Hậu thảm hoạ Carina, nhiều chủ đầu tư đã giảm giá bán xuống 5%
Theo thống kế từ Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), đến thời điểm hiện tại, vẫn còn 7 chung cư chưa có hệ thống PCCC, nhiều chủ đầu tư dự án căn hộ chung cư đã chủ động giảm giá bán khoảng 5% để thu hút khách hàng.
HoREA cho rằng, trong 5 năm tháng đầu năm 2018 thị trường bât động sản TP.HCM giảm so với cùng kỳ năm 2017. Cụ thể, tổng số dự án đủ điều kiện huy động vốn đưa ra thị trường là 29 dự án so với 32 dự án (giảm 9,4%), tổng số căn nhà đưa ra thị trường là 9.174 căn (gồm có 8.690 căn hộ chung cư và 484 căn nhà thấp tầng), giảm 44,5% so với 16.506 căn cùng kỳ năm 2017.
Trong đó, ở phân khúc căn hộ cao cấp có 3.828 căn, giảm 25,9% so với 5.164 căn cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, tỷ lệ căn hộ cao cấp lại chiếm đến 41,8% thị trường, tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2017 (chiếm 31,3%).
Phân khúc căn hộ trung cấp có 3.465 căn, giảm 32,6% so với 5.136 căn cùng kỳ năm 2017. Tỷ lệ căn hộ trung cấp chiếm 37,7% thị trường, cao hơn so với cùng kỳ năm 2017 (chiếm 31,1%).
Phân khúc căn hộ bình dân có 1.881 căn, giảm mạnh đến 69,7% so với 6.206 căn cùng kỳ năm 2017. Tỷ lệ căn hộ bình dân chỉ chiếm 20,5%, giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm 2017 (chiếm 37,6%).
Ngoài ra, trong 5 tháng đầu năm 2018 đã có 15 trường hợp mua bán chuyển nhượng dự án (M&A). Đồng thời, có 04 doanh nghiệp lên sàn là Vinhomes thuộc Tập đoàn Vingroup, Net Land, Văn Phú Invest, Đạt Phương.
Dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp bất động sản lên sàn chứng khoán như Hưng Thịnh Construction, Cenland, MBland, Hải Phát… Đây là hướng đi phù hợp và hiệu quả nhằm khẳng định uy tín thương hiệu, tính minh bạch và giải trình, tạo điều kiện huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Video đang HOT
Sau sự cố Carina Plaza, khách hàng kiếm dự án để “chọn mặt gửi vàng”. Phú Đông Primier đã bán vượt chỉ tiêu so với dự kiến bởi chủ đầu tư uy tín.
Sau vụ cháy nghiêm trọng xảy ra tại chung cư Carina Plaza, quận 8, cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra, chấn chỉnh công tác PCCC tại các chung cư, nhà cao tầng, cộng đồng dân cư cũng đã đặc biệt quan tâm hơn đến công tác đảm bảo an toàn chung cư.
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn 7 chung cư chưa có hệ thống PCCC (trong số 12 chung cư đã kiểm tra năm 2016), các chủ đầu tư dự án căn hộ chung cư đã rất quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn PCCC.
Cơn sốt ảo giá đất nền phân lô, tách thửa hợp pháp, kể cả phân lô đất nông nghiệp trái phép xảy ra tại một số quận ven và huyện ngoại thành đã quay trở lại từ cuối năm 2017 lên đến đỉnh điểm vào tháng 5.2018 với tâm điểm là tại quận 9, nhưng hiện nay đã được kiểm soát và hạ nhiệt. Cơn sốt này chỉ xảy ra cục bộ ở phân khúc đất nền phân lô, còn phân khúc căn hộ chung cư là phân khúc chủ đạo của thị trường bất động sản vẫn diễn ra bình thường, không có hiện tượng sốt giá.
Tình hình tranh chấp xảy ra tại khoảng 100 chung cư trong tổng số gần 1.000 chung cư tại thành phố. Có 34 vụ tranh chấp đang được Sở Xây dựng kiểm tra, xử lý, trong đó, có những vụ tranh chấp gay gắt, kéo dài như tại Chung cư Khang Gia (quận Tân Phú), Chung cư 584 (quận Tân Phú), Chung cư Bảy Hiền (quận Tân Bình).
HoREA nhận định, không có khả năng xảy ra “bong bóng” bất động sản trong năm 2018, do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có nhiều kinh nghiệm về việc sử dụng kịp thời, hiệu quả công cụ về thuế; công cụ về tín dụng; về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chủ trương đầu tư dự án để điều tiết…
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đánh giá, thị trường bất động sản các tháng cuối năm 2018 sẽ tiếp tục tăng trưởng, vẫn giữ được ổn định và sẽ không xảy ra “bong bóng”.
Phân khúc thị trường căn hộ vừa túi tiền có 1-2 phòng ngủ, có giá bán trên dưới 01 tỷ đồng/căn vẫn là phân khúc chủ đạo và có tính thanh khoản cao nhất, phân khúc thị trường cao cấp sẽ có sự tái cấu trúc mạnh mẽ để phù hợp với sức mua của thị trường, Phân khúc thị trường condotel, đất nền phân lô sẽ tiếp tục được kiểm soát và hạ nhiệt. Thêm vào đó, tình hình tranh chấp tại các chung cư tiếp tục diễn biến ngày càng gay gắt, phức tạp, cần được kiểm soát và xử lý hiệu quả, kịp thời”, ông Châu cho biết.
Theo Danviet
Chỉ định thầu BT dự án nghìn tỷ, nhà đầu tư "ăn dày" bằng cách nào?
Ngoài mặt tích cực, phương thức xã hội hóa đầu tư theo các hình thức: Xây dựng - chuyển giao (BT); Hợp tác công tư (PPP); Xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT) còn lộ rõ các mặt hạn chế, trong đó đáng chú ý, nhà đầu tư có thể "ăn 2 đầu" trên các dự án ngàn tỷ.
Dự án BT 12.000 tỷ ở Thủ Thiêm thực hiện bởi Công ty Đại Quang Minh cho 4 con đường có chiều dài 12km được xem là có phí xây dựng "đắt nhất hành tinh"
Tại văn bản số 112 (13.10.2017), Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã chỉ rõ những ưu, nhược điểm của việc chỉ định thầu đối với các nhà đầu tư. Văn bản này được gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm kiến nghị cơ chế thực hiện phương thức xã hội hoá đầu tư theo hình thức BT, PPP, BOT.
Cụ thể, việc chỉ định thầu đã tạo điều kiện cho nhà thầu, nhà đầu tư được hưởng lợi "kép" 2 lần. Đầu tiên, nhận thầu thi công công trình (đầu B - Building: Xây dựng). Song song, khi đầu tư kinh doanh các khu đất đối ứng ở các địa điểm đắc địa và đã được tăng cường hệ thống hạ tầng giao thông (đầu T-Transfer: Chuyển giao), các nhà thầu, nhà đầu tư này đã tránh được thủ tục 2 lần khi lựa chọn nhà thầu xây lắp công trình và lựa chọn chủ đầu tư dự án bất động sản.
Thứ 2, khi được chỉ định làm nhà thầu xây lắp mà không phải qua thủ tục đấu thầu rộng rãi trong nước, quốc tế để lựa chọn nhà thầu (đầu B: Xây dựng). Kế đến, khi được chỉ định nhà đầu tư dự án bất động sản các khu đất đối ứng mà không phải qua thủ tục đấu thầu rộng rãi trong nước, quốc tế để lựa chọn nhà đầu tư (đầu T: Chuyển giao). Từ đó, họ được hưởng giá gói thầu cao trong khi các khu đất đối ứng được định giá thấp.
HoREA cho rằng, việc chỉ định thầu làm cho tính minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh của môi trường kinh doanh bị sụt giảm, tác động tiêu cực đến niềm tin của nhà đầu tư trong nước, nước ngoài, và có thể gây thiệt hại ngân sách nhà nước (vì nguồn đất đối ứng trả cho nhà thầu cũng là tài sản công, cũng là tiền ngân sách), và gây quan ngại cho xã hội.
Theo HoREA, trong giai đoạn 2011-2015, nguồn vốn ngân sách chi cho đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn, chỉ chiếm 7,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (thấp hơn cả giai đoạn 2006-2010 đã đạt tới 12%, mà một nguyên nhân là tỷ lệ thành phố được giữ lại từ nguồn thu ngân sách trên địa bàn bị giảm dần, đến nay chỉ còn 18%), nhưng đã được bù đắp bằng nguồn vốn xã hội hóa đạt tỷ lệ 31,7% GRDP.
Thành quả này đã làm thay đổi một bước hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông đô thị và góp phần quan trọng vào sự phát triển của thành phố. Mới đây, thành phố đã công bố 133 dự án kêu gọi đầu tư theo phương thức xã hội hóa dưới hình thức BT, PPP.
Trong đó, phần lớn là các dự án hạ tầng kỹ thuật, giao thông, chỉnh trang đô thị, điển hình như dự án chỉnh trang khu vực Nam Kênh Đôi, quận 8 có tổng mức đầu tư trên 14.000 tỷ đồng, với quỹ đất đối ứng tại chỗ khoảng 28 ha; dự án cầu Thủ Thiêm 4 có tổng mức đầu tư trên 5.000 tỷ đồng, dự kiến đối ứng bằng 16 khu đất...
Thống kê HoREA cho thấy, bên cạnh mặt tích cực, đã phát sinh những mặt còn hạn chế như: Có rất nhiều công trình BT, PPP, BOT được chỉ định nhà thầu, nhà đầu tư, nguồn vốn chủ sở hữu của nhiều nhà thầu, nhà đầu tư chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại khoảng 90% vốn đầu tư xây lắp là vốn vay ngân hàng nên có tiềm ẩn rủi ro và có thể ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công trình.
Do đó, việc thực hiện phương thức chỉ định nhà thầu, nhà đầu tư theo hình thức BT, PPP, BOT khá phổ biến trong thời gian qua, có thể dẫn đến phát sinh tiêu cực, lợi ích nhóm, tác động đến môi trường đầu tư kinh doanh, và lợi ích xã hội.
Vì vậy, HoREA đề nghị Chính phủ và các cơ quan có thể quyền hạn chế tối đa việc chỉ định nhà thầu, chỉ định nhà đầu tư đối với các trường hợp trên đây, và chỉ thực hiện việc chỉ định nhà thầu, nhà đầu tư trong các trường hợp đặc biệt theo điều 26 Luật Đấu thầu, để tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh; củng cố lòng tin cho các nhà đầu tư; làm lợi cho ngân sách nhà nước và tăng cường sự đồng thuận trong xã hội.
Theo Danviet
HoREA đề xuất tách hầm gửi xe khỏi chung cư để phòng cháy giống như Singapore, chuyên gia nói phi thực tế Hiệp hội Bất động sản TP.HCM vừa kiến nghị khu vực để xe của dự án nhà chung cư cao tầng xây dựng tại các khu đô thị mới phải tách biệt với khu ở để giảm thiểu nguy cơ xảy ra cháy. HoREA nhận thấy vụ cháy tại Chung cư Carina Plaza ngày 23/3/2018 bắt nguồn từ sự cố cháy xe gắn...