Hậu quả khôn lường nếu Syria tiếp tục khủng hoảng
Đặc phái viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc Kofi Annan cảnh báo, thất bại trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Ông Kofi Annan trong cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao Iran
Ông Annan đưa ra tuyên bố này sau cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Iran Salehi tại thủ đô Tehran, như là một phần nỗ lực trong việc bảo đảm kế hoạch hòa bình cho Syria. Iran là đồng minh quan trọng hàng đầu của Syria trong khu vực.
Đặc phái viên Annan nói rằng, Chính phủ Iran đã hợp tác với các nỗ lực của ông, và ông mong muốn tiếp tục làm việc với chính Iran nhằm hướng tới một giải pháp hòa bình về vấn đề Syria.
Video đang HOT
Đặc phái viên Annan hiện đang ở có mặt tại thủ đô Baghdad của Iraq để thảo luận về cuộc khủng hoảng tại Syria với Thủ tướng nước này./.
Theo VOV
Syria cận kề nội chiến, phương Tây bác khả năng can thiệp quân sự
Tình trạng bạo lực ở Syria đang khiến cộng đồng quốc tế đặc biệt lo ngại khi xuất hiện ngày càng nhiều những cuộc giao tranh đẫm máu.
Trong khi cộng đồng quốc tế vẫn chưa tìm ra một giải pháp hữu hiệu tại Syria, các cuộc giao tranh ác liệt tiếp tục diễn tại điểm nóng Homs và một số khu vực ở thủ đô Damascus khiến thêm hơn 100 người thiệt mạng trong ngày 11/6. Điều này đang đẩy Syria đến bờ vực một cuộc nội chiến.
Các vụ thảm sát, đánh bom xảy ra liên tục đẩy cuộc khủng hoảng tại Syria rơi vào vòng xoáy khó đoán định (Ảnh: Internet)
Ngày 11/6, giao tranh dữ dội giữa quân của Chính phủ và lực lượng đối lập đã nổ ra tại các thị trấn Al-Heffa và Rastan, thuộc tỉnh Homs. Hai bên đã giao tranh bằng đạn pháo, đạn súng cối, súng máy và các vũ khí nhỏ hơn. Nhóm quan sát viên của Liên Hợp Quốc cũng báo cáo rằng, có một số lượng lớn dân thường đang bị mắc kẹt trong các thị trấn giao tranh và họ đang cố gắng sơ tán người dân đến nơi an toàn.
Người phát ngôn của Phái bộ Giám sát Liên Hợp Quốc, Sausan Ghosheh cũng kêu gọi tất cả các bên ngừng bạo lực: "Các quan sát viên của Liên Hợp Quốc chưa thể xác nhận số lượng người thương vong trong thành phố đang giao tranh. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên ngay lập tức chấm dứt các loại bạo lực để bảo vệ dân thường và sơ tán họ đến nơi an toàn. Chúng tôi cũng kêu gọi các bên kiềm chế tối đa và tạo điều kiện để các quan sát viên của Liên Hợp Quốc vào khu vực xung đột".
Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria, các vụ bạo lực trên khắp đất nước Syria ngày ngày 11/6 đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 106 người, trong đó có 77 dân thường và 23 binh lính. Trong khi đó, Chính phủ Syria buộc tội tình trạng bạo lực là do các nhóm khủng bố có vũ trang, do nước ngoài hậu thuẫn gây ra.
Tình trạng bạo lực ở Syria đang khiến cộng đồng quốc tế đặc biệt lo ngại. Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về tình hình Syria, ông Kofi Annan đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước những cuộc giao tranh nổ ra ở Homs và Al-Heffa.
Ông Ahmad Fawzi- người phát ngôn của ông Kofi Annan cho biết: "Ông Kofi Annan đặc biệt lo ngại các vụ pháo kích gần đây tại Homs cũng như những vụ báo cáo về việc sử dụng súng cối, máy bay trực thăng và xe tăng tại thị trấn Al-Heffa. Đã có dấu hiệu cho thấy, nhiều dân thường đang bị mắc kẹt tại các thị trấn này. Ông Kofi Annan yêu cầu các bên có những bước đi cần thiết để đảm bảo rằng dân thường không bị tổn hại và ông cũng tiếp tục yêu cầu chính quyền Syria tạo điều kiện để các quan sát viên của Liên Hợp Quốc được phép vào Al-Heffa ngay lập tức".
Trong một tuyên bố, Mỹ cũng lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về khả năng sẽ có nhiều cuộc thảm sát xảy ra khi quân chính phủ Syria tăng cường các cuộc tấn công vào những điểm nóng trong nước. Tuy vậy, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Victoria Nuland cũng bác bỏ khả năng Mỹ can thiệp quân sự vào Syria, đồng thời nhấn mạnh sẽ duy trì sử dụng các biện pháp chính trị và kinh tế để gây áp lực cho chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.
Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle ngày 11/6 cũng cho biết, Đức vẫn tin tưởng vào một giải pháp chính trị tại Syria. Ông cho rằng, tới thời điểm này, kế hoạch hòa bình của đặc phái viên Annan vẫn là giải pháp chính trị tốt nhất.
Ngoại trưởng Guido Westerwelle tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không tham gia bất kỳ khả năng can thiệp quân sự vào Syria. Chúng tôi tin tưởng sự thay đổi chính trị vẫn có thể diễn ra và chúng tôi ủng hộ tích cực giải pháp chính trị đó".
Cũng liên quan tới Syria, ngày 11/6, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, điều cần làm hiện nay là phối hợp thực hiện kế hoạch hoa binh cua ông Kofi Annan, giải quyết các trở ngại và thảo luận sáng kiến của Nga về việc tổ chưc môt hôi nghi quôc tê vê Syria.
Bộ Ngoại giao Nga cho rằng, mọi cải cách và chuyển giao quyền lực ở Trung Đông, Bắc Phi, cũng như giải quyết mâu thuẫn nội bộ các nước này, đều phải thực hiện qua con đường hòa bình, trên cơ sở đối thoại dân tộc và trong khuôn khổ hiến pháp./.
Theo VOV
Ngoại trưởng Mỹ và Đặc phái viên LHQ thảo luận về khủng hoảng Syria Cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan nói rằng, tình hình ở Syria hiện nay là một thách thức rất lớn. Ngày 8/6 (theo giờ Mỹ), Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có cuộc gặp với ông Kofi Annan, Đặc phái viên Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab về Syria để thảo luận các biện pháp nhằm ngăn chặn tình...