Hậu rút vốn tại An Khánh JVC: Vinaconex vẫn “kẹt” với các khoản phải thu
Thương vụ thoái vốn tại An Khánh JVC đã hoàn tất vài tháng nay, nhưng khoản phải thu quy mô lớn vẫn treo dai dẳng trên báo cáo tài chính mới nhất của Tổng công ty cổ phần Vinaconex.
.
An Khánh JVC giúp lợi nhuận tăng đột biến
Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý III/2020 của Vinaconex (mã VCG, sàn HNX) ghi nhận doanh thu thuần 1.270 tỷ đồng, giảm 44,6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy doanh thu giảm, nhưng Tổng công ty có khoản doanh thu hoạt động tài chính rất khủng trong kỳ, đạt 2.185,3 tỷ đồng, tăng tới 3.072% so với quý III/2019. Điều này giúp cho lợi nhuận sau thuế của Vinaconex tăng tới 310,6%, đạt 1.037,7 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, Tổng công ty đạt 1.450,9 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 158,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Doanh thu hoạt động tài chính hợp nhất tăng đột biến trong quý III/2020 một phần đáng kể đến từ sự đóng góp của công ty mẹ. Trong kỳ tài chính vừa qua, thương vụ thoái vốn của công ty mẹ Vinaconex tại Công ty liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC) đã giúp lợi nhuận công ty mẹ tăng 776,68%, đạt 879,4 tỷ đồng.
An Khánh JVC là liên doanh được thành lập từ năm 2006 giữa Vinaconex và Công ty Posco E&C (Hàn Quốc), mỗi bên góp 50% vốn. Mục đích chính của liên doanh này là đầu tư xây dựng Dự án Khu đô thị mới Bắc An Khánh. Năm 2017, Posco E&C đã chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại An Khánh JVC cho Công ty Bất động sản Phú Long.
Theo thiết kế, Khu đô thị mới Bắc An Khánh có tổng diện tích 264,13 ha, tổng mức đầu tư theo khái toán là 3.391,4 tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay, Dự án mới hoàn thành giai đoạn I trên dện tích 46,93 ha, bao gồm 317 căn biệt thự, 236 căn liền kề và 496 căn hộ chung cư. Diện tích còn lại là 198,96 ha vẫn chưa triển khai.
Video đang HOT
Rủi ro phải thu tăng vọt
Trong bảng cân đối kế toán hợp nhất quý III/2020 của Vinaconex, các khoản phải thu ngắn hạn có chiều hướng giảm, với giá trị là 6.798 tỷ đồng, giảm 6,9% so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng vọt từ 350,4 tỷ đồng lên 1.582,9 tỷ đồng (tăng 351,4%). Tỷ lệ các khoản phải thu ngắn hạn phải trích lập dự phòng theo đó tăng từ 4,8% tại thời điểm đầu năm lên mức 23,3% tại thời điểm cuối quý III/2020.
Trong cơ cấu phải thu ngắn hạn, khoản phải thu của khách hàng là nhóm tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất, với giá trị 3.157,5 tỷ đồng. Trong đó, dù không còn là công ty liên kết sau khi Vinaconex thoái vốn, nhưng An Khánh JVC vẫn hiện diện rất đậm nét trong “mối quan hệ nợ nần”.
Cụ thể, số dư phải thu ngắn hạn của Vinaconex đối với An Khánh JVC tại ngày 30/9/2020 lên tới hơn 702,7 tỷ đồng. Theo đó, An Khánh JVC vẫn là khách hàng nợ tiền nhiều nhất đối với Vinaconex, gấp tới hơn 4,7 lần khách hàng nợ đứng thứ hai là Công ty cổ phần ADG Holding.
Đó là các số liệu trong bức tranh tài chính hợp nhất của Vinaconex. Trong khi đó, nếu tách riêng công ty mẹ, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi còn tăng nhanh hơn, với tốc độ tăng tới 566%, từ 219,3 tỷ đồng thời điểm đầu năm lên mức 1.460,5 tỷ đồng cuối tháng 9/2020. Tỷ lệ dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng từ 4,3% tại ngày 1/1/2020 lên 28,2% vào ngày 30/9/2020.
Ngoài các khoản phải thu khách hàng, phải thu về cho vay ngắn hạn cũng tăng gấp 2 lần trong vòng 9 tháng qua. Trong đó, phải thu cho vay dài hạn có một khoản đáng chú ý là cho vay đối với Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả do đây là khoản cho vay không có tài sản đảm bảo. Khoản cho vay này sẽ đáo hạn vào cuối tháng 11/2021, số dư gốc của khoản vay bằng ngoại tệ là gần 36 triệu USD, lãi suất cho vay 1,5%.
Ngoài ra, các khoản phải thu của Vinaconex với các bên liên quan cũng khá phức tạp, thể hiện ở nhiều trạng thái gồm phải thu khách hàng, trả trước người bán, phải thu cho vay…
Vinaconex chính thức rút khỏi dự án khu đô thị tỷ USD
Chưa đầy một tháng sau quyết định tái cấu trúc phần vốn góp tại dự án khu đô thị Splendora, Vinaconex đã thoái toàn bộ vốn tại dự án tỷ USD này.
Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (VCG) vừa công bố thông tin hoàn tất giao dịch chuyển nhượng vốn góp tại Công ty liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC) - chủ đầu tư dự án Splendora (Hoài Đức, Hà Nội).
Theo đó, An Khánh JVC hiện không còn là công ty liên kết của Vinaconex. Giá trị thương vụ không được tiết lộ. Số tiền này sẽ được Vinaconex ghi nhận như một khoản lợi nhuận bất thường trong quý III/2020.
Việc tái cấu trúc vốn góp tại An Khánh JVC đã được Vinaconex công bố thông tin từ ngày 14/8. Đến ngày 9/9, tổng công ty đã hoàn tất giao dịch chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp khỏi pháp nhân này.
Trước đó, hồi năm 2017, cổ đông sáng lập của An Khánh JVC - Posco E&C (Hàn Quốc) đã chuyển nhượng 50% phần vốn góp với giá 683 tỷ đồng cho Công ty CP Địa ốc Phú Long.
Kế hoạch rút khỏi dự án khu đô thị tỷ USD Splendora được Vinaconex đưa ra lần đầu trong tài liệu cổ đông thường niên 2020.
Dự án Splendora Bắc An Khánh được đánh giá là một trong những khu đô thị có quỹ đất sạch lớn nhất Hà Nội hiện nay. Ảnh: Hoàng Hà.
Trong đó, lãnh đạo Vinaconex cho biết với diện tích đất lên tới 264 ha, Splendora là dự án khu đô thị rất tiềm năng khi toàn bộ quỹ đất dự án đều là "đất sạch" đã thực hiện xong giải phóng mặt bằng, hoàn thành điều chỉnh quy hoạch 1/500, đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
Tuy nhiên, dự án này mới triển khai được gần 51/264 ha đất. Nguyên nhân chính là do cơ cấu vốn góp 50/50 của 2 thành viên sở hữu, bất lợi về mặt thời gian trong việc triển khai dự án khi các vấn đề trọng yếu đều phải đạt được sự đồng thuận của 2 bên.
Trong khi đó, khoản nợ vay tài chính của An Khánh JVC đến nay đã là 3.406 tỷ đồng, làm phát sinh chi phí tài chính hàng năm rất lớn, tăng áp lực tài chính và tăng số lỗ lũy kế của công ty.
Vì vậy, Vinaconex đề xuất 2 phương án. Một là tổng công ty sẽ bán toàn bộ vốn sở hữu tại An Khánh JVC cho thành viên còn lại (Địa ốc Phú Long) hoặc nhà đầu tư khác để thu hồi vốn. Hai là Vinaconex sẽ mua lại toàn bộ vốn góp của Địa ốc Phú Long để một mình triển khai.
Sau gần một tháng đưa ra kế hoạch, Vinaconex đã chọn phương án thoái toàn bộ vốn.
Nhà đầu tư đứng ra mua lại vốn của Vinaconex tại dự án khu đô thị tỷ USD này được xác định là Công ty CP Đầu tư và Phát triển Pacific Star. Pháp nhân này mới được thành lập từ tháng 7 với vốn điều lệ 200 tỷ đồng, trụ sở chính đặt tại tòa nhà Republic Plaza, 18E Cộng Hòa, quận Tân Bình, TP.HCM.
Cơ cấu cổ đông của Pacific Star gồm bà Nguyễn Hữu Kim Vy góp 65,9% cổ phần; bà Mai Thị Huyền nắm 34% và ông Nguyễn Hoài Bảo giữ 0,1% vốn.
Mới đây, ông Nguyễn Quang Trung và Thân Thế Hà cũng có đơn từ nhiệm chức danh Thành viên HĐQT Vinaconex nhiệm kỳ 2017-2022 vì công việc cá nhân. Hai vị lãnh đạo này từng gắn bó nhiều năm tại Vinaconex, trong đó ông Trung chính là Tổng giám đốc của An Khánh JVC.
Giữa tháng 8 trước đó, hai cổ đông Star Invest và Bất động sản Cường Vũ (có liên quan tới Địa ốc Phú Long) đã bán ra toàn bộ gần 29% cổ phần tại Vinaconex.
Thoái hết vốn, Vinaconex chưa thể "dứt duyên" với An Khánh JVC Việc Tổng công ty cổ phần Vinaconex thoái vốn khỏi An Khánh JVC không có nghĩa duyên nợ giữa họ đã dứt, bởi vẫn còn một khoản nợ lớn chưa thể thu hồi. . Liên doanh nhiều duyên nợ Công ty liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC) là liên doanh được thành lập từ năm 2006...