Hậu quả khôn lường khi bà bầu không tiêm văcxin sởi – rubella
Virus rubella ảnh hưởng khủng khiếp đến thai nhi như vôi hóa não, não bé, mù điếc bẩm sinh, xương thủy tinh…
Ngày 20/5, đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc nói chuyện với các công nhân ở Bắc Ninh về tầm quan trọng của việc tiêm văcxin phòng bệnh sởi – rubella, nhất là với thai phụ.
Ở tuổi 20, nữ công nhân Trần Thị Thuyền (Lạng Sơn) đang có bầu hơn 6 tháng. Cô không nhớ rõ mình từng mắc sởi, rubella hay đã tiêm phòng chưa. Trước khi có thai, cô cũng không nghĩ đến chuyện tiêm văcxin. Giống như Thuyền, hầu hết công nhân tại đây tuổi rất trẻ 20-25, không nghĩ đến việc phải tiêm văcxin sởi – rubella trước khi mang thai.
Các chuyên gia hướng dẫn bà bầu tiêm văcxin sởi-rubella. Ảnh: N.P.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Khắc Từ, sởi và rubella là hai bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do hai tác nhân khác nhau nhưng có biểu hiện bệnh gần giống nhau như sốt, phát ban trên da, viêm long… Bệnh lây qua đường hô hấp, nên chỉ cần một công nhân mắc sẽ rất lây lan trong cộng đồng. “Ai cũng có thể mắc bệnh nếu chưa được tiêm hoặc chưa từng mắc bệnh”, ông Từ nói.
Video đang HOT
Đây là hai bệnh lành tính. Tuy nhiên trẻ nhỏ mắc sởi dễ diễn biến nặng. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nhiễm virus rubella, hậu quả để lại vô cùng nặng nề. Bác sĩ Trần Quốc Nhân, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu nếu nhiễm virus rubella sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Virus tấn công hệ thần kinh có thể gây vôi hóa não, ảnh hưởng sự hình thành và phát triển miền chất trắng, chất xám trên não, hội chứng não bé; mù, điếc bẩm sinh; khuyết tật tim; xương thủy tinh… cho em bé.
Tiến sĩ Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhấn mạnh, nhiều người nghĩ sởi – rubella là bệnh đơn giản, tự khỏi nhưng không biết đến hậu quả khôn lường. Nhiều thai phụ vì nhiễm virus rubella trong 3 tháng đầu phải bỏ thai.
Giá một liều văcxin sởi – rubella 100.000-200.000 đồng. Theo tiến sĩ Hồng, chị em nên tiêm văcxin càng sớm càng tốt, chỉ cần một liều. Thời gian bảo vệ của văcxin kéo dài trên 15 năm, thậm chí trong suốt thời gian sinh đẻ. Tiêm ít nhất trước 3 tháng khi có thai, mẹ có đủ kháng thể phòng bệnh vừa đủ thời gian để virus thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể. Không chỉ nữ mà cả nam sinh viên, nam công nhân cũng cần được tiêm phòng, bảo vệ bản thân, bảo vệ cộng đồng.
Nam Phương
Theo vnexpress.net
Bộ Y tế yêu cầm đảm bảo cung ứng vắc xin dại trong mùa hè
Trước xu hướng bệnh dại tăng cao vào mùa nắng nóng, một số nơi có hiện tượng thiếu vắc xin phòng dại, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu các đơn vị cần chủ động trong việc cung ứng vắc xin.
Ảnh minh họa
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản khẩn Số 7545/QLD-KD gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Parteur Nha Trang, Tây Nguyên và Tp Hồ Chí Minh yêu cầu đảm bảo cung ứng đủ vắc xin phòng bệnh dại.
Theo đó, cơ quan này đã nhận được một số thông tin phản ánh về việc có nguy cơ chưa cung ứng đủ vắc xin phòng bệnh dại. Do trong quý 1, đặc biệt là vào các tháng mùa hè nhu cầu sử dụng vắc xin dại tăng cao, nên các đơn vị không có đủ vắc xin dự trữ; do giá dự thầu cao hơn giá mời thầu; một số đơn vị chưa chủ động thay thế nguồn vắc xin trong trường hợp nguồn cung hiện tại có nguy cơ thiếu đột ngột.
Về tình hình vắc xin phòng bệnh dại đã được cấp giấy đăng ký lưu hành và nhập khẩu vào Việt Nam, Cục Quản lý Dược cho biết hiện tại có 4 vắc xin phòng bệnh dại được cấp giấy đăng ký lưu hành và đã được nhập khẩu hoặc có thể được nhập khẩu vào Việt Nam (không yêu cầu cấp phép nhập khẩu).
Trong khi đó, theo báo cáo của các đơn vị nhập khẩu, khả năng cung ứng vắc xin phòng bệnh dại của năm 2018 là đủ để cung ứng đủ cho nhu cầu của người dân.
Vì thế, để đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời vắc xin cho tiêm chủng, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị tiêm chủng trên địa bàn; đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế thực hiện hoạt động tiêm chủng, tiêm vắc xin phòng dại cần có kế hoạch cụ thể trong việc dự trù, ký hợp đồng, đấu thầu, để cung ứng vắc xin đáp ứng đủ nhu cầu.
Tại Việt Nam, theo thống kê của ngành y tế, số người tử vong vì bệnh dại cả nước trong các năm 2016, 2017 và 4 tháng đầu năm 2018 lần lượt là: 91 (tăng 17% so với năm 2015 và tăng 38% so với năm 2014); 62 và 18 người.
Các trường hợp tử vong do bệnh dại do không đi tiêm phòng vắc xin và gặp chủ yếu ở vùng nông thôn nơi có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vắc xin cho đàn chó và còn thiếu hiểu biết về phòng, chống bệnh dại.
Theo đánh giá từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), bênh dại thường tăng cao vao mùa năng nong từ tháng 5 đên tháng 8 hàng năm, gặp ở mọi lứa tuổi và hầu hết các trương hợp tử vong do bệnh dại đều không tiêm vắc xin.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh dại, tuy nhiên bệnh này có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại.
Tú Anh
Theo Dân trí
VN dùng thêm 3 loại văc xin mới GS.TS Đặng Đức Anh, viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, cho biết năm 2018 Bộ Y tế có kế hoạch đưa ba loại văcxin mới vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Trẻ em tiêm văcxin tại hệ thống trung tâm tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn VNVC trên đường Hoàng Văn Thụ, Q. PN, TP.HCM -...