Hậu “thiên đường”
Chúng em là sinh viên mới kết hôn. Vừa đi học, vừa làm thêm, dạy kèm. Sau mỗi lần vợ chồng “sinh hoạt”, em lại thấy buồn và chán nản. Cảm giác trống rỗng, nhạt nhẽo và vô nghĩa làm em… bỗng dưng muốn khóc. Chồng em thì vẫn vô tư. Liệu em có “bệnh” gì không?
Một bạn đọc
Ảnh minh họa: internet
Hoạt động tình dục trước hết là nhu cầu bản năng của con người, cao hơn đó là một hành vi văn hóa. Trong hạnh phúc lứa đôi, quan hệ chăn gối không chỉ được tạo nên từ kiến thức, kỹ năng mà phần quan trọng nhất để đạt sự hoàn mỹ, là cảm xúc thăng hoa, yêu thương, tin tưởng, tận hiến của đôi bạn tình. Thiếu nguồn cảm xúc này, có thể nói việc “gần nhau” chỉ còn là bản năng sinh vật.
Rơi vào trạng thái buồn chán sau mỗi lần giao hợp có phải là “bệnh” hay không?
Khi hòa hợp thân xác với nhau, người ta như sống trong cõi mộng. Tình yêu và cực khoái đánh thức những cảm xúc. Những tình cảm sâu kín đã ngủ yên nay lại trỗi dậy. Khi cuộc yêu kết thúc, người ta trở về thực tế và lại đối mặt với nhiều suy nghĩ tiêu cực hoặc gay gắt tùy theo hoàn cảnh sống của mỗi người. Cảm giác của bạn khi lần đầu làm “chuyện ấy” có thể ảnh hưởng tới sự thỏa mãn trong cuộc sống tình dục suốt đời.
Nghiên cứu của Matthew Shaffer, Trường ĐH Tennessee, Mỹ (Journal of Sex and Marital Therapy) đã cho thấy, trải nghiệm trong lần chăn gối đầu tiên có thể định hình cuộc sống tình dục của một người về sau, tác động tới sự phát triển cảm xúc và thể lực. Các chuyên gia đã hỏi 331 nam giới và phụ nữ trẻ rằng họ đã làm “chuyện ấy” lần đầu như thế nào. Những người tham gia phân loại trải nghiệm theo cảm xúc: 1/ Lo lắng, 2/ Mãn nguyện, 3/ Hối tiếc, và trả lời những câu hỏi về đời sống tình dục dựa trên thang điểm đánh giá cảm giác tự chủ, hài lòng và thoải mái. Kết quả phân tích cho thấy, những người hài lòng nhiều nhất về cảm xúc và cơ thể trong lần đầu tiên thì cuộc sống tình dục cũng viên mãn nhất. Đặc biệt, những người cảm nhận được tình yêu và sự tôn trọng từ phía đối tác sẽ đạt được sự thỏa mãn về cảm xúc nhiều hơn trong những lần sau. Còn những người lo lắng và có thái độ tiêu cực nhiều hơn trong lần đầu cũng bị giảm sút về chức năng tình dục nói chung.
Video đang HOT
Vợ chồng bạn đang học đại học, chưa tạo được cuộc sống ổn định, độc lập mà đã vội bước vào đời sống hôn nhân. Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn cùng với áp lực học hành thi cử, sự vô tư ăn chưa no, lo chưa tới của “người – chồng – trẻ – con”, chồng không chia sẻ việc nhà, chưa tâm lý trong việc chiều vợ, gánh nặng cơm áo gạo tiền trút lên vai “người – vợ – sinh – viên” có thể đã làm bạn căng thẳng, lo âu, đôi lúc bất mãn, “mất lửa” trong đời sống gối chăn… Từ đó xuất hiện cảm xúc trống rỗng và vô nghĩa sau mỗi lần ân ái.
Theo VNE
Viết cho những cô gái chưa vội lấy chồng
Ở Việt Nam, văn hóa "chồng, con" dường như đã ăn sâu vào suy nghĩ khiến phụ nữ quên mất rằng ngày nay họ còn đam mê, còn khát vọng,
Họ còn mơ ước và còn cả thế giới chờ đợi để tung cánh bay vào. "Chồng, con" - một hiện thực nhạt nhẽo đến nhàm chán.
Có một điều rất lạ ở văn hóa của người Việt mà đôi khi tôi không thể hiểu nổi. Khi họ gặp một cô gái bước qua tuổi đôi mươi thì câu đầu tiên họ thường hỏi là: "yêu ai chưa, tính khi nào lấy chồng?", " tuổi này mà chưa cưới là ế rồi đó" hay "cưới nhanh rồi cho bố mẹ mày một thằng cu trước khi ông bà già rồi mà còn chưa thấy cháu".
Thế đấy! Và tôi luôn tự hỏi, thay vì những câu hỏi ấy, sao họ không hỏi các câu như " lớn rồi, có định hướng gì cho cuộc sống chưa? ", " tính khi nào mới đủ tiền chinh phục Châu Âu", hay " dự định mấy năm sẽ xây được nhà, sẽ tậu được ô tô hay sẽ sắm được phi cơ?".
Hay thật! Cái văn hóa "chồng, con" dường như đã ăn sâu vào suy nghĩ khiến họ quên mất rằng phụ nữ ngày nay còn đam mê, còn khát vọng, còn mơ ước và còn cả thế giới chờ đợi để tung cánh bay vào. "Chồng, con" - một hiện thực nhạt nhẽo đến nhàm chán.
Tôi nghe đâu đó người ta nói rằng "gia đình mà có con gái không lấy được chồng là gia đình vô phúc". Ôi cái định nghĩa về "phúc" của dân gian thật đáng sợ.
Có những người sống ở vùng quê vì sợ làng xóm xì xào về cô con gái mãi chưa có chỗ gả, vì sợ ba mẹ bẽ mặt với họ hàng mà họ đã vội vàng gật đầu với một kẻ chưa kịp yêu.
Có những cô gái vì không chịu nổi áp lực của thiên hạ, sự hối thúc của cha mẹ cũng vội vã tìm đến các mối tình chớp nhoáng để kịp cưới cho thế - gian hài lòng.
Vậy, "phúc" nghĩa là gì?
Là bất chấp tình yêu chỉ cần có người chịu rước về làm dâu là có phúc.
Hay là mặc kệ cảm xúc của bản thân, chỉ cần có chồng là có phúc.
Hài thật, những khái niệm cổ hủ vẫn cứ được tung hô giữa cuộc sống hiện đại.
Thực tế thì hiện nay, có rất nhiều cô gái đi theo xu hướng cưới - muộn để dành thời gian cho đam mê, cho sự nghiệp, cho ước mơ và cho việc tận hưởng cuộc sống độc - thân đầy tự do và thoải mái. Việc đó có gì sai?
Họ phát triển sự nghiệp để gặt hái hoa thơm nơi địa vị xã hội.
Họ đi theo đam mê để thỏa mãn những ước muốn của cá nhân.
Họ kiếm tiền, họ thành đạt và họ khám phá những mảnh đất mà từ lâu họ mơ ước.
Những điều đó không phải là "phúc" lắm hay sao?
Lấy chồng - tôi không phủ nhận nó là lẽ hiển nhiên trong đời người con gái nhưng đừng lấy nó ra là thước đo cho những giá trị của cuộc sống họ.
Lấy chồng - một dấu mốc đưa người con gái sang một trang mới hứa hẹn đầy hạnh phúc nhưng độc thân để thả lòng với những điều mình muốn đôi khi cũng là một khái niệm bình yên hiện hữu.
Lấy chồng - cái ngày sẽ xảy đến nhưng nếu hạnh phúc tắt đường, duyên không mở cửa thì cũng đừng quá bi quan bởi hạnh phúc còn nằm ở những điều ta chinh phục, ở thành quả gặt được khi ta theo đam mê và ở sự tự do trong cuộc sống.
Hỡi những cô gái đôi mươi chưa có bồ, những những cô gái gần chạm mốc ba mươi chưa lấy chồng! Mỉm cười đi vì bình yên đâu chỉ nằm ở khái niệm "kết hôn" đầy cứng nhắc.
Theo VNE
Tôi chỉ cần sex toy, không cần đàn ông Gần ba mươi tuổi tôi có tiền, có xe đẹp có nhà thành phố, có công việc hấp dẫn. Đó là lí do mà tôi không thấy cần đàn ông. Tôi là một con bé mạnh mẽ, tất cả những người đàn ông trong đời đến với tôi đã từng nói thế. Có người còn cho tôi là quá bản lĩnh, gai góc...