Hậu quả khó lường của “tín dụng đen”
Để ngăn ngừa hoạt động “tín dụng đen”, các cơ quan chức năng cần đưa ra các giải pháp đồng bộ, từ tuyên truyền cho người dân, đến việc ban hành các chế tài mạnh đủ sức răn đe với lối làm ăn phi pháp.
Hậu quả khó lường của “tín dụng đen”
Tại hội thảo giải cứu người nghèo khỏi “ bẫy tín dụng đen” vừa được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, các công ty luật và đơn vị liên quan phối hợp tổ chức, ông Vũ Anh Tuấn, đại diện cho một số nạn nhân của “tín dụng đen” đã chia sẻ thủ đoạn lừa đảo của các tổ chức này.
Theo ông Tuấn, một trong những thủ đoạn mà các tổ chức tín dụng đen (thực chất là những người cho vay nặng lãi giấu mặt) hay áp dụng là các gia đình muốn vay tiền phải ký giấy chuyển quyền sử dụng đất cho các tổ chức tín dụng đen. Sau đó, các tổ chức này đem giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đó cầm cố tại ngân hàng.
Đến khi tổ chức tín dụng đen vỡ nợ hoặc bỏ trốn, ngân hàng tiến hành thu hồi tài sản cầm cố thì chủ nhân đích thực của mảnh đất đó cũng như ngân hàng mới biết rõ tình trạng tài sản của mình.
Hậu quả là các gia đình có nguy cơ mất trắng tài sản, còn ngân hàng thì chịu rủi ro vì nợ quá hạn nhưng không thể xử lý được tài sản đảm bảo do đang có tranh chấp.
Tín dụng đen giăng bẫy khắp nơi. Ảnh: Báo Thanh niên.
Thượng tá Trần Thị Thúy (Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an) cung cấp thông tin từ năm 2010 đến 2014, đã xảy ra hàng trăm vụ vỡ nợ lớn với thiệt hại lên tới hàng nghìn tỉ đồng.
Liên quan tới các vụ vỡ nợ là 41 vụ giết người, 318 vụ cố ý gây thương tích, 588 vụ cướp tài sản. Các đối tượng có tiền án, tiền sự, côn đồ hung hãn tụ tập thành băng nhóm bắt giữ người trái pháp luật để xiết nợ, đòi nợ thuê, truy sát con nợ…
Là người có kinh nghiệm tư vấn nhiều vụ việc tranh chấp, luật sư Nguyễn Thế Truyền (Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh) phân tích đa số nạn nhân của tín dụng đen là người nghèo, khó khăn về tài sản thế chấp nên khó tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Trong khi đó, theo quảng cáo của “tín dụng đen”, việc vay vốn hết sức… “dễ dàng”. Chính vì vậy, người vay dễ “mắc bẫy”.
Theo bà Trần Thị Thúy, việc phát hiện và xử lý các vụ việc liên quan đến tín dụng đen mới chỉ là xử lý những hệ lụy của hoạt động tín dụng đen, chứ chưa thật sự có nhiều vụ việc tín dụng đen bị bắt và xử lý nghiêm từ gốc do vẫn còn kẽ hở quy định để các đối tượng lợi dụng cùng với sự thiếu hiểu biết của một bộ phần người dân nghèo.
Không những thế, bên cạnh các thủ đoạn tinh vi ép lên người vay, các tổ chức tín dụng đen còn được một số cán bộ có nghiệp vụ ngân hàng tiếp tay bằng cách giới thiệu về các dịch vụ vay tiền đáo hạn – vay nợ mới trả nợ cũ… khiến người dân dễ tin.
Triển khai đồng bộ các giải pháp
Video đang HOT
Bà Trần Thị Hồng Hạnh, Tổng Thư kí Hiệp hội Ngân hàng chia sẻ, do tín dụng đen là tín dụng ngầm ở thị trường phi chính thức, cả người đi vay và cho vay đều không xuất hiện, nên việc phát hiện xử lý rất khó khăn.
Trong khi đó, hiện nay Bộ luật Dân sự mới chỉ có quy định cấm cho vay nặng lãi, chứ chưa quy định chế tài xử lý hành vi này.
Điều 163 Bộ luật Hình sự quy định hành vi cho vay nặng lãi phải thỏa mãn 2 yếu tố “lãi suất gấp 10 lần lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định” và “có tính chất chuyên bóc lột” (tức là người sống bằng nghề cho vay nặng lãi và dùng nhiều thủ đoạn để ép buộc cho vay và trả nợ). Trên thực tế, cơ quan công an không dễ chứng minh và xác định được điều này.
Hơn nữa, theo Bộ luật Hình sự, tất cả các hành vi cho vay nặng lãi dù lớn hay nhỏ đều chỉ bị phạt cao nhất là 3 năm tù giam, nên tính răn đe không đủ mạnh.
Theo bà Hạnh, trong điều kiện chế tài hiện tại chưa đủ chặt chẽ và có tính răn đe cao, các giải pháp đưa ra chủ yếu là biện pháp phòng chống, ngăn ngừa.
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật BASICO đề xuất phương án các cơ quan chức năng cần sớm hoàn thiện các quy định minh bạch và đủ chặt chẽ với các cá nhân, tổ chức tín dụng. Hiện nay mới chỉ xử lý các trường hợp cho vay nặng lãi, các trường hợp sai trái và lừa đảo khác thì khó quy tội và cũng không bị xử phạt hành chính.
Đại diện Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, phải củng cố và phát triển hoạt động của các tổ chức tín dụng phù hợp như Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô… để hỗ trợ kịp thời nhu cầu vay vốn của tầng lớp dân cư thu nhập thấp.
Các tổ chức như Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Công đoàn, Đoàn thanh niên… nên kịp thời phát hiện và có biện pháp hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt các hộ nghèo, gia cảnh khó khăn.
Đại diện cơ quan phòng chống tội phạm chia sẻ, việc xử lý tổ chức tín dụng đen còn gặp nhiều khó khăn là do hiện nay chưa có văn bản pháp lý nào quy định quản lý hoạt động các hình thức tín dụng phi chính thức; cũng như trần lãi vay tối đa, chưa có cơ sở pháp lý nào ngăn chặn.
Việc phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc liên quan chưa kịp thời, thiếu thống nhất, ảnh hưởng đến sự nghiêm minh của pháp luật.
Việc cho vay vốn ở các ngân hàng còn nhiều thủ tục giấy tờ và điều kiện bắt buộc… cũng là một nguyên nhân khiến nhiều người tìm đến tín dụng đen để nhanh chóng giải quyết công việc.
Các đại biểu dự hội thảo cho rằng giải pháp chủ yếu vẫn là nâng cao công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao hiểu biết của người dân, từ đó kiên quyết không tham gia, tiếp xúc với các đối tác huy động vốn khi chưa nắm đủ thông tin.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chỉ thị của Bộ Công an về quản lý đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ nhằm ngăn chặn các hành vi phạm tội liên quan đến dịch vụ cầm đồ, xử lý việc cho vay lãi nặng, bảo kê, đòi nợ thuê, xiết nợ…
Về lâu dài, cần phải hoàn thiện các quy định về giao dịch dân sự, thế chấp cầm cố tài sản, quy định chặt chẽ về hoạt động cầm đồ (thực chất là hoạt động cho vay nặng lãi). Các cơ quan chức năng cũng cần siết chặt các hoạt động cho vay, huy động vốn tự phát.
Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Định tội cho con ngựa kéo xe gây tai nạn chết người ở Tiền Giang
Đang chạy thẳng, con ngựa kéo xe bất ngờ lao ra đường rồi va vào hai vợ chồng cao tuổi đi xe máy ngoài ý muốn. Hậu quả, người chồng tử vong, còn vợ nạn nhân bị thương nặng.
Tai nạn hy hữu
Thạc sỹ Nguyễn Thế Anh (Trung tâm truyền thông Pháp luật Việt Nam) bình luận về vụ tai nạn giao thông hy hữu xe ngựa đâm chết người xảy ra tại xa Thới Sơn (TP Mỹ Tho, Tiền Giang).
Theo đó, vụ tai nạn giữa xe ngựa và xe máy này xảy ra vào 16h ngày 29/6 tại ấp Thới Thạnh, xã Thới Sơn, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Theo tin tức từ người dân chứng kiến, thời điểm trên, ông Trần Văn Lân điều khiển xe máy chở vợ là bà Võ Thị Kim Liên (cùng 78 tuổi, ngụ xã Thới Sơn) lưu thông trên đường nhựa liên xã, hướng từ cầu Rạch Miễu về cồn Thới Sơn.
Khi đến khu vực trên, vợ chồng bà Liên gặp xe ngựa do ông Nguyễn Văn Đang (63 tuổi, ngụ xã Phú Lợi, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) điều khiển theo hướng ngược lại.
Bất ngờ con ngựa lao ra giữa đường, va chạm với xe máy của ông Lân, khiến vợ chồng nạn nhân ngã xuống đường. Dù được người dân đưa đến bệnh viện cấp cứu, nhưng vì vết thương quá nặng, ông Lân tử vong sau đó; bà Liên bị thương nguy kịch.
Con ngựa gây ra tai nạn hy hữu.
Theo một số người dân chứng kiến vụ tai nạn cho biết, do con ngựa trở chứng nên gây tai nạn và có thể ông Lân bị con ngựa giẫm đạp lên người làm bể bụng dẫn đến thương tích nặng và tử vong.
Người dân ở Cồn Thới Sơn cho biết, xe ngựa ở xã hiện nay rất nhiều, dùng để chở khách du lịch nhưng thời gian gần đây loại xe này lưu thông rất ẩu, rất dễ xảy va chạm với các phương tiện khác trên đường, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Trách nhiệm thuộc về con ngựa hay người chủ?
Vụ tai nạn hy hữu xảy ra, nhiều người băn khoăn vậy người điều khiển xe ngựa có thể là chủ thể của tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ hay không.
Thạc sỹ Nguyễn Thế Anh (Trung tâm truyền thông Pháp luật Việt Nam) cho biết, cấu thành cơ bản của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được Khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự quy định như sau: "Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm".
Từ đó, nếu chỉ xét riêng yếu tố về chủ thể, thì phải làm rõ người điều khiển xe ngựa theo quy định của Luật Giao thông đường bộ (Luật Giao thông đường bộ) có phải là người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ hay không.
Phương tiện giao thông đường bộ được luật xác định gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Trong đó, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (gọi tắt là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự... Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (gọi tắt là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
Hiện trường nơi xảy ra vụ tai nạn.
Luật cũng quy định: "Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ". Như vậy, người điều khiển xe súc vật kéo nói chung, xe ngựa nói riêng là người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Luật sư cũng nhấn mạnh, khi tham gia giao thông, người điều khiển xe ngựa phải tuân thủ một số quy định nhất định. Trước tiên, người điều khiển xe ngựa phải có sức khỏe bảo đảm điều khiển xe an toàn và hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ. Ngoài ra, người điều khiển xe ngựa phải tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. Tuân thủ nguyên tắc tránh, vượt, sang đường và đi đúng làn đường quy định. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe ngựa phải đi trên làn đường bên phải trong cùng. Nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định và không được đi vào đường cao tốc.
Cụ thể về vụ tai nạn ở Mỹ Tho, xe ngựa đã chạy lấn sang làn ngược chiều, đâm vào xe máy gây tai nạn chết người.
Luật sư cho biết, ở đây, cần chia làm hai trường hợp: Nếu xác định xe ngựa chạy lấn làn là do người điểu khiển ra lệnh cho ngựa thì người điều khiển xe ngựa sẽ phạm tội. Nhưng nếu do ngựa bất kham, không tuân theo lệnh điều khiển mà tự ý chạy sang làn đường ngược chiều thì người điều khiển xe ngựa không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Vì đây được coi là sự kiện bất ngờ, điều 11 Bộ luật Hình sự quy định: "Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự".
Sự việc ngựa bất kham, không tuân lệnh điều khiển rõ ràng nằm ngoài ý thức chủ quan của người điều khiển xe ngựa. Người điều khiển xe ngựa không thể thấy trước được hậu quả ngựa tự ý chạy sẽ gây tai nạn và pháp luật cũng không buộc họ phải thấy trước, lường trước được hậu quả xảy ra.
Do đó, tuy gây hậu quả xảy ra trên thực tế, người điều khiển xe ngựa cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, dù không phải chịu trách nhiệm hình sự, người điều khiển xe ngựa với tư cách là chủ sở hữu xe ngựa hay chỉ là người điều khiển thuê vẫn phải bồi thường cho nạn nhân. Vì Điều 625 Bộ luật Dân sự (BLDS) tại Khoản 1 và 2 đã quy định: Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.
Căn cứ hướng dẫn tại Điều 610 BLDS và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, người điều khiển xe ngựa sẽ phải bồi thường cho nạn nhân bị chết các khoản tiền về chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc nạn nhân trước khi chết, gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X- quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí.
Chi phí hợp lý cho việc mai táng, gồm: Các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung (Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ).
Tiền cấp dưỡng cho những người mà nạn nhân có nghĩa vụ cấp dưỡng. Khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nạn nhân. Nếu không có những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, thì người mà nạn nhân trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng nạn nhân được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần sẽ do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Theo báo Người Đưa Tin
Trêu ghẹo trên đường làm cô gái ngã chết: Truy cứu tội gì? Làm cô gái lúng túng khiến xe mất lái, ngã xuống đường dẫn đến tử vong. Trường hợp này, những thanh niên trêu ghẹo cô gái có bị xử lý hình sự về hành vi của mình. Án mạng từ cái vỗ vai Mới đây, trên một số báo có đưa tin, tại chợ Gốt, Đông sơn, Chương Mỹ, Hà Nội đã xyar...