Hậu trường sân cỏ 10/3: Fan cuồng viết khẩu hiệu đòi đuổi Klopp
Fan cuồng viết khẩu hiệu đòi đuổi Klopp, Hamilton chia vui cùng Neymar trong phòng thay đồ, bồ Ramos khoe hình xăm mới… là những tin tức hậu trường đáng chú ý ngày 10/3.
Fan cuồng viết khẩu hiệu đòi đuổi Klopp
Bất chấp việc Liverpool vừa thắng đậm Arsenal 3-1 cuối tuần qua, một nhóm fan Liverpool đã bí mật đến sân tập Melwood rồi dùng sơn xịt lên tường khẩu hiệu “Klopp out” (Klopp biến đi).
Báo hại cho ban quản lý đã phải cử người xóa khẩu hiệu nêu trên, đồng thời liên hệ với cảnh sát để truy tìm số fan cuồng trên. Mặc dù chưa đưa ra bình luận gì, nhưng Klopp khá sốc trước việc fan đòi sa thải mình.
Mua nhầm cầu thủ vì trùng họ với hậu vệ Southampton
CLB York City tại Anh mới đây đã đơn phương thanh lý hợp đồng với hậu vệ Derwin Martina, sau khi anh này ra sân thi đấu 80 phút trong trận ra mắt gặp Hartlepool cuối tuần qua.
Sở dĩ Derwin sớm bật bãi ở York City do bị HLV Gary Mills chê thi đấu quá tệ hại. Càng đáng nói York City mua Derwin vì tưởng đây là em trai của hậu vệ Cuco Martina hiện đang khoác áo Southampton bởi cả hai đều mang họ Martina. Trước thông tin về việc Derwin bị thanh lý hợp đồng, đích thân Cuco lên tiếng chẳng hề có mối quan hệ họ hàng nào cả với Derwin.
Hamilton chia vui cùng Neymar trong phòng thay đồ
Sau trận đại thắng 6-1 trước PSG tại lượt về vòng 1/8 Champions League, chân sút Neymar của Barcelona đã có màn ăn mừng thắng lợi trong phòng thay đồ với tay đua F1, Lewis Hamilton. Cần biết, Neymar có mối quan hệ khá thân thiết với Hamilton.
Bệnh binh Jesus tập đi bộ dưới nước
Video đang HOT
Tiền đạo Gabriel Jesus của Man City đang tích cực tập luyện dưới nước nhằm hồi phục chấn thương bàn chân. Trước đó, Gabriel còn sử dụng cả buồng oxy cao áp trong quá trình dưỡng thương.
Bồ Ramos khoe hình xăm mới
Bạn gái lâu năm Pilar Rubio của trung vệ Sergio Ramos vừa khoe hình xăm mới khá sắc nét ở cổ tay trái. Theo Pilar, hình xăm dòng chữ “Recuerda” có nghĩa là “Hãy nhớ lấy”.
Depay gặp áp lực khi yêu Lori Harvey
Tiền vệ Memphis Depay thổ lộ đã gặp khá nhiều phiền toái khi yêu Lori Harvey, con gái của MC nổi tiếng Steve Harvey. Đơn cử như Depay và Lori liên tục bị cánh thợ săn ảnh đeo bám trong suốt thời gian qua.
Rolando Aarons hầu tòa vì tội hành hung
Cầu thủ chạy cánh Rolando Aarons (Newcastle) vừa phải hầu tòa do hành hung người khác trong vụ xô xát tại hộp đêm hồi tháng 10 năm ngoái. Dự kiến, án phạt với Aarons sẽ được thông qua trong phiên xét xử vào ngày 4/4 tới.
Theo Bongdaplus
"Chuyện gì xảy ra nếu 22 cầu thủ đồng loạt lao vào quả bóng?"
Tôi còn nhớ như in "những trận cầu đinh" hồi Tiểu học, cái thời mà cả tôi và chúng bạn đồng loạt lao vào quả bóng vì không hề biết mô tê gì về chiến thuật, chạy chỗ, hay kèm người...Nhưng! Không hiểu sao sau khi xem các trận đấu chuyên nghiệp ngày nay, những cảm xúc thời bé đó lại ùa về với tôi trong những kỷ niệm khó quên.
Nếu nói tất cả đám trẻ chúng tôi đồng loạt lao vào bóng thì hơi quá. Vì từ thời tiểu học, chúng tôi đã ý thức được việc thủ môn phải túc trực trong khung thành. Dẫu sao, cũng không thể trách được khi "tuyến trên" không thể ghi bàn, người bạn thủ môn của chúng tôi năm nào liền lao lên tham gia tấn công do không thể kiên nhẫn thêm được nữa. Kết quả là chúng tôi bị dính đòn hồi mã thương của đội lớp kế bên dẫn đến thua trận.
Có lẽ tôi đã đi hơi xa. Nhưng trong bóng đá chuyên nghiệp, thủ môn cũng thường băng lên trong những quả phạt góc ở những phút 90 , khi đội bóng của họ đang bị dẫn trước. Đó có lẽ là thời khắc duy nhất, khán giả có thể chứng kiến cảnh 22 cầu thủ chực chờ lao vào bóng trước khung thành. Còn chuyện 22 cầu thủ cùng lúc lao vào quả bóng ở giữa sân ư? Chắc điều đó là không thể.
Lý do Liverpool muốn có bằng được Firmino: Đó là vì muốn sở hữu khả năng chạy "như ngựa" của anh.
Lớn lên, tôi cũng tin rằng điều đó chỉ xuất hiện trong thế giới "bóng đá tiểu học" bọn tôi. Lần đầu xem Ngoại hạng Anh, Serie A, hay World Cup, điều đã khiến tôi ngạc nhiên nhất là các cầu thủ không chạy theo trái bóng. Mỗi người đều án ngữ 1 vị trí rõ ràng, mất bóng thì lùi về, có bóng thì dâng lên nhịp nhàng như 1 khúc nhạc có vần điệu.
Khi tôi hỏi ba: "Ba à! Tại sao mấy chú cầu thủ không đuổi theo bóng cho nhanh mà cứ đợi bên kia tấn công hoài vậy?" Ba tôi suy nghĩ 1 lúc thì trả lời: "Chắc họ muốn phân phối sức cho đều chứ sân to như vậy sức đâu mà đuổi con." Tôi ngẫm nghĩ 1 lúc mà vẫn chưa phục. Lúc còn nhỏ, tôi không hiểu sao mình có thể đuổi theo trái bóng hàng giờ mà không mệt, còn khi lớn lên mọi thứ lại thay đổi chóng vánh.
Báo giới vẫn đánh giá Messi đã thi đấu thành công trong trận gặp Arsenal mùa trước, dù anh chỉ chạy hơn 8 km. Và hiện nay, còn ai nhận ra anh?
Đó là lần đầu tôi bước chân lên thảm cỏ sân dành cho 11 người hồi cấp Trung học Cơ sở, trong 1 trận đá giải ở quận. Điều đầu tiên tôi cảm nhận chỉ là 1 chữ "ngộp". Tôi chơi hậu vệ cánh và đã không thể nhìn thấy cậu tiền đạo bên mình đâu cả. Những gì tôi thấy phía trước là hàng tá người với 2 màu áo khác biệt. Thậm chí, khi đối phương có bóng, tôi cũng không hề biết mà phải đợi khi họ dẫn bóng đến trước mặt mình thì mọi thứ đã muộn.
Đó cũng là lúc tôi tin 100% những gì ba tôi nói là đúng. Sau này khi đá bóng, tôi là mẫu người thích phối hợp, thích lùi về sâu để nhận bóng và phân phối, tôi thích tái hiện những đường chuyền của các tiền vệ đẳng cấp thế giới. Có lúc được lúc không, nhưng tôi luôn tin tưởng rằng những đường chuyền là giải pháp duy nhất trong bóng đá. Khi mất bóng, điều duy nhất chúng ta có thể làm là đợi đối phương sơ hở trong khi tấn công để giành lại bóng và tổ chức những đường "hồi mã thương" thật nhanh.
Mãi đến những năm gần đây, niềm tin đó lại lung lay khi tôi chứng kiến quá nhiều những màn pressing áp đảo mà các đội bóng dành tặng cho nhau mỗi khi gặp mặt.
Bóng đá ngày nay khiến tôi nhớ đến thời tiểu học của mình. Ngày đó, tất cả chúng tôi lao vào bóng, cát bụi mịt mù đến nỗi không thể nhìn thấy gì dưới chân mình. Đến lúc tản ra xem bóng đâu thì đã thấy quả bóng nhựa xì gần hết hơi, bẹp dí dưới gót đôi giày ba-ta huyền thoại. Và trận đấu cũng kết thúc tại đó. Đó cũng là lý do sau này lớn lên tôi bỏ bê việc tập thể lực, chỉ tập chuyền và học di chuyển hợp lý bằng cách xem các cầu thủ nổi tiếng trên tivi.
Tôi nhận ra rằng nếu tất cả cầu thủ đồng loạt lao vào quả bóng, thì quả bóng không thể đi đâu cả! Nó chỉ có thể đứng nguyên tại vị trí đó, vì tất cả mọi lối thoát đã bị các cầu thủ bịt kín. Và bóng đá chuyên nghiệp cũng không thể làm vậy. Đẳng cấp mà cầu thủ chuyên nghiệp phải có là tốc độ trong suy nghĩ. Họ phải luân chuyển trái bóng trong khi đối phương liên tục pressing. Nên sẽ không có chuyện tất cả cầu thủ đều lao vào quả bóng. Như thế thì bóng đá loạn mất rồi.
Vậy nhưng thời thế cũng thay đổi. Chúng ta có thể thấy mẫu tiền vệ phân phối bóng, ít chạy ngày càng hiếm gặp, nếu không muốn nói là sắp tuyệt chủng. Lối chơi pressing khiến đối phương cũng phải chạy nhiều hơn để có khoảng trống, và 1 đội chơi pressing nhiều bao nhiêu thì đội kia cũng sẽ chạy nhiều bấy nhiêu. Do đối phương thời tiểu học của tôi chạy quá ít, chúng tôi cũng chạy quá ít, đó là nguyên do dẫn đến hiện tượng "22 cầu thủ đồng loạt lao vào bóng" mà tôi đã đề cập ở đầu bài.
Có 1 sự liên quan không hề nhẹ giữa quãng đường di chuyển của Hary Kane và thành tích của anh. Khi anh chạy khoảng 12 km thì có bàn thắng đầu tiên. Và sau đó tịt ngòi do chạy ít hơn.
Chạy ít thì không thể có hướng chuyền, pressing càng nhiều thì đối phương phải chạy nhiều hơn. Đó là quy luật của bóng đá hiện đại. Đó cũng là lý do yếu tố sức mạnh vật lý và thể lực của cầu thủ ngày nay càng được coi trọng. Họ phải khỏe để chịu đựng sức ép của pressing, khỏe để di chuyển và tạo ra hướng chuyền.
Và Rooney cũng vậy.
Tốc độ suy nghĩ của cầu thủ cũng ngày càng phát triển không ngừng, vì đối phương không pressing hổ lốn như đám trẻ bọn tôi ngày nào. Họ làm việc đó có tổ chức, người này áp sát thì người kia cắt hướng chuyền. Khi mọi hướng chuyền đã bị cắt thì chỉ có 3 lựa chọn sau: giữ bóng, chuyền dài, hoặc chuyền về cho thủ môn. Và dù lựa chọn phương án nào thì cũng cần 1 tốc độ suy nghĩ siêu việt.
Tiền vệ ngày nay phải nhìn ra hướng chuyền trong tích tắc, nếu không sẽ mất bóng, trừ phi anh ta có con mắt sau lưng như Xavi hay Iniesta. Chính 2 huyền thoại của Barca cũng chạy rất nhiều. Không ai lấy được bóng trong chân của 2 anh vì họ có không gian và thời gian để nghĩ, họ đã chọn được vị trí trống trải trước khi nhận bóng. Xavi có thể ung dung dưỡng già ở Trung Đông vì anh không phải chịu sức ép pressing như ở châu Âu, còn Iniesta ngày càng hụt hơi ở Lục Địa Già do không còn có thể di chuyển nhiều như trước.
Và cuộc đua thể hình thể lực của các đội bóng đồng thời thách thức giới hạn sức mạnh của loài người. Các thống kê cho thấy, quãng đường di chuyển trung bình của cầu thủ trong quá khứ được 10 km/trận đã ghê gớm, nhưng nay 11km/trận đã là chuyện bình thường. Nếu ít năm nữa thủ môn cũng phải biết pressing thì tôi cho đó là chuyện bình thường.
Liverpool kể từ khi Klopp tiếp quả đã chạy trung bình 116 km, đứng đầu giải Ngoại hạng.
Cuộc tranh luận giữa kỹ thuật và thể lực, cái nào quan trọng hơn sẽ không có hồi kết. Vẫn có lý lẽ khi cho rằng "nếu kỹ thuật của tôi ngang với Xavi, thì tôi không sợ bất kỳ sự áp sát nào hết". Nhưng lời khuyên nhỏ của tôi dành cho các bạn trẻ muốn trở thành cầu thủ chuyên nghiệp là: "Hãy tập thể lực và chạy nhiều lên, càng nhiều càng tốt. Vì nếu 22 cầu thủ trên sân đồng loạt lao vào bóng, thì nghĩa là bóng đá đã chết rồi, không còn nghề cầu thủ cho các bạn theo đuổi nữa đâu!"
Theo TTVN
Karrueche Tran - Người tình một thời của Depay Có cha là người Jamaica, mẹ là người Việt Nam nhưng Karrueche Tran sinh ra và lớn lên tại Los Angeles, và mang quốc tịch Mỹ. Karrueche Tran ăn mặc khá mát mẻ Cô từng được biết đến với mối tình ồn ào cùng cầu thủ lắm tài nhiều tật Memphis Depay của Hà Lan. Tuy nhiên, mối tình này đã tan vỡ...