Hậu quả khôn lường nếu Mỹ đánh Syria
Các chuyên gia phân tích nêu ra những hậu quả khôn lường ở khu vực Trung Đông một khi Mỹ quyết định tấn công Syria.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và các cố vấn của mình đang tích cực vận động Quốc hội Mỹ phê chuẩn kế hoạch tấn công quân sự hạn chế nhằm trừng phạt hành động được cho là sử dụng vũ khí hóa học của chính phủ Syria chống lại phe nổi dậy.
Tuy nhiên các chuyên gia phân tích về Trung Đông lại cảnh báo rằng ngay cả những cuộc tấn công quân sự hạn chế của Mỹ cũng có thể để lại những hậu quả lâu dài khôn lường.
Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông qua kế hoạch tấn công Syria
Tổng thống Obama tuyên bố rằng một cuộc tấn công quân sự nhắm vào Syria chỉ nhằm mục đích trừng phạt chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad vì bị nghi ngờ sử dụng vũ khí hóa học, đồng thời răn đe Syria không được tiếp tục thực hiện các vụ tấn công như vậy trong tương lai.
Đại sứ Mỹ tại Iraq đồng thời là cựu đặc phái viên Mỹ tại Kosovo Christopher Hill cho biết ông rất ủng hộ các cuộc tấn công quân sự hạn chế.
Ông Hill nói: “Nước Mỹ phải đáp trả, không riêng gì nước Mỹ, toàn thể cộng đồng quốc tế cũng phải đáp trả việc sử dụng vũ khí hóa học vốn bị cấm sử dụng từ cách đây gần một trăm năm. Thậm chí trong Thế chiến 2 phát xít Đức cũng không sử dụng vũ khí hóa học vì những tác hại mà chúng gây ra trong Thế chiến 1.”
Ông nói tiếp: “Chỉ riêng nước Anh đã có hàng ngàn lính bị mù và bị giết bởi vũ khí hóa học trong Thế chiến 1.”
Video đang HOT
Ông Hill cho rằng điều quan trọng là cộng đồng quốc tế phải gửi một tín hiệu mạnh mẽ rằng bất kỳ ai sử dụng vũ khí hóa học sẽ phải chịu trừng phạt.
Tuy nhiên ông Hill nhấn mạnh rằng hiện Mỹ vẫn chưa có một giải pháp tổng thể cho Syria. Ông nói: “Những con người đang chiến đấu ở Syria dù ở phe chính phủ hay phe nổi dậy đều không biết được rằng tương lai đất nước này sẽ đi về đâu, bởi vậy họ cảm thấy rằng muốn đảm bảo được tương lai của mình, họ phải chiến đấu.”
Ông Anthony Zinni, một vị tướng Thủy quân lục chiến Mỹ về hưu từng tham gia chiến dịch “Cáo Sa mạc” tấn công vào Iraq năm 1998 cũng nhất trí với nhận định này. Ông nói: “Nếu bạn không có chiến lược, bạn sẽ không biết cái gì sẽ xảy ra tiếp theo.” Bởi vậy, ông Zinni cho rằng bất cứ cuộc tấn công quân sự nào của Mỹ vào Syria chỉ được phát động trong khuôn khổ một kế hoạch dài hạn.
Tướng Thủy quân lục chiến Mỹ Anthony Zinni
Nhiều chuyên gia phân tích về khu vực Trung Đông cũng chia sẻ quan điểm này: điều gì sẽ xảy ra sau chiến dịch tấn công hạn chế của Mỹ nhắm vào Syria?
Ông Zinni cảnh báo rằng việc Mỹ tấn công quân chính phủ Syria chắc chắn sẽ tăng cường sức mạnh cho các phe phái nổi dậy đang sát cánh cùng các thành viên tổ chức al-Qaeda chiến đấu chống lại lực lượng quân đội Syria.
Ông nhận định: “Bất cứ cuộc tấn công nào của Mỹ sẽ làm suy yếu sức mạnh của ông Assad, và tiếp thêm sinh lực cho phe đối lập, trong đó có cả những kẻ theo chủ nghĩa cực đoan.”
Ông Zinni cũng cho rằng thế giới Arab sẽ có rất nhiều phản ứng trái ngược nhau về cuộc tấn công của Mỹ nhắm vào Syria. “Nếu bạn ở thủ đô Beirut với phong trào Hezbollah hay bạn là người Alawite hoặc thậm chí là người Công giáo, bạn sẽ thấy phản ứng rất tiêu cực với cuộc xâm lược của Mỹ,” ông nói.
Tuy nhiên theo ông Zinni, những người Sunni chiếm đa số ở Saudi Arabia hay Jordan lại có phản ứng hoàn toàn ngược lại, bởi vậy sẽ không ai có thể chắc chắn được tình hình trong khu vực Trung Đông sẽ hỗn loạn đến mức nào nếu Mỹ tấn công Syria.
Nhưng có một điều mà ông Zinni chắc chắn, đó là “Một khi ông Assad bị lật đổ, tình hình ở Syria sẽ rối ren hơn hiện nay rất nhiều. Khi đó cuộc nội chiến sẽ không kết thúc mà chỉ chuyển sang &’Màn 2′, khi các phe phái trong phong trào đối lập ở Syria quay sang đấu đá lẫn nhau để tranh giành quyền lực.”
Theo khampha
Thượng viện Mỹ bàn kế hoạch tấn công Syria
Kế hoạch tấn công Syria do ông Obama đề xuất đang được Quốc hội Mỹ xem xét, và nhiều nghị sĩ đã bày tỏ sự ủng hộ với ông Obama.
Ngày 4/9, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ sẽ tổ chức bỏ phiếu về bản dự thảo cho phép Mỹ phát động cuộc tấn công quân sự nhắm vào Syria.
Trước đó ủy ban này đã nhất trí với các chi tiết của bản dự thảo cho phép Tổng thống Barack Obama được quyền ra lệnh tấn công hạn chế vào các mục tiêu quân sự ở Syria trong 60 ngày và có thể kéo dài thêm 30 ngày nữa trong những điều kiện nhất định.
Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ xem xét đề xuất đánh Syria của ông Obama
Tuy nhiên bản dự thảo này nghiêm cấm việc Mỹ sử dụng lực lượng bộ binh tấn công vào Syria và khẳng định hành động quân sự của Mỹ chỉ nhằm mục đích răn đe và ngăn ngừa Syria tiếp tục sử dụng vũ khí hóa học trong tương lai.
Dự thảo này cũng yêu cầu ông Obama đệ trình chiến lược xây dựng giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Syria. Để dự thảo này được thông qua, chính phủ Mỹ sẽ phải "qua ải" Ủy ban Đối ngoại và được cả Hạ viện lẫn Thượng viện phê chuẩn.
Hôm thứ Ba, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã thuyết phục Ủy ban Đối ngoại rằng việc Mỹ không hành động ở Syria sẽ dẫn tới một cuộc chiến dữ dội hơn và vũ khí hóa học sẽ được sử dụng nhiều hơn.
Trong cuộc họp với ông Obama sáng thứ Ba, các nghị sĩ hàng đầu thuộc đảng Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ đã bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với kế hoạch tấn công Syria, mặc dù một số nghị sĩ vẫn tỏ ra thận trọng.
Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện John Boehner từng nhiều lần phản đối ông Obama trong nhiều vấn đề, tuy nhiên lần này thái độ của ông lại hoàn toàn khác hẳn.
Ông Boehner tuyên bố: "Những kẻ thù của chúng ta trên thế giới cần phải hiểu rằng chúng ta sẽ không dung thứ cho loại hành vi này", đồng thời kêu gọi các đảng viên Cộng hòa bày tỏ sự ủng hộ với ông Obama trong kế hoạch này.
Trong khi đó, bà Nancy Pelosi, lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện, cũng cho rằng việc ông Assad sử dụng vũ khí hóa học là nằm ngoài "hành vi văn minh" của con người, thế nên Mỹ phải đáp trả.
Trước đây nhiều Tổng thống Mỹ đã xin phê chuẩn của Quốc hội trước khi ban bố chiến tranh, chẳng hạn như sau vụ Trân Châu Cảng trong Thế chiến 2. Tuy nhiên các đời Tổng thống Mỹ thường tự mình hành động hơn bằng cách vận dụng quyền Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang do Hiến pháp quy định.
Trong những trường hợp này, Tổng thống Mỹ có thể đưa quân tấn công nước khác, phát động các vụ ném bom hoặc cử quân nhân Mỹ hợp tác với các đồng minh quốc tế mà không cần được Quốc hội phê chuẩn.
Trong nửa thế kỷ gần đây, Mỹ đã can dự vào hơn 50 cuộc chiến tranh lớn trên thế giới, trung bình hơn một cuộc chiến mỗi năm, từ những cuộc chiến ở Việt Nam, Iraq, Afghanistan cho tới những cuộc xung đột quy mô nhỏ hơn ở các đất nước xa xôi như Kuwait, Bosnia, Pakistan, Libya, Grenada, Haiti và Panama.
Theo khampha
Syria sẽ đáp trả cuộc tấn công của Mỹ ra sao? Một khi bị tấn công, Syria sẽ có rất nhiều lựa chọn đáp trả chống lại lợi ích của Mỹ trong khu vực Trung Đông. Trong khi chính quyền của ông Obama đang tìm kiếm sự ủng hộ của Quốc hội cho hành động quân sự chống lại Syria thì quân đội của ông Bashar al-Assad đang tích cực ngụy trang các khí...