Hàu sữa chiên trứng Phùng Hưng nổi danh Sài Gòn
Đã nửa thế kỷ trôi qua, xe hàu Phùng Hưng ở khu Chợ Lớn vẫn tồn tại, an nhiên thách thức mọi của ngon vật lạ giữa đất Sài Gòn phồn hoa.
Từ vài chục năm nay, xe hàu chiên trứng ở đường Phùng Hưng, quận 5 vẫn đều đặn phục vụ một món ăn ngon lạ.
Bán từ từ 6h30 chiều đến 12h đêm, xe hàu chiên Phùng Hưng luôn chật kín khách đủ lứa tuổi.
Những con hàu sữa bé xíu thường chỉ dùng đề nấu canh hoặc nấu cháo. Thế nhưng dưới bàn tay khéo léo của người đàn ông chuyên đứng bán món này trước số nhà 128 đường Phùng Hưng (quận 5) thì hàu chiên cùng trứng trở thành món ăn chơi rất thú vị.
Xe hàu chiên nãy đã bán qua hai thế hệ. Trước năm 1975 cứ tầm 6 giờ chiều trở đi dù nắng hay mưa, ngày nào người ta cũng thấy hai vợ chồng lui cui dọn hàng, nổi lửa, chiên chiên, xào xào cho đến tận nửa đêm dưới ánh đèn đường nơi góc phố.
Thật lạ vì món ăn vặt này chỉ bán vào buổi tối, từ 6h30 đến 12h đêm, có lẽ chủ quán phải đợi hàng quán hai bên đóng cửa hết mới có dãy vỉa hè thông thoáng bán món này. Hoặc là một lý do “chính đáng” hơn: món này phải ăn khuya mới ngon, mới là đúng điệu.
Tiếng xèo xèo thay cho lời rao, hàu chiên Phùng Hưng hút khách gần xa đã hơn nửa thế kỷ qua.
Tiếng xèo xèo thay cho lời rao, cứ chiều tới, góc đường Phùng Hưng đông nghịt người. Họ gồm đủ độ tuổi già trẻ lớn bé, đứng xúm tụm để chờ thưởng thức hương vị quen thuộc mà lạ lẫm.
Hàu sữa được cho vào một cái tô nhỏ, cho vào hai trái trứng gà đập vội vàng nhưng vô cùng chuyên nghiệp, gia vị, hành lá thái nhỏ đánh đều lên nằm đợi. Chàng thanh niên cho xíu xiu dầu vào chiếc chảo lõm rồi múc vá bột vẩy khắp chảo tạo thành một cái rế bột.
Một lúc sau khi rế bột đã cứng, anh đổ hàu đã đánh cùng trứng vào. Cũng phải luôn tay đảo thì tất cả mới thành một mảng kết dính. Tất cả những thứ ấy chỉ gói gọn trên một chiếc xe đẩy cũ kỹ, trong bàn tay của một anh đầu bếp lâu năm.
Một dĩa cơ bản được tầm một miếng rưỡi mảng hàu. Nhiều khách quen đến muốn ăn nhiều hơn cũng có thể gọi hai miếng, ba miếng tùy sức ăn.
Video đang HOT
Tấm hàu chiên đã vàng, trút ra đĩa, cho rau xà lách và ngò lên. Sau lơp gion tan cua miếng hàu chiên la vị ngọt mềm mịn của những con hàu sữa bé tẹo quấn quýt trong hương thơm, vị béo của trứng ăn kem cung cùng chén nước mắm pha chua ngọt rất khéo. Vị béo ngậy và hơi ngán với những ai không ăn nhiều được. Tuy nhiên, sự thú vị của nó thì quả rất khó tả. Chi vây thôi la cac ban đã có thể thưởng thức một món ăn độc, lạ, rất khó kiếm ở Sài Gòn này.
Con đường yên tĩnh với đèn đường vàng vọt chiếu xuống dãy nhà cổ kính, rất ít xe qua lại khiến cho thực khách có một không gian rất dễ chịu để ngồi nhâm nhi món ăn bổ dưỡng này.
Muốn thưởng thức món ngon trứ danh này, bạn có thể ghé qua góc đường Phùng Hưng – Hải Thượng Lãn Ông nhé.
Người Sài Gòn mê mẩn món bánh của người Hoa ở Chợ Lớn hơn 70 năm
Nghề làm bánh pía, kẹo đậu phộng, kẹo mè, mè xửng đã theo một người Tiều từ Trung Hoa đến Sài Gòn - Chợ Lớn năm xưa để rồi gây thương nhớ cho những ai đã trót "nghiện" món ăn này.
Các món bánh kẹo của người Tiều được ưa thích hơn 70 năm qua
Từ những năm 1930, đã có rất nhiều người Hoa đến Sài Gòn - Chợ Lớn, trong đó có ông Triệu Mộc, một người Tiều đã chọn Chợ Lớn làm nơi dừng chân. Cộng đồng người Tiều ở Chợ Lớn cũng khá đông và đã kinh doanh nhiều món ăn Tiều thành công và được người Sài Gòn biết đến từ lâu nay như xá bấu, phá lấu, cháo Tiều, hủ tiếu Hồ, chè hột gà...
Năm 1948, ông Triệu Mộc đã lấy nghề truyền thống của gia đình ra kinh doanh ở Chợ Lớn, đó là nghề làm bánh pía nhân khoai môn, kẹo mè, kẹo đậu phộng, kẹo mè xửng... Từ đó đến nay đã trải qua ba thế hệ làm các món bánh kẹo này tại xưởng nhà.
Ban đầu, các loại bánh kẹo này chỉ dành cho người Tiều dùng vào các dịp cưới hỏi, lễ, Tết, cúng kiếng, giỗ chạp, sau đã nổi danh trong cộng đồng người Hoa nói chung. Người Việt ở Sài Gòn đã biết tới các loại bánh kẹo này từ rất lâu và thấy rất hợp khẩu vị.
Anh Triệu An, thế hệ thứ ba của gia đình vẫn giữ nghề làm bánh kẹo truyền thống
Anh Triệu An, cháu ruột của ông Triệu Mộc và cũng là thế hệ thứ 3 của gia đình đang sản xuất và kinh doanh các loại bánh kẹo này chia sẻ: "Năm ngoái, có một nhà báo ở bên Singapore đã sang tận nơi để viết về món bánh pía nhân khoai môn của chúng tôi, vì họ đã tìm hiểu và nhận ra rằng, đây là nơi rất hiếm hoi còn giữ được linh hồn và cách làm bánh pía truyền thống của người Tiều đã bị mai một, ngay cả bên Singapore cũng không còn giữ lại được cách làm và hương vị này. Họ đã viết một bài báo dài để nói về nghề truyền thống của gia đình chúng tôi".
Báo Singapore đăng một bài viết ca ngợi món bánh pía truyền thống vốn đã bị mai một ở nhiều cộng đồng người Hoa trên thế giới
Xưởng sản xuất bánh và kẹo của anh Triệu An đặt tại nhà. Gọi là xưởng, thực ra chỉ là một gian nhà không quá rộng, có đầy đủ máy móc để vừa dùng máy, vừa làm thủ công để cho ra các món bánh kẹo còn nóng hổi, đóng vào hộp và bán trong ngày. Những khách hàng đến đây đều là những người đã mua từ vài chục năm nay và họ thích mua bánh vừa mới ra lò như vậy.
Ông Di Hòa, một vị khách quen thuộc năm nay 60 tuổi nhưng vẫn chạy xe máy từ quận 1 tới quận 6 để mua bánh pía mới ra lò và kẹo mè xửng. Ông nói: "Tôi chỉ mua ở đây thôi vì quen thuộc bao nhiêu năm rồi. Bánh đúng hương vị truyền thống, lại không có chất bảo quản, mua về là phải ăn ngay chứ không để lâu được, nhưng vậy mới yên tâm".
Món bánh pía truyền thống của người Tiều đã có từ rất xa xưa và được giữ nguyên công thức tới bây giờ
Anh Triệu An chia sẻ: "Các loại bánh kẹo nhà làm đều khuyến khích khách hàng ăn càng sớm càng tốt, không để quá một tuần. Các loại kẹo mè hay đậu phộng, chúng tôi chọn mua mè và đậu phộng loại 1 đắt tiền nhất, gốc từ miền Trung mới cho ra hương vị đặc sắc, ngày nào làm kẹo thì rang mè và đậu phộng ngày đó mới ngon. Nếu để lâu thì mè và đậu phộng sẽ bị hôi dầu, nên ăn càng sớm càng tốt".
Kẹo mè rất thơm vì vừa ra lò còn nóng hổi, chỉ bán trong ngày
Chị Thu Giang (Q.3) đến tận xưởng để mua kẹo làm quà tặng người thân mỗi khi có dịp về thăm chia sẻ: Kẹo đậu phộng và kẹo mè ở đây cực kỳ thơm, lúc tôi mua vẫn còn nóng hổi vì vừa làm xong, đó là điều không có nơi nào làm được. Đặc biệt, kẹo ở đây đã được giảm đường tối đa và không bị ngọt, nói chung hương vị này, không phải nơi nào cũng thấy, ngon hơn hẳn các loại kẹo tương tự bán trên thị trường với thời hạn sử dụng kéo dài.
Kẹo đậu phộng làm ít đường nên rất khác biệt
Bí quyết để giữ chân thực khách, theo anh Triệu An là lựa nguyên liệu ngon nhất và đắt nhất để làm. Ví dụ, bột mì phải là bột mì Nhật Bản (made in Japan), mè, đậu phộng cũng phải đắt tiền nhất và lựa từ vùng trồng ra loại này ngon nhất. Chỉ có kỹ thuật làm kẹo đậu phộng và kẹo mè ít đường là hơi khó một chút, còn lại, không có gì khó cả.
Cơ sở sản xuất bánh kẹo nằm ở hẻm 20 Phạm Đình Hổ, phường 1, Q.6
Kẹo mè xửng của người Hoa khác với kẹo mè xửng Huế, mềm và bọc bên ngoài bằng mè rang chứ không như mè xứng Huế cứng hơn và có lớp bánh tráng mỏng bên ngoài. Bánh pía nhân khoai môn thơm lừng và vỏ giòn nhiều lớp rất hấp dẫn. Bánh pía mua về còn nóng hổi và nên ăn ngay sẽ thấy thơm ngon và thật sự khác biệt.
Trải qua hơn 70 năm kể từ năm 1948, món bánh kẹo truyền thống của người Tiều đã giữ chân rất nhiều thực khách trung thành với công thức không thay đổi theo thời gian. Cũng như nhiều người, tôi đã cảm mến nơi này vì luôn mua được bánh kẹo nóng hổi vừa ra lò, sự niềm nở và chân tình của người bán. Người Hoa ở Chợ Lớn rất biết giữ nghề truyền thống và luôn giữ được chữ tín cao độ, bởi vậy giữ được chân khách hàng trung thành qua bao thập kỷ.
Con hẻm dẫn vào xưởng bánh, người mua thường tới tận nơi để mua bánh kẹo mới ra lò
Hàu chiên trứng - món ăn bổ dưỡng Là loại hải sản bổ dưỡng, hàu có thể chế thành nhiều món ngon như xào hẹ bông, nấu cháo hay nướng phô mai, nướng mỡ hành... Đặc biệt, món hàu chiên trứng được xem như lựa chọn tuyệt vời cho chị em trong những hôm bận rộn mà vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng, có thể đổi khẩu vị cho bữa...