Hàu rớt giá, ngư dân ‘chôn’ tiền dưới biển
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, hàu liên tục rớt giá, nhất là trong năm 2021.
Huyện Vân Đồn ( Quảng Ninh) được biết đến với đặc sản hàu Thái Bình Dương, với khoảng 2.500 ha diện tích, là vùng hàu lớn nhất trong cả nước. Trong những năm qua nhuyễn thể này đã mang lại thu nhập ổn định cho ngư dân. Tuy nhiên từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, hàu liên tục rớt giá, nhất là trong năm 2021. Theo khảo sát hiện vẫn còn khoảng gần 300.000 tấn hàu chưa được thu hoạch, song giá thuê nhân công cao hơn giá trị hàu, do vậy nhiều ngư dân gần như ” chôn” tiền dưới biển.
Hiện tại Vân Đồn vẫn còn khoảng 300.000 tấn hàu chưa được thu hoạch do không có thương lái đến thu mua.
Anh Bùi Duy Bình, xã Hạ Long huyện Vân Đồn cùng với một số người bạn chung nhau nuôi 60 bè tre và 40 bè phao dây. Anh cho biết năm nay hàu đạt cả về sản lượng và chất lượng nhưng rất khó tiêu thụ. Trong một tháng qua anh đã cắt gần 2 tấn hàu cho các đơn vị thu mua lấy mẫu đánh giá, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có đơn vị nào đặt vấn đề mua vào. Do vậy các hộ chung nuôi đều rất khó khăn vì vốn đầu tư lớn nhưng chưa được thu lại.
Mặt khác giá hàu năm nay giảm rất sâu, chỉ còn từ 3.000-4000 đồng/kg mua xô. Năm 2020 giá mặc dù giảm nhưng vẫn được ở mức từ 7.000-8.000 đồng/ kg, ngư dân còn vớt vát được một phần để trang trải chi phí, còn với mức giá năm nay việc trông coi, thuê nhân công thu hoạch, vận chuyển đã vượt mức. Chưa kể mùa bão về, không có người thu mua thì hàu rụng xuống biển. Coi như ngư dân ” chôn” tiền ở dưới biển.
Trong tâm trạng lo âu, thấp thỏm khi hàng chục tấn hàu vẫn đang nằm dưới biển chưa thể thu hoạch, anh Trần Văn Vượng, trú tại xã Hạ Long huyện Vân Đồn bày tỏ, mùa bão gió đang đến, nhưng nếu cứ kéo dài không có đơn vị thu mua thì hàu sẽ tự rụng xuống biển, ngư dân coi như mất trắng, thua lỗ nặng nề, không còn khả năng để tái nuôi trồng, phục hồi sản xuất. Mặt khác anh Vượng lo ngại việc ảnh hưởng dịch COVID-19 các đơn vị thu mua cũng ép giá ngư dân. Anh mong muốn chính quyền, các ban ngành có giải pháp hỗ trợ để giúp ngư dân tiêu thụ được hàu cũng như các mặt hàng thủy sản để giảm bớt gánh nặng cho bà con nông dân.
Bên cạnh các hộ anh Bình, anh Vượng thì còn hàng trăm hộ dân gắn bó với nghề nuôi biển cũng rơi vào tình trạng được mùa, mất giá, tiền của đổ sông, đổ biển.
Anh Bùi Duy Bình (xã Hạ Long huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) cùng với một số người bạn chung nhau nuôi 60 bè tre và 40 bè phao dây. Anh cho biết năm nay hàu đạt cả về sản lượng và chất lượng nhưng rất khó tiêu thụ.
Anh Nguyễn Văn Trường, trú tại thôn 12, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn nuôi ghép cùng bạn bè khoảng 100ha hàu và ngao, với nguồn vốn khoảng 5 tỷ đồng từ 4 năm trước, nhưng mới chỉ được thu 1 vụ thì đã gặp phải đợt dịch bệnh kéo dài, đã 20 tháng nay ngao, hàu không có nguồn thu. Trong khi đó một vụ hàu kéo dài từ 8-9 tháng mới cho thu hoạch, nhưng giờ không bán được mà hàu khi già sẽ tự chết…
Video đang HOT
Anh Trường bộc bạch, chi phí đầu tư các thiết bị nuôi trồng hàu rất tốn kém, quá trình hàu phát triển cũng cần thường xuyên kiểm tra, trông coi. Nhưng vì giá giảm, không bán được nên bây giờ chỉ đành ngồi nhìn tài sản của mình chìm dưới biển mà không biết phải làm sao. Theo anh Trường, nếu để hòa chi phí thì giá thu mua xô phải đạt từ 6.000 đồng trở lên, còn giá hiện tại không đủ để trả tiền nhân công thì cũng chẳng thiết tha đi thu hoạch, vì càng thu càng lỗ.
Kết nối thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ …
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vân Đồn, địa phương này có khoảng trên 1.300 hộ nuôi trồng, sản lượng đạt từ 300.000 tấn/năm. Trước đây các sản phẩm hàu được xuất khẩu sang thị trường một số nước hoặc các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên năm 2020 đến nay, với diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 việc xuất khẩu hàu gặp nhiều khó khăn. Đối với thị trường nội địa những tháng gần đây các thị trường lớn đang áp dụng giãn cách xã hội do vậy việc đưa hàng vào các tỉnh này rất hạn chế.
Ông Hà Văn Ninh, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vân Đồn thông tin, huyện có trên 30 cơ sở chế biến hàu xuất khẩu và cung ứng ra thị trường, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay nguồn cung đang vượt cầu nên rất khó khăn để tiêu thụ. Phòng đã tuyên truyền vận động bà con chủ động thu hoạch hàu cùng các giống thủy sản nuôi trồng khác để giảm thiểu rủi ro.
Ngoài ra theo ông Ninh trong thời gian tới, đơn vị sẽ tham mưu để có kế hoạch về diện tích nuôi trồng thủy, hải sản cân đối hơn, hạn chế việc cung vượt cầu. Đồng thời tổ chức kết nối giữa doanh nghiệp với ngư dân để tạo thành chuỗi liên kết khép kín trong tiêu thụ. Ông Ninh cũng khẳng định chỉ có làm tốt công tác phòng, chống, đẩy lùi được dịch COVID-19 thì các hoạt động mới trở lại bình thường được.
Các cơ sở thu mua hàu tại Vân Đồn bình quân từ 1,5-2 tấn/ngày, giảm nhiều lần so với những năm trước.
Chị Vũ Thị Thu, trú tại xã Đông Xá (huyện Vân Đồn) tiểu thương thu mua hàu thường tiêu thụ ở nội địa thông tin, như các năm trước mỗi ngày cơ sở của chị mua cho ngư dân hàng chục tấn hàu vỏ, sau đó thuê nhân công tách vỏ, chuyển đến các thị trường trong nước. Song năm nay mỗi ngày chỉ mua vào khoảng 1,5-2 tấn. Hàu sau khi thu mua được tuyển lựa phân thành các loại khác nhau nhưng giá bán cũng không cao. Ước tỉnh khoảng 10kg hàu vỏ mới cho 1kg hàu ruột, nhưng giá bán cũng chỉ từ 60.000 đồng/1 kg ruột, đã bao gồm cả chi phí nhân công, vật liệu, cước vận chuyển… nên chỉ lấy công làm lãi. Chị Thu cho biết, cơ sở cũng muốn mua cho ngư dân nhưng ngặt nỗi không có thị trường, nên không dám mua vào nhiều, nhất là hàu vỏ thời gian bảo quản không được lâu.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, không chỉ riêng mặt hàng hàu mà còn nhiều sản phẩm nông, thủy sản của người dân rơi vào tình trạng mất giá, không tiêu thụ được. Sau khi nắm bắt tình hình, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch tổ chức các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến cuối năm 2021.
Dự kiến trong tháng 9, Quảng Ninh sẽ tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ giữa các tổ chức sản xuất sản phẩm thủy sản với hệ thống quản lý các siêu thị lớn, chuỗi cửa hàng tiện lợi trong và ngoài tỉnh để giới thiệu, trao đổi cung cấp thông tin về quy định tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, bao bì mẫu mã và hướng dẫn hồ sơ trình tự, thủ tục khi đưa các sản phẩm thủy sản vào tiêu thụ trong hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi; tổ chức tuần tiêu thụ sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) bằng các hình thức linh hoạt; liên kết với các sàn giao dịch thương mại, điện tử…kết nối với các bếp ăn tập thể tại các trường học, cơ quan, các Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc, Công ty Điện lực Quảng Ninh và các khu công nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp lớn (xi măng, điện,…); trao đổi với các tỉnh/thành phố lân cận để kết nối tiêu thụ sản phẩm thủy sản cho ngư dân trong tỉnh.
Ngư dân rơi nước mắt khi 'trở về từ cõi chết'
Hơn 5 giờ đồng hồ trôi dạt trên biển trong khi tàu cá chìm dần, ngư dân Dương Văn Thạch cùng các thuyền viên khác đã nghĩ đến tình huồng xấu nhất.
Trưa 13/9, tàu cảnh sát biển 8002 chở 18 ngư dân và thuyền viên cập cảng ở Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, xã Tam Quang (huyện Núi Thành). Họ được test nhanh Covid-19 trước khi trở về địa phương.
Ngư dân Dương Văn Thạch, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), thuyền trưởng tàu cá QNg 95058, trở về với khuôn mặt hốc hác, đôi mắt đỏ hoe. "Chúng tôi được sống lại lần thứ hai nhờ có tàu cảnh sát biển", câu đầu tiên ngư dân 48 tuổi nói khi bước lên bờ.
Tàu cảnh sát biển chở 18 ngư dân vào bờ. Ảnh: Đắc Thành.
Ông Thạch kể lại, ngày 1/9, tàu cá của ông với năm thuyền viên vươn khơi đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa. Tám ngày sau, tàu bắt được hơn một tấn hải sản thì nhận thông tin bão Côn Sơn vào biển Đông.
Ông Thạch vội về bờ trú tránh. Lúc 13h ngày 11/9, tàu cách đảo Lý Sơn khoảng 20 hải lý thì gặp mưa lớn, sóng cấp 11. Từng cột sóng cao hơn 5 m tấp vào khiến tàu bị vỡ mạn ở phía sau, nước tràn vào khoang gây chết máy.
Ngư dân Dương Văn Thạch đang được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Đắc Thành.
Là thuyền trưởng với 32 năm kinh nghiệm đi biển, ông Thạch phân công nhiệm vụ cho các thuyền viên, người xuống dưới khoang ngăn nước tràn vào, người đứng ca bin thả neo giữ con tàu thăng bằng ngăn sóng đánh chìm. Ông Thạch dùng bộ đàm liên lạc về đất liền cầu cứu. Lúc này tàu cảnh sát biển 8002 nhận được thông tin và xuất phát ngay.
Tàu cá thả thôi lênh đênh trên biển, ông Thạch nỗ lực giữ liên lạc với cảnh sát biển để thông báo vị trí vì biết đây là hy vọng duy nhất của ông và các thuyền viên.
Trời mưa to, sóng lớn đánh dạt tàu cá của ông ra xa đảo Lý Sơn, nước tràn vào khoang tàu càng ngày nhiều. "Đến 17h30 ngày 11/9, phía sau tàu chìm dần, mũi tàu nổi trên mặt nước nên cả năm người vội vàng chạy lên đó đứng", ông nói. Hơn năm giờ dập dềnh trên biển, nhiều lúc sóng lớn tạt qua mũi tàu khiến ông Thạch đứng không vững nhưng vẫn động viên mọi người "giữ được mũi tàu nổi thì còn cơ hội sống sót".
Vào lúc tàu đã chìm hơn một nửa xuống nước, các ngư dân reo lên khi nhìn thấy tàu cảnh sát biển từ xa, đang tiếp cận ứng cứu.
Ngư dân Thạch nói con tàu trị giá gần năm tỷ đồng đã nằm lại giữa biển, nhưng may mắn là giữ được tính mạng, về bờ gặp lại người thân.
Thuyền trưởng Nguyễn Dũng khóc trong lúc kể tình huống được cứu sống trên biển. Ảnh: Đắc Thành.
Vào lúc ông Thạch và các ngư dân đang vật lộn giữa biển, cách đó không xa, ông Nguyễn Dũng, trú phường An Hải Tây (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) thuyền trưởng tàu Đna 0494 cùng 12 thuyền viên khác cũng đang gặp nạn giữa biển.
Bật khóc khi vào bờ, ngư dân 57 tuổi kể, ngày 9/9 tàu ông chở theo 13 người đến Lý Sơn để đưa lương thực, thực phẩm cho một doanh nghiệp đang thi công hải đăng trên đảo.
Sáng 11/9, nghe tin bão vào, ông Dũng điều khiển tàu kéo sà lan từ ngoài biển vào âu thuyền trú tránh, không may tàu bị những tấm lưới cũ quấn vào chân vịt, đứng yên tại chỗ. Lo sợ tàu bị sà lan cuốn trôi theo, nhấn chìm, ông Dũng chặt đứt dây nối hai phương tiện. Lúc này 13 thuyền viên trên con tàu vỏ gỗ trôi dạt bất định trên biển giữa lúc trời mưa to, sóng lớn.
Trên tàu không có máy định vị GPS, bộ đàm, nhưng may mắn điện thoại có sóng nên ông Dũng gọi về đất liền cầu cứu.
Trên tàu chỉ ông Dũng là ngư dân, 12 người còn lại đều là công nhân không có kinh nghiệm đi biển. Ông Dũng yêu cầu tất cả mặc áo phao. "Trong giây phút sinh tử, tôi đã tính đến tình huống xấu nhất khi tàu chìm thì 13 người buộc dây kết thành một hàng dài để hỗ trợ nhau, không ai tách ra", ông nói.
Đêm 11/9, sau khi cứu được năm ngư dân Quảng Ngãi, tàu cảnh sát biển 8002 cơ động đến cứu hộ tàu của ông Dũng. Lúc 1h30 ngày 12/9, cảnh sát biển xác định được vị trí tàu Đna 0494 trong bóng đêm và tiếp cận, lai dắt về bờ. Đến 16h cùng ngày, sóng lớn đánh vỡ hai bên mạn tàu Đna 0494, ông Dũng cùng các công nhân buộc phải chuyển lên tàu cảnh sát biển, tháo dây nối để tàu của mình chìm xuống.
Thiếu tá Phạm Văn Chuyền, thuyền trưởng tàu Cảnh sát biển 8002, cho biết khi nhận được thông tin cứu hộ, tàu đã chạy hết công suất trong điều kiện mưa bão, cứu được 18 ngư dân và thuyền viên.
"Chúng tôi rất tiếc khi tàu cá Quảng Ngãi bị vỡ, nước tràn vào chìm gần như hoàn toàn nên không thể đưa vào bờ. Với tàu của ngư dân Đà Nẵng cũng vậy, hai bên mạn bị phá nước không thể khôi phục để lai dắt tiếp", Thiếu tá Chuyền nói.
Nghề cào don ở bãi triều Quảng Ninh Nước biển xuống, lộ ra bãi triều cũng là lúc người dân ở huyện Vân Đồn đi săn "lộc biển", thu nhập mỗi ngày từ 200.000 đến 300.000 đồng. Những ngày này, khi thủy triều xuống, hàng chục người dân huyện Vân Đồn đổ về bãi triều, xã Hạ Long, ven vịnh Bái Tử Long để cào don. Tùy vào con nước, có...