di tích lịch sử núi An Hoạch, được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1992. "Những bức phù điêu và tượng đá ở đây vô cùng giá trị về mặt lịch sử và điêu khắc. Tuy nhiên, nhiều năm nay vấn đề bảo tồn đã bị bỏ ngỏ. Thành phố đang đẩy mạnh công tác quản lý, khẩn trương lập quy hoạch để xây dựng nơi đây thành khu du lịch trọng điểm trong thời gian tới", ông Tâm nói.
Theo VNE
Ly kỳ tượng vàng cổ: Tiền vào tay, họa vào người Sau khi bán được bức tượng vàng quí hiếm giá 68 lượng vàng, gia đình ông Kình bỗng chốc thành tỷ phú. Niềm vui chưa trọn thì công an đến nhà khám xét, thu toàn bộ số vàng và bắt giam ông Kình để điều tra, truy tìm bức tượng vàng cổ. Nghèo lại hoàn nghèo Sau khi bán bức tượng cổ bằng...