Hậu trường làm đẹp cho Lý Nhã Kỳ tại Cannes 2016
Chuyên gia trang điểm Phan Minh Lộc chọn phong cách make up tự nhiên, chú trọng vào phần tóc để giúp Lý Nhã Kỳ tỏa sáng trên thảm đỏ Cannes năm nay.
Lần thứ ba đồng hành cùng Lý Nhã Kỳ tại LHP Cannes, chuyên gia trang điểm Minh Lộc chia sẻ, năm nay anh không chỉ phụ trách phần make up mà còn là stylist cho Cựu Đại sứ du lịch.
Lý Nhã Kỳ hợp với style làm đẹp cổ điển, sang trọng và quyền lực nên Minh Lộc vẫn tiếp tục chọn đây là phong cách chủ đạo.
Tuy nhiên, để tạo hình của người đẹp trông mới mẻ hơn, không bị rập khuôn như những lần xuất hiện trước, Minh Lộc quyết định trang điểm theo style tự nhiên, pha chút nhấn nhá ở phần mắt để dung nhan trông nổi bật.
Điểm nhấn trong phong cách trang điểm thảm đỏ của Lý Nhã Kỳ năm nay nằm ở phần tóc. Minh Lộc cho biết, anh dành rất nhiều thời gian để tạo những kiểu tóc phồng cổ điển, quyền uy, gợi nhớ đến hình ảnh nữ hoàng Cleopatra cho Lý Nhã Kỳ.
Kiểu tóc uốn phồng cổ điển, đài các này nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ các chuyên gia làm đẹp và bạn bè quốc tế.
Video đang HOT
Lịch trình làm việc của Lý Nhã Kỳ tại Cannes rất bận rộn nên Minh Lộc thường chỉ có 1 giờ để hoàn thiện phần trang điểm và làm tóc.
Anh cho biết, vì đã “quen mặt” Lý Nhã Kỳ nhiều năm nay và có sự đầu tư, chuẩn bị concept trang điểm từ trước nên anh không gặp nhiều khó khăn trong quãng thời gian eo hẹp đó.
Không chỉ đảm nhận vai trò make up và làm tóc, chuyên gia trang điểm Minh Lộc còn hỗ trợ Lý Nhã Kỳ trong vai trò stylist, giúp cho nhan sắc Việt tỏa sáng trên thảm đỏ quốc tế.
Theo ngôi sao
Những cái tên hiếm hoi được cả Cannes lẫn Oscar vinh danh
Gu của ban giám khảo Cannes với Viện hàn lâm nước Mỹ rất khác biệt. Trong lịch sử, có rất ít tác phẩm hay cá nhân giành vinh quang tại cả vùng bờ biển nước Pháp lẫn xứ sở cờ hoa.
Amour (2012): Bộ phim của đạo diễn Michael Haneke thắng giải Cành cọ vàng và sau đó tiếp tục ẵm giải Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc, đồng thời nhận đề cử Phim truyện xuất sắc tại Oscar 2013. Tác phẩm là câu chuyện gai góc của đôi vợ chồng già ngoài 80 tuổi Georges và Anne. Tình yêu của họ bị thử thách khi bà Anne lâm bệnh nặng và phải nằm liệt giường.
Jean Dujardin trong The Artist (2011): Đây là cá nhân diễn viên gần nhất giành chiến thắng tại Cannes, rồi sau đó tiếp tục được Oscar vinh danh. Trong bộ phim câm The Artist, tài tử người Pháp sắm vai ngôi sao điện ảnh George Valentin. Anh trao cho Peppy Miller một nụ hôn, khiến nàng fan xinh đẹp trở thành tâm điểm chú ý của công chúng, còn mình kể từ đó thì cứ thế lụn bại. Bản thân The Artist cũng giành được giải Phim truyện xuất sắc tại Oscar 2012.
Christoph Waltz trong Inglourious Basterds (2009): Gã phát xít máu lạnh Hans Landa trong bộ phim của đạo diễn Quentin Tarantino tới nay được đánh giá là một trong những vai phản diện xuất sắc mọi thời đại. Ban giám khảo Cannes và Oscar hoàn toàn đồng tình với điều đó khi từng trao cho tài tử người Áo lần lượt giải Nam diễn viên xuất sắc và Nam diễn viên phụ xuất sắc.
Holly Hunter trong The Piano (1993): Vai diễn người phụ nữ câm di cư tới New Zealand cùng con gái vào giữa thế kỷ XIX giúp Holly Hunter trở thành tâm điểm của báo giới vào năm 1993. Cả Cannes lẫn Oscar đều trao cho cô giải Nữ diễn viên chính xuất sắc như sự ghi nhận cho nỗ lực vượt bậc của minh tinh. Ngoài ra, The Piano còn giúp Jane Campion nâng cao giải Cành cọ vàng và bà đến nay vẫn là nữ đạo diễn duy nhất có được vinh dự đó.
Pelle the Conqueror (1988): Bộ phim của điện ảnh Đan Mạch cũng đạt thành tích tương tự như Amour. Pelle the Conqueror lấy bối cảnh cuối thế kỷ XIX, xoay quanh chuyện hai cha con Lasse - Pelle di cư từ Thụy Điển đến hòn đảo Bornholm của Đan Mạch. Cuộc sống tại mảnh đất mới không hề dễ dàng khi người bản địa luôn tỏ thái độ thù địch với họ.
William Hurt trong Kiss of the Spider Woman (1985): Sắm vai gã tù nhân đồng tính Luis Molina giúp huyền thoại William Hurt ẵm giải thưởng tại cả Cannes lẫn Oscar. Đây là nhân vật sở hữu nội tâm rất phức tạp. Mối tình giữa anh và bạn cùng phòng giam Valentin Arregui - một tù nhân chính trị, từng cướp đi không ít nước mắt của khán giả.
The Tin Drum (1979): Dựa trên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của Gunter Grass, The Tin Drum sở hữu giải Cành cọ vàng của Cannes và Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc của Oscar. Song, tại thời điểm ra mắt, tác phẩm gây ra không ít tranh cãi bởi nhiều cảnh quay nhạy cảm, như khi để nhân vật chính Oskar Matzerath trong thân xác cậu bé 3 tuổi úp mặt trực diện vào bộ phận sinh dục nữ của một thiếu nữ 16 tuổi...
Sally Field trong Norma Rae (1979): Vai chính Norma Rae giúp Sally Field chinh phục cả Cannes lẫn Oscar, qua đó trở thành minh tinh hạng A sau quãng thời gian dài gắn liền với màn ảnh nhỏ. Trong phim, nhân vật của bà là một công nhân dệt may, sẵn sàng đứng lên để đòi quyền lợi cho bản thân và đồng nghiệp, bất chấp mọi nguy hiểm.
Jon Voight trong Coming Home (1978): Cha của Angelina Jolie cũng đứng trong hàng ngũ những diễn viên hiếm hoi chinh phục được cả hai hội đồng giám khảo danh tiếng. TrongComing Home, ông vào vai một người lính chiến tranh Việt Nam bị thương nặng và phải ngồi xe lăn. Chàng trai nảy sinh tình cảm với Sally - người phụ nữ chăm sóc mình tại bệnh viện, vốn có chồng cũng đang tham gia cuộc chiến ở phía bên kia bờ Thái Bình Dương. Ngoài Jon Voight, Coming Home còn có sự góp mặt của hai huyền thoại điện ảnh khác là Jane Fonda và Bruce Dern.
A Man and a Woman (1966): Sử dụng rất ít lời thoại, tác phẩm lãng mạn của điện ảnh Pháp là câu chuyện tình giữa một quan phu và một quả phụ. A Man and a Woman chinh phục ban giám khảo của cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng cũng chỉ dừng lại ở giải Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc của Oscar.
Sophia Loren trong Two Women (1961): Quả phụ xinh đẹp Cesira có một cửa hàng nhỏ đông khách tại thủ đô Rome, Italy. Nhưng khi Thế chiến thứ II ập đến, quãng thời gian hạnh phúc của cô với con gái Rosetta không còn nữa. Vai diễn phức tạp và đầy bi kịch ấy đã giúp huyền thoại Sophia Loren thắng giải Nữ diễn viên chính xuất sắc tại Cannes và Oscar. Đến giờ, Cesira ở Two Women vẫn là điểm sáng lớn nhất trong sự nghiệp lừng lẫy của minh tinh người Italy.
Simone Signoret trong Room at the Top (1959): Bộ phim tâm lý lãng mạn dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của John Braine mang về cho Simone Signoret tượng vàng Oscar duy nhất trong sự nghiệp. Trước đó, minh tinh người Pháp cũng đã chinh phục được cả ban giám khảo khó tính của Cannes. Trong Room at the Top, bà vào vai Alice - một phụ nữ đã có gia đình nhưng vẫn đem lòng yêu một chàng trai trẻ đầy hoài bão. Có điều, gã trai còn nhắm đến cô con gái của ông chủ mình để có thể leo lên những nấc thang danh vọng.
Marty (1955): Sau 60 năm, đây vẫn là bộ phim duy nhất giành giải Cành cọ vàng, rồi sau đó thắng tiếp giải Phim truyện xuất sắc của Oscar. Marty là câu chuyện tình hài hước lãng mạn giữa một anh chàng đồ tể ngại giao tiếp và một cô nàng giáo viên cô đơn. Trên thực tế, Viện hàn lâm rất ưu ái Marty khi còn trao cho nó giải Nam diễn viên chính (Ernest Borginine), Đạo diễn (Delbert Mann) và Kịch bản chuyển thể xuất sắc.
Shirley Booth trong Come Back, Little Sheba (1953): Huyền thoại Shirley Booth giành chiến thắng kép tại Cannes và Oscar khi sắm vai Lola Delaney - người vợ bị sảy thai và sau đó dành hết tình cảm cho chú chó Sheba. Chồng Lola không ngừng đổ lỗi cho cô và câu chuyện càng trở nên phức tạp khi cô gái trẻ Marie đến thuê một căn phòng trong biệt thự của hai người.
Theo Zing
Lý Nhã Kỳ gặp huyền thoại điện ảnh Pháp tại bế mạc Cannes Cô đã có dịp hội ngộ với nam diễn viên gạo cội Jean-Pierre Leaud. Tại bế mạc LHP Cannes vào hôm qua (22/5), Lý Nhã Kỳ đã xuất hiện lộng lẫy trên thảm đỏ với thiết kế cao cấp của thương hiệu Georges Hobeika. Bộ cánh màu xanh dương và những họa tiết thêu trên thân váy giúp cựu Đại sứ trở nên...