Hậu “lùm xùm” kiện cáo, ông Võ Trường Sơn bán ra một nửa cổ phiếu HAGL Agrico đang nắm giữ
Hiện thị giá cổ phiếu HNG ở 16.500 đồng/cổ phiếu. Dự kiến ông Sơn sẽ thu về khoảng hơn 8 tỷ đồng từ việc bán ra một nửa lượng cổ phiếu đang sở hữu.
Ông Võ Trường Sơn.
Giao dịch cổ phiếu của lãnh đạo CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai – HAGL Agrico (mã HNG) mới được thông báo trên HoSE.
Theo đó, ông Võ Trường Sơn, thành viên Hội đồng quản trị HNG đăng ký bán ra 500.000 cổ phiếu nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 30/11-29/12 theo phương thức khớp lệnh trên sàn.
Hiện ông Sơn đang nắm giữ 1 triệu cổ phiếu HNG, tương đương tỷ lệ 0,113% vốn điều lệ. Sau khi thoái xong lượng cổ phiếu trên, tỷ lệ sẽ giảm xuống còn 0,056%.
Hiện thị giá cổ phiếu HNG ở 16.500 đồng/cổ phiếu. Dự kiến ông Sơn sẽ thu về khoảng hơn 8 tỷ đồng từ việc bán ra một nửa lượng cổ phiếu đang sở hữu.
Việc lãnh đạo HNG bán bớt cổ phiếu diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu doanh nghiệp diễn biến tích cực thời gian qua. Cụ thể giá cổ phiếu HNG đã tăng khoảng 76% so với hồi đầu năm.
Video đang HOT
Ông Võ Trường Sơn ngoài vị trí thành viên HĐQT tại HNG thì ông còn là thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc tập đoàn HAGL.
Mới đây, HAGL Agrico vướng “lùm xùm” trong vụ việc FPT Capital khởi kiện ông Đoàn Nguyên Đức và HAGL liên quan tranh chấp hợp đồng góp vốn. HAGL Agrico là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Trong văn bản phản hồi về thông tin trên, tập đoàn HAGL cho biết, ngày 19/12/2011, FPT Capital và CTCP Cao su Hoàng Anh Gia Lai – HAG Rubber (nay là HAGL Agrico) đã ký với nhau hợp đồng góp vốn cổ phần với tổng giá trị 76,5 tỷ đồng. Theo đó, FPT Capital mua vào 1,5 triệu cổ phiếu với mức giá 51.000 đồng/cổ phiếu.
Đến tháng 6/2015, HAGL Agrico phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, qua đó lượng cổ phiếu của FPT Capital nắm giữ tăng lên hơn 2,2 triệu cổ phiếu.
Đến ngày 3/9/2015, FPT Capital gửi thông báo đề nghị công ty và ông Đoàn Nguyên Đức mua lại toàn bộ hơn 2,2 triệu cổ phiếu HNG tại ngày 21/1/2016 với tổng giá trị gần 113 tỷ đồng, tức hơn 50.000 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu HNG đã niêm yết trên HoSE vào ngày 20/7/2015 và tại thời điểm đầu tháng 9/2015 có thị giá khoảng 30.000 đồng/cổ phiếu.
Theo đó, HAGL cho rằng giá trị cổ phiếu HNG mà FPT Capital yêu cầu mua lại theo cách tính toán của FPT Capital là chưa hợp lý, trong khi hợp đồng đang có một số vấn đề pháp lý chưa phù hợp với quy định của pháp luật nên công ty chưa chấp nhận. Do hai bên chưa tìm được tiếng nói chung nên FPT khởi kiện ra tòa án.
HAGL cho biết đã cử luật sư đại diện cho công ty và ông Đoàn Nguyên Đức tham gia tố tụng, vụ việc đang được tòa án xem xét giải quyết chưa có phán quyết cuối cùng. HAG sẽ công bố thông tin tiếp theo sau khi nhận được bản án, quyết định của tòa án.
HUYỀN TRÂM
Theo bizlive.vn
Ông Võ Trường Sơn bán bớt cổ phiếu HNG để "giải quyết việc cá nhân"
Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) vừa công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu của ông Võ Trường Sơn - thành viên Hội đồng quản trị của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico - Mã CK: HNG).
Ông Võ Trường Sơn - Thành viên Hội đồng quản trị HNG (Nguồn: HAGL Agrico)
Theo đó, ông Sơn đã thực hiện đăng ký bán 500.000 cổ phiếu HNG thông qua hình thức khớp lệnh, bằng 1/2 số lượng cổ phần đang sở hữu trực tiếp (chiếm tỷ lệ 0,113% tổng số cổ phần đang lưu hành của HAGL Agrico). Mục đích thực hiện giao dịch được ông Võ Trường Sơn cho biết là nhằm "giải quyết việc cá nhân".
Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 30/11/2018 đến ngày 29/12/2018. Với mức giá cổ phiếu HNG đang giao dịch trên thị trường (giá đóng cửa ngày 27/11/2018) là 16.500 đông/cổ phiếu, dự kiến, ông Sơn sẽ thu về 8,25 tỷ đồng để giải quyết công việc cá nhân.
Được biết, ông Võ Trường Sơn còn đảm nhiệm vị trí Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã CK: HAG) - Tập đoàn mẹ đang sở hữu 57,81% tổng số cổ phần đang lưu hành của HNG. Đáng chú ý, bên cạnh các chức vụ tại HNG, ông Sơn cũng được HAG ủy quyền đại diện cho phần vốn đang sở hữu tại công ty này.
Trước đó, vào tháng 9/2018, HAG đã thực hiện đăng ký mua thêm 24 triệu cổ phiếu HNG với mục đích nhằm "chuyển nhượng cổ phiếu của công ty con về công ty mẹ để đáp ứng nhu cầu quản lý của công ty".
Trong Quý 3/2018, HNG ghi nhận doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1.069 tỷ đồng, tăng 135 tỷ đồng, tương ứng với 14% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong đó, nguồn doanh thu từ lĩnh vực trông cây ăn trái tăng trưởng tích cực ( 70%), ghi nhận giá trị đạt 766 tỷ đồng (chiếm 71,66% doanh thu thuần). Biên lợi nhuận gộp từ lĩnh vực trồng cây ăn trái cũng được cải thiện từ 40% lên mức 63,18%.
Bên cạnh đó, HNG cũng ghi nhận nguồn doanh thu đáng kể từ các sản phẩm phụ từ ngành nông nghiệp, đạt 181 tỷ đồng, tăng 125 tỷ đồng so với cùng kỳ. Các lĩnh vực khác như: bán mủ cao su, bán bò ... ghi nhận kết quả kém khả quan. Nguyên nhân là các lĩnh vực này đã không còn đóng vai trò chủ đạo trong chiến lược phát triển mới của HNG.
Dù ghi nhận doanh thu tăng trưởng tích cực, kết quả kinh doanh của HNG lại ghi nhận mức lỗ 228 tỷ đồng. Nguyên nhân là do HNG tiếp tục thực hiện các hoạt động xóa sổ các tài sản kém hiệu quả dẫn đến các khoản chi phí (đặc biệt là chi phí khác) gia tăng đột biến.
Kết quả kinh doanh Quý 3/2018 kém khả quan cũng ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh lũy kế 9 tháng đầu năm 2018. Theo đó, HNG ghi nhận doanh thu thuần lũy kế đạt 2.920 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận sau thuế lũy kế ghi nhận khoản lỗ gần 548 tỷ đồng (cùng kỳ ghi nhận khoản lãi 31,8 tỷ đồng)./.
Theo viettimes.vn
Mỗi ngày "gánh" 31,6 tỷ lãi vay, hành trình "vượt khó" của Bầu Đức còn dài Mặc dù Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) ghi nhận khoản lãi ròng lên đến gần 403,2 tỷ đồng, nhưng chi phí lãi vay đã lên tới 2.847 tỷ đồng. Mỗi buổi sáng thức dậy, ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) phải trả 31,6 tỷ đồng tiền lãi vay ngân hàng. Điều đó cho thấy hành trình "vượt khó" của Bầu Đức và HAGL...