Hậu trường ly kỳ vụ thuê chặt tay, chân trục lợi 3,5 tỷ
Ngày 4/8, cảnh sát đã triệu tập được Doanh, N. và cuối cùng cả hai đã khai nhận toàn bộ sự việc.
Hiện trường vụ chặt tay chân do N. và Doanh tự dựng lên để đánh lừa cơ quan điều tra
Với manh mối từ mảnh giấy ghi nợ tiền công… chặt chân, tay thuê với giá 50 triệu, cảnh sát đã điều tra làm rõ vụ việc chấn động, lần đầu tiên xảy ra tại Việt Nam.
Những dấu vết bất thường tại hiện trường
Trao đổi với PV Báo Giao thông ngày 24/8, Trung tá Đỗ Đức Khang, Đội trưởng Đội CSGT, trật tự, phản ứng nhanh Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội kể lại: “Hôm đó, khoảng 0h5 đêm 5/5, đúng ca tôi trực, có người chạy vào báo: “Mấy anh công an ơi, ra ngay, đằng kia có vụ tai nạn tàu hỏa”. Lập tức tôi cử một tổ công tác ra khám nghiệm hiện trường”. Người báo tin sau đó được xác định là Doãn Văn Doanh (SN 1995, trú Vân Phúc, Phúc Thọ, Hà Nội).
Địa điểm xảy ra vụ tai nạn là Km16 820 thuộc tuyến đường sắt Bắc Hồng – Văn Điển, địa phận phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm. Lúc này, cảnh sát phát hiện chị Lý Thị N. (SN 1986, quê Hàm Yên, Tuyên Quang, thường trú tại xã Xuân Phú, Phúc Thọ, Hà Nội) đang nằm cạnh đường tàu, bị đứt một bàn tay và một bàn chân cùng bên trái. “Từ công tác khám nghiệm hiện trường, dấu vết để lại, tôi nghi ngay đây là vụ phạm pháp hình sự chứ không phải tai nạn đường sắt. Vì thông thường tai nạn tàu hỏa như vậy thì các phần cơ thể phải bắn tung tóe, chứ đằng này hiện trường rất gọn gàng, vết thương không dập nát, người, quần áo của nạn nhân cũng không có dấu hiệu gì cho thấy đây là một vụ tai nạn”, vị Trung tá nhiều năm kinh nghiệm làm án nhận định.
Đúng như phán đoán, quá trình khám nghiệm đầu máy của đoàn tàu và các toa xe, cảnh sát không hề phát hiện dấu vết nào có liên quan. Trong khi lời khai của lái tàu và các nhân chứng đều trùng khớp thì lời khai của chị N. có nhiều điểm mâu thuẫn với kết quả khám nghiệm của cảnh sát. Ngay sau đó, vụ việc đã được chuyển đến Đội Cảnh sát điều tra Công an quận để giải quyết theo thẩm quyền.
Khai báo quanh co
Trung úy Nguyễn Quang Vũ, cán bộ trực tiếp điều tra vụ việc cho biết, ngay từ ban đầu, cơ quan điều tra đã xác định đây không phải là vụ TNGT đường sắt, vì thương tích do vật sắc gây ra chứ không phải bánh tàu. Kết luận giám định sau đó cũng cho thấy, tỷ lệ tổn thương cơ thể của chị N. là 79%, thương tích tại vùng tay trái, chân trái do vật sắc gây nên.
Video đang HOT
Sau khi được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện 198, chị N. đã được các bác sỹ nối lại bàn tay trái và bàn chân trái. Đến ngày 8/5, chị N. xin chuyển đến Bệnh viện Việt Đức điều trị nhưng do vết thương hoại tử nên bác sỹ đã tháo bỏ phần bị đứt rời (cả bàn chân và bàn tay).
Tại hiện trường sau khi xảy ra sự việc, N. khai là do bị tàu chạy qua hút vào, sau đó bất tỉnh không biết gì. Khi ra viện, đối tượng lại khai bị cướp dây chuyền và điện thoại. Đối với người báo tin, Doanh khai đang trên đường về phòng trọ đi tắt qua đường sắt thì phát hiện có người bị tai nạn đường sắt nên báo công an. Cả chị N. và Doanh đều khai nhận không có mối quan hệ gì với nhau.
Tuy nhiên, quá trình làm việc tại cơ quan điều tra, N. khai nhiều điểm bất hợp lý. Tập trung đấu tranh, cảnh sát xác định N. vừa mua bảo hiểm thân thể tại hai công ty với số tiền chi trả tới 3,5 tỷ đồng. Đối với Doanh, sau khi xảy ra sự việc đã cung cấp sai tên, tuổi và địa chỉ cho cơ quan công an. Ngoài ra Doanh còn mua sim và điện thoại mới để cơ quan công an không liên lạc được. Khi xác định được nhân thân của Doanh, đồng thời có dấu hiệu bỏ trốn.
Kế hoạch tinh vi được chuẩn bị từ trước
Bằng biện pháp nghiệp vụ, cảnh sát đã có được tờ giấy ghi nợ do N. ký với nội dung nợ Doanh 50 triệu đồng tiền công… chặt tay, chân thuê. Ngày 4/8, cảnh sát đã triệu tập được Doanh, N. và cuối cùng cả hai đã khai nhận toàn bộ sự việc.
Theo đó, do N. làm ăn thua lỗ nợ tiền của nhiều người không có khả năng chi trả nên nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tiền của công ty bảo hiểm. Để thực hiện âm mưu, N. thuê Doanh chặt chân và chặt tay N. với giá 50 triệu đồng. Doanh đồng ý nhưng do N. chưa có tiền nên mới tạm ứng cho Doanh 3 triệu và viết một giấy nhận nợ Doanh 50 triệu. Khoảng 23h15 ngày 4/5, cả hai đi ra khu vực đường ray nơi vắng người, ngồi đợi đoàn tàu số hiệu D12E-627 đi qua rồi thực hiện hành vi, sau đó báo công an.
Theo Trung úy Vũ, từ lời khai và các tài liệu thu thập được cho thấy kế hoạch thuê người chặt tay, chân trục lợi tiền bảo hiểm đã được N. lên kế hoạch rất tỉ mỉ. Các gói bảo hiểm mà N. mua đều trong tháng 3 và 4, cách thời điểm xảy ra sự việc chỉ 1 – 2 tháng. Điều khoản để bồi thường là tình trạng bị mất hoàn toàn chức năng và không thể phục hồi như: hai tay; hai chân; hai mắt; một tay và một chân… Điều này chứng tỏ không phải ngẫu nhiên mà N. thuê chặt cả tay trái và chân trái của mình.
Đánh giá vụ việc trên là một thủ đoạn mới của tội phạm, gây dư luận song Trung úy Vũ cũng cho biết, rất khó để khởi tố vụ án. Bởi lẽ, căn cứ vào các quy định pháp luật thì không có điều khoản nào quy định về việc thuê một người gây thương tích cho mình (nếu gây thương tích cho người thứ ba mới có thể xử lý tội “Cố ý gây thương tích”).
Hơn nữa, phía bảo hiểm cũng chưa chi trả tiền bồi thường và CQĐT đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn, tài sản chưa chiếm đoạt được nên chưa cấu thành tội phạm. Vì vậy, chỉ có thể xử phạt N. về hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản với mức phạt 1,5 triệu đồng; Xử phạt Doanh về hành vi báo thông tin giả đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, mức phạt 750.000 đồng.
Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Động cơ của một số đối tượng mua bảo hiểm để trục lợi là rất cao vì sức hút từ khoản lợi nhuận siêu lớn nếu được bồi thường. Chính vì thế, hành vi trục lợi bảo hiểm (cả nhân thọ và phi nhân thọ) đang có xu hướng gia tăng. Trong khoảng 10 năm qua, cơ quan điều tra đã khám phá và phát hiện hàng chục trường hợp trục lợi bảo hiểm nhân thọ với những hành vi khá đa dạng. Có trường hợp nhờ người ký khống giấy tờ, lập hồ sơ tham gia bảo hiểm khống; Có người biết bị ung thư hay HIV rồi mới đi mua bảo hiểm của 3, 4 doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau nhằm khi chết đi (thậm chí sau đó tự tử), người nhà được thụ hưởng bảo hiểm; Có người đã chết trước thời điểm tham gia bảo hiểm nhưng người thân làm giấy chứng tử gian lận thời gian chết để đòi thụ hưởng bảo hiểm… Tuy nhiên, hành vi tự chặt chân tay, tạo dựng tai nạn giả để được hưởng bảo hiểm thì đây là lần đầu tiên xuất hiện. Hoàng Ngân (Ghi)
Theo Văn Thanh (Báo Giao thông)
Nhân chứng kể phút cô gái thuê chặt chân tay quằn quại bên đường sắt
Lúc tới hiện trường anh Hải thấy nạn nhân cánh tay trái bị cụt hẳn, bàn chân nằm trong lòng đường ray. Cô gái thảm thiết gọi mọi người cầm máu cho mình...
Hôm đó khoảng 24h giờ đêm, anh Cao Thanh Hải đang ngủ thì nghe có tiếng người chạy đến gõ cửa và kêu cứu. Đó là một thanh niên trẻ tuổi, người gầy gò.
Thanh niên này cho biết, anh ta đi uống rượu về thì gặp một cô gái bị tai nạn tàu hỏa nên vội vàng chạy vào đây để kêu người hỗ trợ nạn nhân. Thấy vậy, anh Hải cùng người em vội vàng chạy sang công an quận Bắc Từ Liêm (cách đó chừng vài chục mét) để kêu gọi sự hỗ trợ.
Ngay lập tức, công an trực ban cùng với anh Hải ra hiện trường vụ tai nạn. "Tại đây, tôi thấy cô gái nằm chếch đường ray, cánh tay trái bị cụt hẳn. Tôi vội soi đèn pin tìm kiếm thì thấy bàn chân trong lòng đường ray, cánh tay đứt lìa rơi bên ngoài, máu chảy rất nhiều", anh Hải kể.
Cùng lúc đó, cô gái thảm thiết gọi mọi người cầm máu cho mình. Chính anh Hải là người lấy dây để thắt garo cho nạn nhân.
Theo chia sẻ của nhân chứng quan trọng này, khi sơ cứu cho nữ nạn nhân, anh mới phát hiện ra đây là cô gái từng hay vào quán của anh uống nước.
"Trước đó vài tháng, cô gái này hay vào đây uống nước rồi nói chuyện buồn chán, thua lỗ vì làm ăn hiện nợ nần rất nhiều. Có lần, cô ta dắt vào một chiếc xe máy để cầm cố, vay 500 nghìn đồng nhưng tôi không đồng ý vì không biết nguồn gốc chiếc xe", anh Hải nhớ lại.
Sau lần cầm cố không thành, cô gái không quay lại quán của anh Hải cho đến hôm xảy ra sự việc.
Nhân chứng này cũng cho biết, ngay sau khi có mặt tại hiện trường, công an đã mang theo đá để bảo quản bộ phận tay, chân bị đứt lìa của nạn nhân. Tuy nhiên, nhìn vào vết đứt chính anh Hải cũng đặt câu hỏi: "Tàu cắt sao lại ngọt đến vậy".
Một nguồn tin khác cho hay, ngay sau khi xảy ra sự việc, công an đã làm việc với nhân viên gác chắn đường tàu, đồng thời liên hệ với lái tàu. Tuy nhiên, lái tàu hôm ấy khẳng định, không hề nhìn thấy một cô gái nào đi lại hay ngồi trên đường ray như trình báo của nạn nhân.
"Sau hôm xảy ra tai nạn một thời gian, cô ấy không hề quay lại đây cảm ơn hay nói chuyện. Chỉ một lần, cô ta được ai chở trên xe máy, đi qua quán và có vẫy tay chào tôi. Tôi không ngờ cô ấy lại cả gan dàn dựng một vụ tai nạn ly kỳ, nguy hiểm đến vậy", anh Cao Thanh Hải chia sẻ.
Anh Hải chỉ hiện trường vụ việc
Trước đó, như đã đưa tin để chiếm đoạt hàng tỉ đồng tiền bảo hiểm nhân thọ, Lý Thị N. (SN 1986, trú tại cụm 4, xã Xuân Phú, Phúc Thọ, Hà Nội) đã dàn cảnh một vụ tai nạn giao thông đường sắt để chiếm đoạt hàng tỉ đồng tiền bảo hiểm.
Điều đáng nói, để qua mặt cơ quan chức năng, N. đã thuê người chặt tay, chân của mình. Màn kịch mà cô gái này dựng nên đã bị lật tẩy sau nhiều tháng điều tra.
Theo tài liệu từ cơ quan công an, vào đêm 4 rạng sáng ngày 5/5/2016, người dân trình báo về một vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra tại phường Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Nạn nhân là một cô gái khoảng 30 tuổi. Tại thời điểm người dân phát hiện ra vụ tai nạn, cô gái bị đứt lìa bàn tay trái và 1/3 bàn chân trái. Ngay sau đó, cô gái được một người đi đường là Doãn Văn Danh bắt gặp và đưa vào Bệnh viện 19/8 cấp cứu. Tại đây, bác sĩ đã phẫu thuật nối tay, chân cho nạn nhân, tuy nhiên ít ngày sau lại chuyển sang Bệnh viện Việt Đức để tiếp tục điều trị.
Ngay sau khi nhận được tin báo, cơ quan công an quận Bắc Từ Liêm đã vào cuộc điều tra làm rõ vụ tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng này. Tuy nhiên, kết quả điều tra lại cho thấy một sự thật phũ phàng, vì thiếu nợ, Lý Thị N. đã ngụy tạo vụ tai nạn giao thông nhằm rút tiền bảo hiểm mà cô đã mua từ các công ty bảo hiểm nhân thọ.
Đại diện công an quận Bắc Từ Liêm cho hay, nếu màn kịch trót lọt, Lý Thị N. có thể thu về khoảng 3,5 tỷ tiền bảo hiểm từ 3 gói bảo hiểm khác nhau. Sau nhiều lần triệu tập, đối chất và trước những bằng chứng không thể chối cãi, Lý Thị N. đã thú nhận về màn kịch mà cô dựng lên.
Theo Vietnamnet
Thuê người chặt tay chân: Vụ việc chưa từng có ở Việt Nam Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, chặt chân, chặt tay để hưởng bảo hiểm là hành vi mới trong trục lợi bảo hiểm lần đầu xảy ra ở Việt Nam. Hiện trường vụ việc. (Ảnh: Xuân Lực). Dư luận đang rất sốc về hành vi của chị Lý Thị N. (SN 1986, Phúc Thọ,...